Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy chương trình ‘Mua hàng Mỹ’
Ngày 28/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch nhằm tăng cường chính sách “Mua hàng Mỹ”, theo đó yêu cầu chính phủ chi hàng trăm tỷ USD mua hàng hóa và dịch vụ nội địa.
Người dân chọn mua hàng sale trong ngày Black Friday tại cửa hàng của hãng Macy ở New York, Mỹ ngày 27/11/2020. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo đề xuất sửa đổi “Đạo luật mua hàng Mỹ” (1933), chính quyền Mỹ sẽ tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ do các công ty trong nước sản xuất từ 55% hiện nay lên 60% trong ngắn hạn và dần tăng lên 75% trong dài hạn. Dự kiến, chính phủ liên bang sẽ chi 600 tỷ USD mỗi năm để mua hàng hóa và dịch vụ nội địa. Nhà trắng cho biết đang đề xuất sửa đổi đạo luật nói trên để khắc phục những lỗ hổng và buộc các doanh nghiệp Mỹ cung ứng cho chính phủ gia tăng thêm sản phẩm nội địa vào chuỗi cung ứng.
Ông Biden đưa ra động thái này trong bối cảnh đại dịch COVID-19 phơi bày những yếu kém trong các chuỗi cung ứng toàn cầu khiến thị trường Mỹ thiếu các sản phẩm và nguyên vật liệu thiết yếu như giấy vệ sinh, vật liệu xây dựng, chất bán dẫn. Nhà trắng nhấn mạnh: “Đại dịch xảy ra rõ ràng cho thấy việc gián đoạn các chuỗi cung ứng có thể tác động đến sức khỏe, sự an toàn và sinh kế của người Mỹ, khiến chúng ta không thể tiếp cận được các mặt hàng thiết yếu trong cuộc khủng hoảng”.
Đại giáo chủ Iran không chấp nhận những yêu cầu 'cứng nhắc' của Mỹ
Ngày 28/7, nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei khẳng định Tehran sẽ không chấp nhận những yêu cầu "cứng nhắc" của Washington trong các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015.
Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhà lãnh đạo Iran cũng cho rằng Mỹ không có gì để đảm bảo rằng sẽ không rút khỏi thỏa thuận một lần nữa. Cụ thể, kênh truyền hình nhà nước Iran dẫn lời Đại giáo chủ Ali Khamenei cho rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận chính là một lần vi phạm nhưng lại "không phải trả giá". Đến nay, Mỹ cũng tuyên bố một cách rõ ràng về việc không đảm bảo rằng điều đó sẽ không lặp lại.
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) có tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) đã tạm dừng sau hơn 3 tháng kể từ khi được nối lại tại Vienna (Áo).
Một quan chức Iran ngày 17/7 thông báo các cuộc đàm phán tại Vienna sẽ không được nối lại trước khi chính phủ mới tại nước này nhậm chức vào tháng 8 tới. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng tại Iran thuộc về lãnh tụ tối cao Ali Khamenei.
Kể từ khi nối lại đàm phán vào tháng 4 vừa qua tại Vienna, Iran và các bên còn lại tham gia JCPOA đã tiến hành 6 vòng đàm phán. Theo một số nguồn tin, các bên hiện còn bất đồng về những vấn đề trọng tâm như các bước Tehran cần thực hiện để trở lại tuân thủ thỏa thuận cũng như các bước nới lỏng trừng phạt mà Washington có thể thực hiện đối với Tehran và các hành động cụ thể phải thực hiện nếu đạt được thỏa thuận
JCPOA quy định Iran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể tạo ra vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran năm 2018, Tehran đã dần thu hẹp các cam kết của mình trong thỏa thuận. Cho đến nay, Iran đã làm giàu urani lên tới độ tinh khiết 60%.
Sau khi nhậm chức tháng 1 năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết Mỹ tham gia trở lại thỏa thuận JCPOA và Washington cho rằng Tehran cũng muốn như vậy.
Hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm chính thức Việt Nam Người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin hôm nay đến Việt Nam, thực hiện chuyến thăm chính thức trong khuôn khổ chuyến công du tới 3 nước Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (Ảnh: Getty). Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 19/7 thông báo Bộ trưởng Austin trong tuần này sẽ có chuyến thăm các nước Singapore, Việt Nam...