Tổng thống Pháp cáo buộc Thủ tướng Australia “nói dối” về hợp đồng tàu ngầm
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích Thủ tướng Australia Scott Morrison nói dối ông về hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD khiến căng thẳng giữa hai nước leo thang.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Australia Scott Morrison gặp nhau hồi tháng 6 (Ảnh: Perth Now).
Tổng thống Emmanuel Macron cáo buộc Thủ tướng Scott Morrison nói dối ông về hợp đồng tàu ngầm, khi nhà lãnh đạo Pháp có bình luận ngẫu hứng với các nhà báo Australia bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome, Italy hôm 31/10.
Tổng thống Macron nói rằng ông có rất nhiều “sự tôn trọng và tình hữu nghị” dành cho Australia cũng như người dân Australia, nhưng sự tôn trọng giữa các quốc gia cần được đáp lại.
Video đang HOT
“Tôi chỉ muốn nói rằng khi chúng tôi có sự tôn trọng, bạn phải trung thực và bạn phải cư xử đúng mực và phù hợp với giá trị đó”, ông Macron nói.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ Thủ tướng Morrison đã nói dối mình bằng cách không tiết lộ cuộc đối thoại bí mật của Australia với Anh và Mỹ về việc mua các tàu ngầm hạt nhân hay không, Tổng thống Macron nói: “Tôi không nghĩ, mà tôi biết là như vậy”.
Cuộc đối thoại trên của các nhà lãnh đạo Australia, Anh và Mỹ đã dẫn tới sự ra đời của thỏa thuận liên minh 3 bên lịch sử, có tên gọi AUKUS.
Australia hồi tháng 9 tuyên bố hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm thông thường trị giá hơn 40 tỷ USD của tập đoàn Pháp Naval Group. Thay vào đó, Australia quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân dựa trên công nghệ được Mỹ và Anh cung cấp, theo thỏa thuận AUKUS.
Ngay sau khi AUKUS được công bố, Pháp đã triệu hồi hai đại sứ của nước này tại Mỹ và Australia trở về Paris để tham vấn. Đây được cho là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Pháp có động thái gay gắt như vậy.
Các quan chức cấp cao của Pháp đã ra tuyên bố đầy giận dữ, thậm chí gọi đây là “cú đâm sau lưng” của các đồng minh khi bí mật đàm phán mà không thông báo cho Pháp.
Thủ tướng Morrison phủ nhận mình đã nói dối Tổng thống Pháp. Nhà lãnh đạo Australia cho biết ông đã nói với Tổng thống Macron về quan điểm của ông rằng, các tàu ngầm thông thường sẽ không đáp ứng lợi ích chiến lược của Australia, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại Paris sau hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay.
Ông Morrison cho biết khi dùng bữa cùng ông Macron tại Điện Élysée, “tại thời điểm đó, chúng tôi chưa ký bất kỳ thỏa thuận nào khác với bất kỳ bên nào khác”. Thủ tướng Australia cho biết ông hiểu sự thất vọng của Tổng thống Macron, nhưng ông không thay đổi quyết định từ bỏ hợp đồng với Pháp và tiến hành mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ và Anh.
Tổng thống Macron bày tỏ sự hoài nghi của ông với các nhà báo Australia rằng, các tàu ngầm hạt nhân theo thỏa thuận AUKUS sẽ được bàn giao đúng lịch trình. Ông Macron lưu ý rằng phải mất 18 tháng để đánh giá tính khả thi của thỏa thuận tàu ngầm này và nói: “Chúc may mắn”.
Tổng thống Macron đã gặp một số nhà lãnh đạo thế giới khác tại hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng ông không có kế hoạch gặp song phương với Thủ tướng Morrison.
AUKUS được đánh giá là nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, song đã khiến Pháp “phật lòng”. Việc tuột mất thỏa thuận tàu ngầm tỷ USD với Australia có thể tác động mạnh đến ngành sản xuất quốc phòng của Pháp, ngoài ra nó có thể khiến Pháp thua thiệt về mặt chiến lược ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi Pháp có những lợi ích quan trọng.
Lãnh đạo Pháp và Australia điện đàm lần đầu tiên kể từ sau 'cuộc khủng hoảng tàu ngầm'
Ngày 28/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm cùng Thủ tướng Australia Scott Morrison.
Đây là cuộc trao đổi đầu tiên của hai nhà lãnh đạo kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao liên quan thỏa thuận tàu ngầm đổ bể giữa hai nước.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh tư liệu: AFP
Theo Điện Elysee, tại cuộc điện đàm, Tổng thống Macron nhắc lại rằng Canberra đã "phá vỡ lòng tin giữa hai nước" khi quyết định hủy bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường của Pháp để quay sang tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Ông Macron nêu rõ: "Giờ đây, Chính phủ Australia cần đề xuất các hành động cụ thể nhằm thể hiện thiện chí trong việc xác định lại các cơ sở để hàn gắn mối quan hệ này".
Quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Australia đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tranh cãi liên quan thỏa thuận an ninh 3 bên Australia - Mỹ - Anh (AUKUS). Thỏa thuận mới được ký kết này đã dẫn tới việc Canberra rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD ký với một công ty của Pháp từ năm 2016.
Pháp đã triệu các đại sứ của nước này tại Australia và Mỹ về nước để phản đối, đồng thời cũng đang yêu cầu bồi thường tài chính liên quan thương vụ đổ bể này.
Vì sao Pháp giận dữ khi Mỹ và đồng minh lập thỏa thuận lịch sử? Pháp có thể chịu nhiều thiệt hại khi Australia rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD và chuyển sang hợp tác với Mỹ và Anh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đứng trên boong HMAS Waller, một tàu ngầm lớp Collins do Hải quân Hoàng gia Australia vận hành, tại Garden Island...