Tổng thống Philippines bị tố từng trực tiếp ra tay giết người
Một người tự nhận là sát thủ cho biết Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng bắn chết một nhân viên tư pháp và ra lệnh giết đối thủ chính trị.
Trong buổi điều trần trước Thượng viện Philippines ngày 15.9, Edgar Matobato, tự nhận là sát thủ, cho biết ông cùng một nhóm cảnh sát và lực lượng nổi dậy đã sát hại khoảng 1.000 người trong 25 năm theo lệnh từ Rodrigo Duterte, tổng thống Philippines hiện tại, AFP đưa tin.
Matobato nói nhiều nạn nhân bị thắt cổ, thiêu chết hoặc phanh thây rồi chôn tại một mỏ đá thuộc sở hữu của một sĩ quan cảnh sát là thành viên biệt đội tử thần. Số khác bị ném xuống biển cho cá ăn.
Edgar Matobato, người tự nhận là sát thủ tố Tổng thống Philippines từng trực tiếp ra tay giết người
Video đang HOT
Năm 1993, Matobato cùng các thành viên biệt đội tử thần trong lúc làm nhiệm vụ đi vào tuyến đường bị phương tiện của một đặc vụ Phòng Điều tra Quốc gia, Bộ Tư pháp, chặn.
Cuộc đối đầu leo thang thành nổ súng. Rodrigo Duterte, thị trưởng thành phố miền nam Davao khi đó, tới hiện trường, Matobato nói. “Thị trưởng Duterte xả hai băng đạn súng Uzi vào đặc vụ trên”.
Matobato mô tả ông Duterte chính là người đứng sau biệt đội tử thần đã sát hại hơn 1.000 người ở Davao. Họ chuyên tiêu diệt tội phạm, kẻ hiếp dâm, buôn ma túy và cướp giật với thời gian hoạt động từ năm 1988 đến 2013.
Thượng nghị sĩ Leila de Lima, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền, cho biết họ đã đào và tìm thấy một số hài cốt chưa rõ danh tính ở mỏ đá Davao. Theo de Lima, Matobato đầu thú năm 2009 và tham gia chương trình bảo vệ nhân chứng. Ông sau đó rời chương trình và sống lẩn trốn khi ông Duterte đắc cử.
“Tôi bị lương tâm cắn rứt”, Matobato trả lời khi được hỏi tại sao lại rời biệt đội tử thần.
Người phát ngôn tổng thống Philippines Martin Andanar nghi ngờ việc Duterte có thể ra lệnh giết đến 1.000 người. “Tôi không nghĩ ông ấy đủ khả năng ra lệnh như vậy. Ủy ban Nhân quyền đã điều tra các cáo buộc từ lâu và vẫn chưa có tội danh nào được đưa ra”, ông nói.
Người phát ngôn Ernesto Abella kêu gọi xem xét kỹ lưỡng các cáo buộc. Paolo Duterte, con trai tổng thống, gọi phiên điều trần “chỉ toàn tin đồn” từ “một kẻ điên”.
Theo Theo Như Tâm (Vnexpress)
Vi khuẩn "sát thủ" từ Việt Nam lấy mạng người trong 24 giờ
Các chuyên viên miễn dịch học đã phát hiện ra cơ chế kích hoạt tác nhân gây bệnh "sốt Việt Nam". Burkholderia pseudomallei xâm nhập vào não bộ và giết người nhanh chóng, chỉ một ngày sau khi lây nhiễm.
Khám phá giúp các nhà khoa học chiết xuất vaccine chống lại căn bệnh mỗi năm cướp đi mạng sống của hơn 90 ngàn người ở khu vực Đông Nam Á, như nhận xét trong bài báo công bố trên tạp chí Immunity.
Căn bệnh sốt nhiệt đới Melioidosis (còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn Whitmore) đứng hàng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong ở Nam Á và Đông Nam Á, sau bệnh lao và HIV. Về diễn biến và triệu chứng, căn bệnh này gợi nhớ đến lao cấp tính, thậm chí là bệnh quai bị. Không ngẫu nhiên mà người ta gọi nó là "kẻ mạo danh nguy hiểm".
Melioidosis có thể xảy ra trong hai hình thức, cấp tính, với 40% số ca tử vong, và mãn tính, mà các bác sĩ người Mỹ gọi là "bom Việt Nam hẹn giờ". Nhiều cựu chiến binh của chiến tranh Việt Nam đã bị nhiễm vi khuẩn này trong thời gian tham chiến những năm 1970, nhưng những triệu chứng đầu tiên của melioidosis chỉ cảm thấy khi lính Mỹ đã trở về nhà được 10-20 năm.
Chuyên gia James St John từ Đại học Tổng hợp Griffith ở Brisbane (Australia) và các đồng nghiệp của ông đã xác minh được cung cách mà thứ vi khuẩn này xâm nhập vào tất cả các mô cơ thể, kể cả não bộ và tủy sống, vốn có rào cản bảo vệ khỏi những cuộc đột nhập như vậy, mà là ngay trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nhiễm.
Qua thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã khám phá ra cơ chế lây nhiễm cực kỳ khác thường của Burkholderia pseudomallei hóa ra là thứ vi khuẩn này có thể luồn nhanh vào cơ thể người và động vật bằng cách sử dụng các dây thần kinh khứu giác trong khoang mũi của đối tượng như là một dạng "xa lộ", theo đó vi khuẩn di chuyển hướng lên não. Đến đây, nhiễm khuẩn không dừng lại, và vi khuẩn chuyển động xa hơn, qua tủy sống lan đi khắp cơ thể.
"Hãy thử tưởng tượng, bạn ở ngoài trời và hít phải thứ vi khuẩn có bào tử ẩn trong đất, rồi ngày hôm sau nó đã khu trú trong não và gây thương tổn cho tủy sống. Thứ vi khuẩn này có thể rất nhỏ bé bên trong bộ não khiến cho cơ thể đơn thuần là không biết rằng ở nơi hiểm yếu đócó tên "sát thủ" đang ẩn nấp. Burkholderia pseudomallei có thể ẩn tàng trong nhiều năm, nham hiểm rình đợi thời điểm thích hợp, hoặc đơn giản là nó gây tổn thương não một cách chậm chạp và người bệnh dần dần đánh mất mình theo từng phần", chuyên gia St. John giải thích.
Theo Danviet
[Infographic] IT-1 (Object 150) - Sát thủ diệt tăng chết yểu của Liên Xô Dự án đầy tham vọng của Liên Xô khi chế tạo sát thủ diệt tăng trên cơ sở khung gầm của xe tăng T-62 và kết hợp với tên lửa 3M7 Drakon. Đây được coi là tên lửa sát thủ diệt tăng đầy uy lực thời đó. Nguyên mẫu đầu tiên được thử nghiệm vào tháng 4-1964 và tới cuối năm đã có...