Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu công du châu Âu
Ngày 9/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rời thủ đô Washington để bắt đầu chuyến công du kéo dài 8 ngày tới châu Âu và cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và đệ nhất phu nhân Jill Biden bắt đầu chuyến công du kéo dài 8 ngày tới châu Âu ngày 9/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, trong chuyến đi này, ông chủ Nhà Trắng sẽ tham gia nhiều hội nghị thượng đỉnh với những người đồng cấp châu Âu và đặc biệt là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Theo kế hoạch, ông Biden sẽ lần lượt tới Anh, Bỉ và Thụy Sĩ. Đây được coi là cơ hội để Mỹ củng cố lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vốn bị suy yếu dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump và tái định hình quan hệ với Nga. Trả lời báo chí về mục đích của chuyến đi ngay khi rời Nhà Trắng, ông Biden khẳng định đây là cơ hội biểu thị sức mạnh của quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương.
Video đang HOT
Điểm đến đầu tiên trong chuyến công du là ngôi làng ven biển St.Ives ở thị trấn Cornwall (Anh), nơi ông Biden sẽ dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nươc công nghiêp phát triên hàng đâu thê giơi (G7). Các vấn đề như vaccine phòng COVID-19, thương mại, khí hậu và sáng kiến tái thiết cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển sẽ là những nội dung chính trong hội nghị lần này.
Trả lời báo giới trước khi lên chuyên cơ Air Force One để tới châu Âu, ông Biden xác nhận đã có một kế hoạch vaccine cho toàn thế giới và sẽ công bố tại hội nghị thượng đỉnh G7. Tuần trước, Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ 20 triệu liều vaccine cho các quốc gia khác.
Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ có cuộc họp với Thủ tướng Anh Boris Johnson trong ngày 10/6, sự kiện được xem là cơ hội để làm mới mới quan hệ “đặc biệt” giữa Anh – Mỹ sau khi Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) từ đầu năm nay. Sau 3 ngày tham dự hội nghị G7, Tổng thống và Đệ nhất phu nhân Mỹ sẽ tới thăm Nữ hoàng Elizabeth tại lâu đài Windsor, trước khi rời Anh để tới điểm dừng chân tiếp theo là Bỉ.
Tại Bỉ, ông Biden dự kiến sẽ họp với lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với nội dung thảo luận dự kiến sẽ xoay quanh những thách thức chung và vấn đề chia sẻ chi phí quốc phòng trong NATO. Ông Biden cũng sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ – EU. Theo dự thảo tuyên bố chung được chuẩn bị cho hội nghị này, dự kiến Mỹ và EU sẽ nhất trí giảm bớt các hạn chế xuất khẩu đối với vaccine và thuốc điều trị COVID-19, thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung để tăng năng suất vaccine và thuốc nhằm mục đích “duy trì chuỗi cung ứng rộng mở và đảm bảo, tránh mọi hạn chế xuất khẩu không cần thiết”.
Các nhà lãnh đạo hai bên dự kiến cũng sẽ cam kết tăng cường hợp tác trong đối phó biến đổi khí hậu, cũng như xác định các lĩnh vực chính mà hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong việc hạn chế biến đổi khí hậu. Cũng theo dự thảo, các nhà lãnh đạo EU và Mỹ sẽ cam kết dỡ bỏ thuế thép trước ngày 1/12/2021 và tránh để xảy ra thêm các tranh chấp thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Điểm dừng chân tiếp theo của ông Biden là Thụy Sĩ, nơi ông dự kiến sẽ dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 16/6. Đây được coi là một phần quan trọng của chuyến công du, một cơ hội để hai bên trao đổi trực tiếp về những khúc mắc và những vấn đề gây căng thẳng trong thời gian qua. Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết ông Biden hy vọng các hội nghị trước đó với các nước G7 và NATO sẽ củng cố tinh thần đồng minh trước khi bước vào cuộc họp với người đồng cấp Nga. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ không được kỳ vọng sẽ tạo ra đột phá lớn.
Mỹ khẳng định có thể giảm thiếu tác động của dự án Dòng chảy phương Bắc 2
Ngày 8/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Mỹ đang hợp tác với Đức nhằm giảm thiểu mọi tác động của việc hoàn tất đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga sau khi Washington miễn áp đặt trừng phạt đối với các thực thể châu Âu liên quan đến dự án này.
Một tàu tham gia lắp đặt đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 trên biển Baltic. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu tại một phiên điều trần tại Ủy ban Chuẩn chi ngân sách Thượng viện Mỹ, Ngoại trưởng Blinken nêu rõ hợp tác với Đức trong vấn đề này là một cách tiếp cận hiệu quả, đồng thời khẳng định Mỹ muốn đảm bảo rằng các đối tác châu Âu thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ, giảm thiểu và đối phó với mọi hậu quả mà hoạt động vận chuyển khí đốt qua đường ống này có thể gây ra. Ông cũng nhấn mạnh chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào những thực thể liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp các nghị sĩ đặt câu hỏi với Ngoại trưởng Blinken về đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga. Trước đó, trong phiên điều trần diễn ra ngày 7/6 tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông cũng đưa ra lời khẳng định tương tự, đồng thời bảo vệ quyết định Mỹ miễn trừng phạt đối với công ng ty Nord Stream 2 AG và Giám đốc điều hành của công ty này. Ông khẳng định dự án đường ống dẫn dầu này đang được triển khai ở giai đoạn "quá xa" để Washington có thể ngăn chặn. Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, chính quyền hiện nay có cơ hội để làm điều gì đó tích cực hơn so với chính quyền tiền nhiệm.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden phản đối dự án này do lo ngại Nga gia tăng ảnh hưởng đối với châu Âu thông qua việc cung cấp khí đốt tự nhiên cũng như như gây tổn hại tới Ukraine, quốc gia sẽ bị mất khoản phí vận chuyển béo bở cho hoạt động vận chuyển khí đốt. Trong một báo cáo gửi lên Quốc hội Mỹ tháng 5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng Washington có thể trừng phạt Nord Stream 2 AG - công ty phụ trách đường ống dẫn dầu tại Đức- và Giám đốc điều hành của công ty là ông Matthias Warnig - một công dân Đức. Tuy nhiên, sau đó, Ngoại trưởng Blinken đã quyết định miễn trừ trừng phạt đối với công ty trên và ông Warrnig, viện dẫn lý do lợi ích quốc gia. Quyết định này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nghị sĩ lưỡng đảng.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 gồm hai nhánh của đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất 55 tỷ m3 khí đốt/năm, nối từ bờ biển của Nga đi qua Biển Baltic tới Đức. Đây là dự án chung giữa tập đoàn năng lượng Nga Gazprom và 5 đối tác châu Âu với chi phí ước tính khoảng 11 tỷ USD và đã hoàn thiện 95%. Mỹ mạnh mẽ phản đối dự án này trong bối cảnh cũng đang thúc đẩy bán khí hóa lỏng của mình cho châu Âu. Tháng 12/2019, Washington áp đặt trừng đối với những công ty tham gia dự án khiến công ty Allseas của Thụy Sĩ phải dừng lắp đặt đường ống. Việc xây dựng đường ống được nối lại sau đó một năm.
Moskva nhiều lần kêu gọi không chính trị hóa vấn đề, nhấn mạnh Dòng chảy phương Bắc 2 không chỉ có lợi cho Nga mà cho cả Liên minh châu Âu, trong khi Đức cũng ủng hộ việc hoàn tất dự án này. Nga nhiều lần tuyên bố dự án hoàn toàn có mục đích kinh tế và việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ tiếp tục theo các thỏa thuận kí kết.
Bộ trưởng và loạt cố vấn rời chính quyền Trump Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao và nhiều cố vấn Nhà Trắng đã từ chức hoặc bị sa thải, liên quan tới vụ người biểu tình xông vào Đồi Capitol. Bộ trưởng Giao thông Mỹ Elaine Chao thông báo quyết định từ chức hôm 7/1, trở thành người đầu tiên trong chính quyền Tổng thống Donald Trump rời nhiệm sở để phản đối...