Tổng thống Mỹ khẳng định ‘ủng hộ mạnh mẽ’ Hiệp định Abraham
Ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông ủng hộ mạnh mẽ Hiệp định Abraham và tiếp tục thực hiện các cam kết từ thời cựu Tổng thống Donald Trump như cách thức để thúc đẩy Israel hội nhập sâu rộng ở Trung Đông.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại lễ đón ở sân bay Ben Gurion, gần Tel Aviv, Israel ngày 13/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Jerusalem, Tổng thống Biden nêu rõ: “Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục xây dựng Hiệp định Abraham mà tôi ủng hộ mạnh mẽ bởi vì chúng làm sâu sắc hơn, thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng của Israel vào khu vực rộng lớn hơn và thiết lập mối quan hệ lâu dài cho kinh doanh, hợp tác và du lịch”.
Ông Biden cũng cho biết sẽ bay thẳng từ Israel tới Saudi Arabia và đây được coi là tín hiệu mạnh mẽ về tiến triển trong quan hệ giữa vương quốc này và Israel. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng: “Ngày mai, tôi sẽ là Tổng thống Mỹ đầu tiên bay thẳng từ Israel đến Jeddah, Saudi Arabia. Điều đó thể hiện sự tiến bộ quan trọng”.
Video đang HOT
Các hiệp định và thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain là thành tựu đáng chú ý của chính quyền ông Donald Trump mà chính quyền Biden đang tiếp tục thúc đẩy. Các quan chức dưới thời ông Biden từng được cho là đã cố gắng loại bỏ thuật ngữ “Hiệp định Abraham”, song đã nhanh chóng thay đổi và tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở sa mạc Negev của Israel vào tháng 3/2022 để kỷ niệm các hiệp định với các bên ký kết.
Trước đó, ông Biden đã thảo luận về việc hội nhập Israel vào Trung Đông trong cuộc họp song phương ở Jerusalem với Thủ tướng Israel Yair Lapid. Hai nhà lãnh đạo cũng đã ký “Tuyên bố Jerusalem”, trong đó Mỹ “khẳng định sự ủng hộ lâu dài và nhất quán đối với giải pháp hai nhà nước và hướng tới thúc đẩy tạo điều kiện cho người dân Israel và Palestine được hưởng các biện pháp công bằng đảm bảo cho an ninh, tự do và thịnh vượng”.
Mỹ, Israel ký tuyên bố chung ngăn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Yair Lapid đã ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
Văn kiện bao gồm cam kết chính thức cấm Cộng hòa Hồi giáo Iran chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) cùng Thủ tướng Israel Yair Lapid và Tổng thống Isaac Herzog tại Tel Avivi hôm 13/7. Ảnh: AP
"Theo mối quan hệ an ninh lâu đời giữa hai quốc gia và cam kết không thể lay chuyển của Mỹ đối với an ninh Israel, đặc biệt nhằm duy trì lợi thế quân sự mạnh mẽ của mình, Mỹ nhắc lại cam kết kiên định về duy trì và củng cố năng lực của Israel trong ngăn chặn kẻ thù, phòng thủ trước bất kỳ mối đe dọa nào", đài Sputnik (Nga) dẫn tuyên bố được đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, cho biết.
Mỹ cũng nhấn mạnh điều không thể thiếu trong tuyên bố này là cam kết không cho phép Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Đồng thời, nước này sẵn sàng sử dụng tất cả các yếu tố sức mạnh quốc gia để đảm bảo cam kết đó.
Văn kiện cũng khẳng định cam kết của Washington trong hợp tác cùng những đối tác khác ngoài Israel để đối phó với Iran.
Iran đã nhiều lần khẳng định họ không có ý định theo đuổi vũ khí hạt nhân. Các quan chức nước này tuyên bố kho vũ khí khổng lồ của họ - gồm tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo - đủ để ngăn chặn bất kỳ hành động tấn công nào từ bên ngoài. Các nhà lãnh đạo tối cao của Iran cũng đã ban hành các lệnh chống vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt dưới bất kỳ hình thức nào. Iran đã tiêu hủy kho vũ khí hóa học từ thời Chiến tranh Lạnh vào những năm 1990.
Trong chuyến công du Israel hôm 14/7, Tổng thống Biden cảnh báo Mỹ sẽ cho phép sử dụng vũ lực chống lại Iran, coi đây là biện pháp cuối cùng để ngăn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân.
Israel đã nhiều lần đe dọa sẽ hành động đơn phương nhằm loại bỏ chương trình hạt nhân của Iran. Quốc gia này còn lập quỹ đặc biệt trị giá 1,5 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng vào năm ngoái để chuẩn bị cho chương trình này.
Theo các chuyên gia, Tel Aviv đóng một vai trò quan trọng trong việc vận động Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) năm 2015. Thoả thuận này đã đặt ra hạn chế đối với các hoạt động hạt nhân của Tehran, đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Vào đầu năm 2021, khi Chính quyền Tổng thống Biden bắt đầu các cuộc đàm phán không chính thức với Iran và các bên khác trong JCPOA, Israel nhấn mạnh họ sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận hạt nhân mới nào, đồng thời tự bảo lưu quyền giải quyết bất kỳ mối đe dọa hạt nhân có mục đích nào của Iran một cách độc lập.
Mỹ và Israel đã ký biên bản ghi nhớ 10 năm vào năm 2018, cam kết Washington sẽ gửi cho Tel Aviv khoản viện trợ quân sự 38 tỷ USD. Trong tuyên bố chung đưa ra hôm 14/7 này, Mỹ cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc thực hiện đầy đủ các điều khoản của Biên bản ghi nhớ lịch sử đó.
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của 'bộ tứ I2U2' Hội nghị trực tuyến "I2U2" giữa Mỹ, Israel, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã khai mạc ngày 14/7, nhân chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Israel Yair Lapid tại Hội nghị trực tuyến "I2U2" giữa Mỹ, Israel, Ấn Độ và UAE tại Jerusalem, ngày...