Tổng thống Nga quan ngại về căng thẳng giữa Azerbaijan và Armenia
Theo phóng viên TTXVN tại SNG, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/9 đã bày tỏ quan ngại về tình trạng căng thẳng tại khu vực biên giới Azerbaijani- Armenia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Uzbekistan, Tổng thống Putin nêu rõ: “Chúng tôi đều quan ngại sâu sắc về tình trạng gia tăng căng thẳng tại khu vực biên giới Azerbaijani – Armenian vào thời điểm hiện nay. Như Ngài đã biết, tôi đã có cuộc trao đổi với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan vào tối hôm qua (15/9, theo giờ địa phương)… Sẽ là rất tốt khi chúng ta quyết tâm chấm dứt xu hướng leo thang thông qua những nỗ lực chung, nhưng theo tôi được biết, (tình hình) vẫn căng thẳng”.
Tổng thống Putin cũng bày tỏ vui mừng trước cơ hội tham gia cuộc gặp trực tiếp với người đồng cấp Aliyev để thảo luận về mọi vấn đề cấp bách hiện nay, đồng thời tuyên bố Nga có “các nguồn lực” để làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Azerbaijan – Armenia.
Video đang HOT
Về phần mình, Tổng thống Aliyev khẳng định tình hình biên giới Azerbaijan – Armenia trong tuần này đã “ổn định” và lệnh ngừng bắn đang được thực thi trong 2 ngày qua.
Ông Aliyev chia sẻ: “Xung đột biên giới đã xảy ra. Thật đáng tiếc là tình trạng đó đã gây ra nhiều thương vong cho cả hai bên, nhưng điều quan trọng là chúng tôi đã cố gắng ổn định tình hình và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.
Ngôi nhà bị phá hủy trong cuộc đụng độ giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan, tại Sotk, Armenia, ngày 14/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, giới chức an ninh Armenia hôm 14/9 đã công bố lệnh ngừng bắn với Azerbaijan sau 2 ngày pháo kích gần khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. Lần gần nhất giao tranh bùng phát nghiêm trọng tại khu vực này là hồi cuối năm 2020, kéo dài 44 ngày trước khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian vào tháng 11 cùng năm.
Nagorny – Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. Vấn đề này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước láng giềng, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra.
Nga lo ngại tình hình leo thang tại biên giới Armenia - Azerbaijan
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Cố vấn Điện Kremlin, ông Yury Ushakov, ngày 13/9 cho biết Nga vô cùng lo ngại tình hình leo thang tại biên giới Armenia - Azerbaijan, đồng thời kêu gọi cả hai bên tuân thủ lệnh ngừng bắn.
Binh sĩ Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Ushakov nhắc lại việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành điện đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đêm 12/9. Ông nhấn mạnh: "Nga kêu gọi cả Azerbaijan và Armenia kiềm chế, tuân thủ nghiêm cơ chế ngừng bắn và tuân thủ các tuyên bố ba bên của các nhà lãnh đạo Nga, Azerbaijan và Armenia".
Cũng theo ông Ushakov, Moskva đang liên lạc chặt chẽ với Baku và Yerevan cả theo đường ngoại giao và giữa hai quân đội. Quan chức này nói thêm rằng cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Azerbaijan, ông Ilham Aliyev, tại Samarkand (Uzbekistan) sẽ "quan trọng".
Cùng ngày 13/9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết 50 quân nhân nước này đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với Armenia vừa qua. Trước đó, phía Armenia thông báo ít nhất 49 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan giảm căng thẳng khẩn cấp. Theo người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric, ông Guterres kêu gọi hai bên "thực hiện các bước ngay lập tức để hạ nhiệt căng thẳng, kiềm chế tối đa và giải quyết mọi vấn đề còn tồn tại thông qua đối thoại và theo các hình thức hiện có".
Sau cáo buộc Azerbaijan tấn công, Thủ tướng Armenia gọi cho Tổng thống Nga và Pháp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào rạng sáng 13/9. Trước đó, Armenia đã cáo buộc Azerbaijan sử dụng pháo và máy bay không người lái tấn công một số khu vực của Armenia dọc biên giới hai nước. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (trái) và Tổng thống Nga...