Tổng thống Pháp muốn tiếng Anh không còn là ngôn ngữ làm việc chính của EU
Trong bối cảnh Pháp chuẩn bị đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) vào năm tới, Tổng thống Emmanuel Macron có kế hoạch đưa tiếng Pháp thay tiếng Anh trở thành ngôn ngữ làm việc chính tại tất cả cuộc họp EU ở Brussels.
Phiên họp toàn thể nghị viện EU tại Brussels ngày 26/4/2021. Ảnh: Reuters
Dẫn bài viết trên tờ Politico, đài Sputnik đưa tin tiếng Anh vẫn đang là ngôn ngữ giao tiếp chính tại các cuộc họp cấp cao của EU.
Nguồn tin cho hay Tổng thống Macron hy vọng sẽ thực hiện được quy định mới sau khi Pháp đảm nhiệm vị trí chủ tịch EU trong 6 tháng, từ tháng 1 đến tháng 6/2022. Đây sẽ là nhiệm kỳ đầu tiên của Pháp kể từ thời cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy năm 2008. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập nhà lãnh đạo Macron sẽ không đọc những bức thư do Ủy ban châu Âu (EC) gửi nếu như chúng được soạn thảo bằng tiếng Anh.
Video đang HOT
“Chúng tôi luôn yêu cầu EC gửi thư được viết bằng tiếng Pháp. Nếu như họ không làm như vậy, chúng tôi sẽ chờ cho đến khi có phiên bản bằng tiếng Pháp rồi mới hồi đáp”, Politico dẫn lời một nhà ngoại giao Pháp.
Không chỉ vậy, các biên bản và tài liệu chính thức của EU cũng sẽ được soạn thảo bằng tiếng Pháp. “Mặc dù chúng tôi thừa nhận tiếng Anh vẫn là một ngôn ngữ làm việc và được sử dụng rộng rãi, nhưng nền tảng để một người diễn tả ý bằng tiếng Pháp vẫn được duy trì tại các đơn vị, thể chế của EU. Chúng ta phải tăng cường sử dụng tiếng Pháp, làm ngôn ngữ đó sống lại một lần nữa để tiếng Pháp thực sự lấy lại vị trí, và trên hết là hương vị và niềm tự hào của chủ nghĩa đa ngôn ngữ”, nguồn tin cho hay.
Tiếng Pháp hiện là một trong ba ngôn ngữ làm việc của EU, bên cạnh tiếng Anh và tiếng Đức. Là một phần trong kế hoạch mà chính phủ Pháp xem xét, EU có thể dành một phần ngân sách học ngôn ngữ cho các nhà ngoại giao.
Tuy nhiên, động thái thay thế tiếng Anh của phía Pháp đã vấp phải một số chỉ trích từ các nhà chức trách EU. “Rất nhiều đại diện các quốc gia trong EU không hiểu hoặc không nói tiếng Pháp. Hy vọng Pháp sẽ đi theo một phương pháp tiếp cận ngôn ngữ hữu dụng”, một nhà ngoại giao giấu tên bày tỏ.
Tổng thống Pháp bị tát vào mặt
Tổng thống Emmanuel Macron bất ngờ bị tát vào mặt khi chào hỏi người dân ở ngoại ô thành phố Valence, đông nam nước Pháp.
Tổng thống Macron hôm nay tới thăm làng Tain-l'Hermitage thuộc vùng Drome, ngoại ô thành phố Valence, điểm dừng chân thứ hai trong chuyến thăm nhiều địa phương trên toàn nước Pháp của ông.
Sau khi tới thăm một trường trung học, Macron ngồi vào chuyên xa của mình, nhưng sau đó bước ra ngoài và đi về phía đám đông đứng sau hàng rào, khi nhiều người dân tại đó gọi tên ông, đại diện chính quyền vùng Drome cho hay.
Trong lúc tổng thống Pháp bước đến chào hỏi người dân địa phương, một người đàn ông tóc dài, mặc áo xanh lá bất ngờ giữ chặt tay phải của Macron, chồm người qua hàng rào và tát vào mặt ông.
Video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhân viên an ninh đã không kịp trở tay và Tổng thống Macron cũng không kịp né cú tát. Video còn ghi lại được khẩu hiệu "Hạ bệ chủ nghĩa Macron" được hô vang khi Tổng thống Pháp bị tấn công.
Các cận vệ lập tức kéo Macron ra khỏi đám đông và bắt hai người ngay sau đó. "Người tát vào mặt Tổng thống và một cá nhân khác đang bị lực lượng hiến binh thẩm vấn", chính quyền vùng Drome ra tuyên bố cho biết.
Đây được coi là một lỗ hổng an ninh lớn đối với lực lượng bảo vệ Tổng thống Macron. Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Jean Castex nhấn mạnh nền dân chủ cho phép tranh luận và bất đồng chính kiến hợp pháp, nhưng "không bao giờ đồng nghĩa với bạo lực, phát ngôn hung hăng hay xâm hại thân thể" người khác. Lãnh đạo cực tả Jean-Luc Melenchon cũng gửi thông điệp "đoàn kết với Tổng thống" trên mạng xã hội Twitter.
Chính trị gia cực hữu Marine Le Pen cũng công khai lên án vụ tấn công. Bà nhấn mạnh "tranh luận dân chủ có thể hằn học, nhưng không bao giờ chấp nhận bạo lực".
Chuyến thăm vùng Tain-lHermitage của Tổng thống Macron diễn ra không lâu sau khi Pháp cho nhà hàng và quán bar mở cửa trở lại, bắt đầu phục vụ khách trong quán sau 7 tháng đóng cửa chống Covid-19. Biện pháp giới nghiêm hàng đêm được nới lỏng từ ngày 9/6, chỉ áp dụng trong khung giờ 21-23h mỗi ngày.
Pháp nhận trách nhiệm trong thảm họa diệt chủng tại Rwanda Ngày 27/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thừa nhận vai trò của nước này trong vụ thảm sát người sắc tộc Tutsi tại Rwanda năm 1994, bao gồm việc ủng hộ chế độ diệt chủng và phớt lờ những cảnh báo về nguy cơ xảy ra thảm sát. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Paris, Pháp ngày 12/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN...