Tổng thống Lukashenko: Belarus không cần các nước khác công nhận kết quả bầu cử
Tổng thống Belarus Lukashenko khẳng định đã tiến hành một cuộc bầu cử hợp pháp vào tháng 8 vừa qua và không cần các nước khác công nhận kết quả bầu cử tổng thống.
Phát biểu tại một diễn đàn về phụ nữ ở thủ đô Minsk vào 17/9, Nhà lãnh đạo Belarus khẳng định Chính phủ nước này đã tổ chức một cuộc bầu cử theo đúng hiến pháp và luật pháp của đất nước. Do đó, ông Lukashenko nhấn mạnh sẽ không cần bất kỳ sự công nhận quốc tế nào đối với kết quả của cuộc bầu cử này.
Tổng thống Belarus Lukashenko. Ảnh: New Europe
Cũng trong ngày hôm qua, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết về tình hình Belarus, không công nhận kết quả bầu cử và Tổng thống Alexander Lukashenko là tổng thống bắt đầu từ tháng 11 khi ông mãn nhiệm. Nghị viện châu Âu cũng kêu gọi Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông Lukashenko và ủng hộ việc tổ chức cuộc bầu cử mới ở Belarus dưới sự giám sát quốc tế.
Trong bối cảnh Belarus rơi vào khủng hoảng chính trị sau cuộc bầu cử Tổng thống hôm 9/8 vừa qua, Tổng thống Alexander Lukashenko hôm qua đã tuyên bố đóng cửa biên giới với Ba Lan và Litva, đồng thời tăng cường kiểm soát biên giới với Ukraine./.
Quan hệ Nga-Belarus : Đỡ người, giúp mình
Cuộc gặp cấp cao giữa hai Tổng thống Nga-Belarus cho thấy kế sách vượt khó và thoát hiểm của Tổng thống Alexander Lukashenko trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay. Báo Thế giới & Việt Nam bình luận.
Cuộc gặp cấp cao Nga-Belarus diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đang chịu thách thức từ nhiều phía. (Nguồn: Reuters/TTXVN)
Chỉ riêng việc đi Nga vào thời điểm hiện tại trong bối cảnh bị thách thức bởi phe đối lập ở trong nước và bị áp lực từ phía EU, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã cho thấy chủ ý dựa dẫm vào Nga để hết khó và thoát hiểm. Thật ra, ông Lukashenko đâu còn có sự lựa chọn nào khác sau khi Liên minh châu Âu (EU) không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi ở Belarus, tức là không công nhận ông Lukashenko đã thắng cử và EU cũng công khai đòi ông Lukashenko phải tiến hành bầu cử lại hoặc phải rời khỏi cương vị quyền lực đã nắm giữ suốt 26 năm qua ở Belarus.
Bị phe đối lập ở Belarus tranh chấp quyền lực đã đành, bây giờ ông Lukashenko còn bị chính EU thách thức quyền lực mà sự thách thức này lại có thể trở nên nguy hiểm và tai hại hơn rất nhiều đối với ông Lukashenko. Cho nên đi Nga để vời cậy sự trợ giúp của Nga là chuyện bất đắc dĩ và đường cùng đối với ông Lukashenko vì chỉ dựa cậy vào Nga thì người này mới có thể vô hiệu hoá được sự chống đối của EU và nhanh chóng bình ổn được tình hình chính trị xã hội nội bộ ở Belarus. Với những quyết sách mới áp dụng đối với Belarus và cá nhân ông Lukashenko, EU đã chính thức từ bỏ chủ ý phân hoá Belarus với Nga, trong đó có việc tranh thủ hoặc chấp nhận ông Lukashenko để lôi kéo Lukashenko hay Belarus ra khỏi quỹ đạo chi phối và phạm vi ảnh hưởng của Nga.
Nga phải đỡ để ông Lukashenko không bị đổ vì chỉ như thế mới có thể ngăn ngừa sự thay đổi chính quyền đột ngột ở Belarus gây bất lợi cho Nga. Cái Nga cần, dù với hay không với ông Lukashenko cầm quyền ở Belarus, là ổn định chính trị xã hội ở đất nước này và Belarus không trở nên như Ukraine hay Grudia đối với Nga. Ông Lukashenko càng phải dựa cậy vào Nga thì Nga có con chủ bài càng sáng giá trong xử lý quan hệ của Nga với EU và Nato. Sách lược này có tên gọi là "đỡ người để giúp mình".
Tổng thống Nga - Belarus sắp gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko dự kiến gặp mặt trong vài tuần tới ở Moskva. Hai lãnh đạo chưa có bất kỳ cuộc gặp nào kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Belarus phản đối kết quả cuộc bầu cử tổng thống của nước này. Lukashenko, 65 tuổi, tuyên bố tái đắc cử...