Tổng thống Mỹ tới Trung Đông, UAE cam kết mạnh mẽ về an ninh năng lượng
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Israel bắt đầu chuyến công du Trung Đông nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ vốn chịu tác động nghiêm trọng của cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Đúng lúc này, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE) đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về an ninh năng lượng.
UAE sẽ tiếp tục hỗ trợ an ninh năng lượng toàn cầu. Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan đã đưa ra cam kết trên ngày 13/7 trong bối cảnh giá dầu vẫn biến động do những lo ngại về nguồn cung liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Một cơ sở khai thác dầu của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Ảnh: EPA/TTXVN
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong bài phát biểu đầu tiên trên truyền hình kể từ khi nhậm chức tháng 5 vừa qua, Tổng thống Al Nahyan nêu rõ: “Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố lập trường của quốc gia giữ vai trò là một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy và ủng hộ an ninh năng lượng toàn cầu bởi đó là một nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới”. Ông khẳng định UAE sẵn sàng hợp tác với tất cả quốc gia cùng có mục đích chung sống hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.
Nhà lãnh đạo UAE, nước thành viên trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đưa ra cam kết trên đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Joe Biden đang ở thăm Israel trong khuôn khổ chuyến công du Trung Đông, trong đó ông cũng sẽ tới Saudi Arabia. Theo nhận định của giới phân tích, chuyến thăm Riyadh của Tổng thống Biden là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ vốn chịu tác động nghiêm trọng của cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Trong những ngày gần đây, giá dầu đã giảm xuống dưới 100 USD/thùng, nhưng vẫn ở mức cao trong lịch sử.
Hé lộ nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa Thủ tướng Israel và Tổng thống UAE
Thủ tướng Israel Yair Lapid và Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed Al Nahyan ngày 7/7 đã có cuộc điện đàm về việc mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ tại khu vực Trung Đông.
Thủ tướng Israel Yair Lapid. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo điện đàm kể từ khi ông Lapid nhậm chức cách đây 1 tuần. Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sâu sắc thêm "các quan hệ nồng ấm" giữa hai nước sau khi được bình thường hóa theo Thoả thuận Abraham bình thường hóa quan hệ với Israel, do Mỹ làm trung gian ký tháng 9/2020.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về các quan hệ du lịch và kinh tế đang ngày càng phát triển và đã thảo luận "mở rộng phạm vi hòa bình sang các nước khác trong khu vực". Tổng thống Mohammed đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các quan hệ vững chắc giữa hai nước.
Trước khi Hiệp định Abraham ra đời, khu vực Trung Đông chỉ có Ai Cập và Jordan thiết lập quan hệ với Israel, vào các năm 1980 và 1994, nhưng chủ yếu mang tính hình thức do các bên có chung đường biên giới nên cần sự ổn định về an ninh. Sudan cũng đã ký thỏa thuận với Israel, nhưng chưa phê chuẩn chính thức. Riêng Mỹ ở ngoài khu vực nhưng lại là nước trung gian để Hiệp định Abraham có thể được ký kết. Sau khi ký một loạt Thỏa thuận Abraham về bình thường hóa quan hệ với 4 quốc gia Arab Hồi giáo (bao gồm cả Bahrain), Israel hy vọng sẽ tiếp tục phát triển đà quan hệ này với Saudi Arabia.
Thủ tướng Israel Yair Lapid và Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed Al Nahyan ngày 7/7 đã có cuộc điện đàm về việc mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ tại khu vực Trung Đông.
Thủ tướng Israel Yair Lapid. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo điện đàm kể từ khi ông Lapid nhậm chức cách đây 1 tuần. Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sâu sắc thêm "các quan hệ nồng ấm" giữa hai nước sau khi được bình thường hóa theo Thoả thuận Abraham bình thường hóa quan hệ với Israel, do Mỹ làm trung gian ký tháng 9/2020.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về các quan hệ du lịch và kinh tế đang ngày càng phát triển và đã thảo luận "mở rộng phạm vi hòa bình sang các nước khác trong khu vực". Tổng thống Mohammed đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các quan hệ vững chắc giữa hai nước.
Trước khi Hiệp định Abraham ra đời, khu vực Trung Đông chỉ có Ai Cập và Jordan thiết lập quan hệ với Israel, vào các năm 1980 và 1994, nhưng chủ yếu mang tính hình thức do các bên có chung đường biên giới nên cần sự ổn định về an ninh. Sudan cũng đã ký thỏa thuận với Israel, nhưng chưa phê chuẩn chính thức. Riêng Mỹ ở ngoài khu vực nhưng lại là nước trung gian để Hiệp định Abraham có thể được ký kết. Sau khi ký một loạt Thỏa thuận Abraham về bình thường hóa quan hệ với 4 quốc gia Arab Hồi giáo (bao gồm cả Bahrain), Israel hy vọng sẽ tiếp tục phát triển đà quan hệ này với Saudi Arabia.
Thị trường dầu mỏ có thể đối mặt với viễn cảnh 'ngày tận thế' Việc ngừng sản xuất dầu ở Libya và tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn nếu không tìm được nguồn cung mới. Thế giới nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Ảnh: Reuters Theo Tiến sĩ Cyril Widdershoven, nhà quan sát lâu năm về thị trường năng lượng toàn cầu, thị...