Tổng thống Mỹ Donald Trump nên gặp Kim Jong-un ở đâu?
Tổng thống Mỹ Donald Trump nên gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, có thể không cần phải ở Washington, để chấm dứt nguy cơ nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Washington Times, đây là nhận định của John Glover, chuyên gia đến từ trường Đại học Geogre Mason, bang Virginia (Mỹ), để tháo gỡ ngòi nổ hạt nhân Triều Tiên.
Không giống lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và Mao Trạch Đông của Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh, chưa một nhà lãnh đạo Triều Tiên nào gặp Tổng thống Mỹ.
Căng thẳng hạt nhân Triều Tiên hiện đại nhiều khả năng chưa thể kích hoạt chiến tranh, nhưng điều quan trọng là các bên liên quan cần phải tìm được tiếng nói chung, ông Glover nói.
Bởi dù quân đội Mỹ có mạnh mẽ đến mức nào đi chăng nữa, kết quả chiến tranh Triều Tiên sẽ chỉ là thất bại đối với Mỹ. Một cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên sẽ góp phần đảm bảo rằng xung đột là điều không bao giờ nên xảy ra.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon từng làm nên lịch sử khi đáp chuyến bay sang thăm Trung Quốc vào năm 1972. Chuyến thăm đánh dấu sự thay đổi cục diện thế giới, biến “cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo hai nước bên kia Thái Bình Dương” thành hiện thực và là sự khởi đầu cho một kỉ nguyên mới.
Theo chuyên gia Glover, ông hy vọng Tổng thống Donald Trump cũng có thể làm điều tương tự. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump dường như không mấy quan tâm đến vấn đề Triều Tiên hay nhắc đến chuyện thay đổi chế độ ở Triều Tiên.
Video đang HOT
Nhưng mọi chuyện thay đổi khi Bình Nhưỡng tăng cường phát triển hạt nhân, chế tạo tên lửa tầm xa đe dọa lãnh thổ Mỹ, bao gồm cả đảo Guam. Trên thực tế, không một Tổng thống Mỹ nào có thể làm ngơ trước các mối đe dọa như vậy.
Chuyên gia Glover nhận định, cuộc gặp giữa ông Trump và Kim Jong-un là cơ hội để Tổng thống Mỹ thể hiện kỹ năng vượt trội nhất của mình, đó là đàm phán trực tiếp.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đứng bên cạnh các tướng lĩnh quân đội.
Theo như lời Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, tướng Joseph Dunford, căng thẳng không dễ dàng xua tan chỉ bằng một cuộc gặp.
Nhưng đó sẽ là cơ sở để hạ nhiệt căng thẳng, mở ra con đường mới hướng đến các cuộc đàm phán sâu rộng hơn, chuyên gia Glover nói. Giống như cố Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Đàm phán, thảo luận, dù vô nghĩa cũng luôn tốt hơn là chiến tranh”.
Ông Glover cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump nên mời nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến Washington. Nhưng cuộc gặp như vậy trong thời điểm hiện tại là rất khó khăn.
Ông Kim chắc chắn không muốn rời đất nước để xuất hiện ở trung tâm thủ đô của “kẻ thù”. Do đó, cuộc gặp có thể diễn ra ở vĩ tuyến 38 chia cắt hai miền Triều Tiên hoặc ở Trung Quốc.
Cuộc gặp phần nào khẳng định vai trò của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, điều mà ông Kim được cho là luôn mong muốn kể từ khi lên nắm quyền năm 2012.
Một cuộc gặp thành công không chỉ tạo cơ sở chấm dứt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, mà còn được coi là chiến thắng ngoại giao, làm tăng uy tín đáng kể cho Tổng thống Donald Trump.
Tất nhiên, phe diều hâu ở Mỹ luôn ưu tiên giải pháp quân sự hơn, nhiều người sẽ luôn phản đối ông Trump dù Tổng thống Mỹ có làm gì đi chăng nữa.
Nhưng nếu được gửi lời khuyên đến Tổng thống, chuyên gia Glover nói rằng, điều ông muốn nói là: “Hãy gặp Kim Jong-un, ngài đâu có điều gì để phải sợ mất?”
Theo Danviet
Bất chấp Trung Quốc, Philippines nêu vấn đề biển Đông ở hội nghị ASEM
Ngày 15-7, hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 11 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ.
Tham dự hội nghị có 30 nước châu Âu, 21 nước châu Á và hai tổ chức Liên minh châu Âu và ASEAN. Trước khi hội nghị khai mạc, các nhà lãnh đạo đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công bằng xe tải ở Nice (ảnh).
Hội nghị cấp cao ASEM là diễn đàn quốc tế đầu tiên diễn ra sau khi Tòa Trọng tài Thường trực công bố phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về biển Đông. Phán quyết đã khẳng định "đường chín đoạn" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Trước hội nghị, Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu không đưa vấn đề tranh chấp ở biển Đông vào hội nghị ASEM vì "đó không phải là nơi thích hợp để nói". Dù vậy, báo Inquirer (Philippines) đưa tin phát biểu tại hội nghị ASEM ngày 15-7, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay Jr vẫn nêu ra vấn đề tranh chấp biển Đông.
Ông lặp lại tuyên bố trước đó về phán quyết trọng tài: "Philippines khẳng định mạnh mẽ tôn trọng quyết định lịch sử này như một nỗ lực góp phần quan trọng vào việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông". Ông đã kêu gọi các bên thể hiện thái độ kiềm chế. Ông khẳng định Philippines đánh giá cao các biện pháp phục hồi lòng tin giữa các bên trong khu vực.
Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin bên lề hội nghị cấp cao Á-Âu ở Ulan Bator, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã trao đổi với Cao ủy Đối ngoại EU Federica Mogherini.
Ông Vương Nghị tiếp tục khẳng định quan điểm của Trung Quốc là không chấp nhận và không tham gia vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc. Ông khăng khăng cho rằng vụ kiện trọng tài về biển Đông là "trò thao túng chính trị" và tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines phải được giải quyết qua đàm phán và tham vấn.
Trong khi đó, Tân Hoa xãđưa tin tối 14-7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết đã đề nghị cựu Tổng thống Fidel Ramos sang Trung Quốc giúp đỡ thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp biển Đông.
Ông Rodrigo Duterte còn nói chiến tranh không phải là giải pháp và ông muốn tiếp tục đàm phán song phương như một giải pháp giải quyết tranh chấp. Ông Fidel Ramos không cho biết có chấp nhận yêu cầu hay không.
Song song theo đó, ngày 14-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã kêu gọi Úc không nên xem phán quyết "bất hợp pháp" của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc là luật pháp quốc tế. Trước đó, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố Trung Quốc sẽ phải chịu mất mát lớn về uy tín nếu không tôn trọng phán quyết.
KHA LY
Theo PLO
Anh cứ dùng dằng, EU mãi hối thúc Ngày 29-6 (giờ địa phương), hội nghị thượng đỉnh EU tiếp tục diễn ra tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về hậu quả xảy ra khi Anh rời EU (Brexit) và về vấn đề đàm phán với Anh liên quan đến quy trình rời EU. Anh không được mời tham dự hội nghị này. Đây là lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh...