Tổng thống Erdogan tiết lộ Thổ Nhĩ Kỳ muốn hệ thống phòng không ‘Vòm Thép’
Tổng thống Tayyip Erdogan chia sẻ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu sớm sở hữu hệ thống phòng không nhiều lớp Vòm Thép (Steel Dome) của riêng nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ngày 29/10, phát biểu tại buổi lễ ra mắt trực thăng Gokbey tự sản xuất trong nước dành cho lực lượng hiến binh, Tổng thống Erdogan đã ví Vòm Thép với Vòm Sắt (Iron Dome) nổi tiếng của Israel. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ: “Giờ đây, chúng ta đã hiểu rõ hơn nhiều về tầm quan trọng sống còn của các hệ thống phòng không nhiều lớp đối với an ninh quốc gia. Nếu Israel có một Vòm Sắt, chúng ta cũng sẽ có một Vòm Thép”. Tuy nhiên, ông Erdogan không đưa ra mốc thời gian cụ thể.
“Chúng tôi cũng sẽ tăng cường năng lực tên lửa tầm xa của mình trong giai đoạn này”, ông bổ sung. Tổng thống Erdogan cũng nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi tự lực được hoàn toàn trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm đáng kể phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị quốc phòng nước ngoài. Thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này đã trở thành nhà sản xuất thiết bị bay không người lái trang bị vũ khí hàng đầu cho thị trường toàn cầu và tự sản xuất phần lớn nhu cầu quốc phòng trong nước.
Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 12/2020 do nước này mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Mỹ cũng đã đưa Ankara ra khỏi chương trình chiến đấu cơ tàng hình F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ vốn là bên tham gia sản xuất và giữ cả vai trò người mua.
Vòm Sắt của Israel đi vào hoạt động toàn đầy đủ từ tháng 3/2011 và được nâng cấp nhiều lần kể từ đó. Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rafael của Israel đã phát triển Vòm Sắt với hỗ trợ từ Mỹ.
Video đang HOT
Vòm Sắt được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo và đạn pháo bắn từ khoảng cách 4 đến 70 km. Một khẩu đội Vòm Sắt thường bao gồm một số đơn vị phóng (trọng tải của mỗi đơn vị là 20 tên lửa đánh chặn), một đơn vị radar và một đơn vị điều khiển. Một trong những tính năng khác biệt của Vòm Sắt là đánh giá các mối đe dọa tiềm tàng và bỏ qua các tên lửa dự kiến hạ cánh ở những khu vực trống.
Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ hệ thống phòng không đa tầng 'Vòm Thép'
Hệ thống mới này được thiết kế để cung cấp khả năng phòng thủ không phận tối ưu bằng cách tích hợp nhiều lớp bảo vệ và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời mở rộng mạng lưới phòng không trên không gian rộng lớn.
Hình minh hoạ về một số thiết bị và hệ thống phòng không được cho là một phần của dự án "Vòm Thép" của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Anadolu (AA)
Theo hãng tin Dailysabah.com (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 9/8, Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã công bố kế hoạch phát triển hệ thống phòng không đa tầng nội địa mang tên "Vòm Thép" (Steel Dome), nhằm nâng cao khả năng phòng thủ không phận của quốc gia này.
Hệ thống mới sẽ tích hợp nhiều lớp bảo vệ, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và mạng lưới trên nhiều vùng rộng lớn, với mục tiêu cung cấp một lá chắn phòng không "bất khả xâm phạm" cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Kế hoạch này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chuyển từ một quốc gia phụ thuộc vào thiết bị quân sự ngoại nhập sang một quốc gia có khả năng tự sản xuất và đáp ứng hầu hết các nhu cầu trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Trong nhiều năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ sự thất vọng về việc các đồng minh phương Tây không cung cấp đủ hệ thống phòng thủ chống tên lửa, mặc dù nước này là thành viên NATO. Đỉnh điểm của sự không hài lòng là việc Thổ Nhĩ Kỳ đã mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga vào năm 2019, điều này đã dẫn đến căng thẳng với Mỹ và dẫn đến lệnh cấm mua máy bay chiến đấu F-35.
Dự án "Vòm Thép" và các thành phần chính
"Dự án Vòm Thép" đã được Ủy ban điều hành ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, do Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan làm Chủ tịch, phê duyệt. Mục tiêu của dự án là tích hợp nhiều lớp hệ thống phòng không, cảm biến và vũ khí trong nước vào một cấu trúc mạng thống nhất, cung cấp dữ liệu theo thời gian thực và sử dụng công nghệ AI để hỗ trợ các quyết định chiến lược.
Theo thông tin từ Uỷ ban trên, hệ thống phòng không sẽ được chia thành bốn lớp: tầm rất ngắn, tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Các thành phần của hệ thống đã được phát triển bởi nhiều đơn vị nổi bật trong ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm Aselsan, Roketsan, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Quốc phòng TBITAK (SAGE) và Tập đoàn Công nghiệp Máy móc và Hóa chất (MKE).
Bốn lớp phòng thủ đã đề cập ở trên gồm:
Lớp tầm rất ngắn: Được bảo vệ bởi các hệ thống như Korkut, Gkberk, Şahin, Gker, Ihtar và Sungur, với phạm vi tối đa lên tới 10 km và độ cao 5 km.
Lớp tầm ngắn và tầm trung: Bao gồm các hệ thống như Herikks, C-Ram, Hisar A , Gkdemir và Grz cho độ cao từ 5 đến 10 km, và Kalkan 1, Kalkan 2, Hisar O cho độ cao từ 10 đến 15 km.
Lớp tầm xa: Siper, hệ thống phòng không tầm xa đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ bảo vệ ở độ cao từ 15 đến 30 km với phạm vi hoạt động trên 60 km, đồng thời có kế hoạch mở rộng lên 100 km trong các phiên bản tiếp theo.
Đột phá trong ngành công nghiệp quốc phòng
Dự án "Vòm Thép" là một phần của quá trình chuyển đổi chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ trong 20 năm qua nhằm giảm sự phụ thuộc vào vũ khí phương Tây và thúc đẩy sản xuất nội địa. Chiến lược này đã giúp giảm tỷ lệ phụ thuộc vào quốc phòng nước ngoài từ khoảng 80% vào đầu những năm 2000 xuống còn khoảng 20% hiện nay.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong ngành công nghiệp quốc phòng, với sự gia tăng xuất khẩu quốc phòng lên hơn 5,5 tỷ USD vào năm 2023, so với 4,4 tỷ USD vào năm 2022. Hơn 1/3 lượng hàng xuất khẩu là từ Baykar, nhà phát triển thiết bị bay không người lái (UAV) chiến đấu nổi tiếng Bayraktar TB2. Ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hiện có năm công ty trong danh sách Top 100 của Defense News năm 2024, bao gồm Aselsan, Turkish Aerospace Industries (TAI), Roketsan, MKE và Military Factory and Shipyard Enterprise (AFSAT).
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yılmaz đã gọi việc phê duyệt dự án "Vòm Thép" là một "quyết định lịch sử", nhấn mạnh rằng việc áp dụng các biện pháp ngoại giao đồng thời với việc tăng cường khả năng phòng thủ là rất quan trọng. Ông cũng cho biết mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ là đạt kim ngạch xuất khẩu quốc phòng 7 tỷ USD trong năm nay.
Các dự án và mục tiêu tương lai
Trong cuộc họp gần đây, Ủy ban điều hành ngành công nghiệp quốc phòng đã thảo luận về các dự án quan trọng khác, bao gồm hệ thống phòng không và tên lửa, máy bay chiến đấu đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất, Kaan, thiết bị bay không người lái khác nhau. Dự án Kaan, dự kiến sẽ thay thế phi đội F-16 cũ của lực lượng không quân nước này vào năm 2028, sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong số ít quốc gia có khả năng sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thử nghiệm nhiều loại tên lửa đạn đạo và đang tiếp tục phát triển các dự án liên quan đến không gian, hệ thống tác chiến điện tử, và phòng thủ chống UAV. Các dự án này phản ánh sự cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc nâng cao năng lực quân sự và công nghiệp quốc phòng của quốc gia.
Như vậy, hệ thống phòng không đa tầng "Vòm Thép" không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao khả năng phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ mà còn là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của quốc gia này trong việc xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ và tự chủ.
Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Tổng thống Tayyip Erdogan ngày 26/9 cho hay Quốc hội nước này sẽ giữ lời hứa phê chuẩn đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mở đường cho thương vụ bán máy bay tiêm kích F-16 cho Ankara. Trụ...