Tổng thống Indonesia sẽ tiêm liều vaccine Covid-19 đầu tiên
Tổng thống Joko Widodo thông báo ông sẽ là người đầu tiên tiêm vaccine Covid-19 ở Indonesia và toàn bộ người dân sẽ được tiêm chủng miễn phí.
“Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng tôi sẽ trở thành người đầu tiên được tiêm chủng. Điều này nhằm tạo niềm tin và sự chắc chắn trong công chúng rằng vaccine an toàn”, Tổng thống Joko Widodo phát biểu tại phủ tổng thống hôm nay.
Ông cũng cho biết sau khi nhận được nhiều khuyến nghị cũng như cân đối ngân sách nhà nước, ông đã quyết định sẽ miễn phí vaccine cho người Indonesia.
“Tôi đã lệnh cho Bộ trưởng Tài chính ưu tiên chương trình tiêm chủng và phân bổ lại ngân sách nhà nước để cung cấp vaccine miễn phí, nên không có lý do gì người dân không thể tiếp cận với nó”, ông nói.
Video đang HOT
Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu trong chuyến thăm Singapore năm ngoái. Ảnh: Reuters .
Một cuộc khảo sát trực tuyến hồi tháng 9 của Bộ Y tế Indonesia cho thấy chỉ 1/3 người Indonesia hy vọng được tiêm vaccine Covid-19 sẵn sàng trả tiền cho các mũi tiêm. Khoảng 65% người tham gia khảo sát muốn được tiêm chủng sau khi vaccine được cung cấp cho công chúng, trong khi 27% do dự và gần 8% từ chối.
Chỉ 35% người muốn tiêm sẵn sàng trả tiền, trong khi 38% không muốn trả tiền và số còn lại chưa quyết định.
Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới với khoảng 270 triệu người, nhận lô vaccine Covid-19 đầu tiên gồm 1,2 triệu liều từ công ty công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc ngày 6/12. Nước này hy vọng sẽ bắt đầu tiêm chủng cho nhóm dân số là lao động từ 18 đến 59 tuổi, những người được coi là phải di chuyển nhiều nhất vì nghề nghiệp của họ.
Ngày triển khai chiến dịch tiêm chủng, dự kiến vào đầu năm tới, sẽ được ấn định sau khi cơ quan giám sát dược phẩm BPOM phê duyệt sử dụng vaccine trong trường hợp khẩn cấp. Theo kế hoạch hiện tại, những người Indonesia đang làm việc trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch, như nhân viên y tế, cảnh sát và quân nhân, sẽ được tiêm chủng trước.
Chiến lược này trái ngược với các quốc gia khác, nơi cung cấp vaccine trước tiên cho người già và dễ bị tổn thương, như Anh bắt đầu chương trình tiêm chủng cho cụ bà 91 tuổi tuần trước. Mỹ bắt đầu chương trình tiêm chủng trong tuần này theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh về việc cung cấp vaccine cho nhân viên y tế và các viện dưỡng lão, tiếp theo là những người có bệnh lý.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Terawan Agus Putranto trước đó cho biết người già, người có vấn đề sức khỏe và phụ nữ mang thai không được Indonesia đưa vào danh sách ưu tiên của chương trình tiêm chủng vì nước này không có dữ liệu để đảm bảo tính an toàn của vaccine cho họ. Các mũi tiêm Sinovac chỉ được thử nghiệm trên những người từ 18 đến 59 tuổi.
Indonesia hiện ghi nhận hơn 630.000 ca nhiễm, hơn 19.000 ca tử vong, là vùng dịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Indonesia sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2022
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, bà Retno Marsudi thông báo Indonesia sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 vào năm 2022, sớm hơn 1 năm so với dự kiến.
Phát biểu tại buổi họp báo sau khi tháp tùng Tổng thống Joko Widodo tham dự trực tuyến Hội nghị thượng đỉnh G20, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi cho biết, việc Indonesia giữ chức Chủ tịch G20 sớm hơn 1 năm so với dự kiến là do năm 2023, Indonesia sẽ là Chủ tịch luân phiên ASEAN.
Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi tháp tùng Tổng thống Joko Widodo tham dự trực tuyến Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: Vụ báo chí Ban thư ký Tổng thống Indonesia.
Indonesia đã thảo luận với Ấn Độ để đề xuất trao đổi nhiệm kỳ chủ tịch của mình. Như vậy, Indonesia sẽ giữ chức Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G20 vào năm 2022 trong khi Ấn Độ giữ chức Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G20 vào năm 2023. Do vậy, bắt đầu từ năm 2021, Indonesia sẽ là một phần của "troika" G20 gồm 3 thành viên là Chủ tịch đương nhiệm (Italy), Chủ tịch của năm trước (Arab Saudi) và Chủ tịch của năm tiếp theo (Indonesia)./.
Mỹ "quên chuyện cũ" của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia vì Trung Quốc Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh kéo dài 20 năm qua đối với Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto vì cáo buộc vi phạm nhân quyền, động thái được xem là nỗ lực nhằm cân bằng ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc ở quốc gia Đông Nam Á này. Ông Irawan Ronodipuro, phát ngôn viên vấn đề ngoại giao...