Tổng thống Đức không cho đăng tin nhắn ‘đe dọa’
Không lâu sau buổi phỏng vấn trên truyền hình kèm theo cam kết sẽ minh bạch hơn, Tổng thống Christian Wulff từ chối cho phép tờ báo bán chạy nhất nước Đức đăng bản sao tin nhắn mang nội dung đe dọa mà ông đã gửi TBT báo.
Tổng thống Đức Christian Wulff. Ảnh: AP
Cuộc trao đổi giữa Tổng thống Đức và Kai Diekmann, tổng biên tập nhật báo Bild đe dọa duy trì tranh cãi về một vụ bế bối mà ông Wulff đã mong muốn sẽ chấm dứt sau cuộc phỏng vấn có khoảng 11,5 triệu người Đức theo dõi vào tối thứ tư trước.
Vụ bê bối bắt đầu từ tháng trước khi các phóng viên báo Bild bắt đầu điều tra về một khoản vay cá nhân mà ông Wulff nhận được từ vợ của một người bạn doanh nhân giàu có khi ông còn là thống đốc bang Hạ Saxony. Tổng thống Đức sau đó đã từ chối khi các câu hỏi đưa ra về việc ông có quan hệ với người bạn doanh nhân.
Video đang HOT
Theo đoạn trích mà Bild cung cấp cho giới truyền thông, trước khi Bild đăng tải bài báo nói về khoản vay trên, ông Wulff đã tìm cách liên lạc với ông Diekmann nhưng không thành công vì ông này đang đi công tác. Tổng thống Đức sau đó đã để lại tin nhắn trong hộp thư trên điện thoại di động của Tổng biên tập tờ Bild. Tin nhắn khá tức giận và ông Wulff đe dọa sẽ có “hậu quả”, thậm chí là “cuộc chiến”, nếu tờ báo tung ra bài viết về khoản vay của ông.
Ông Wulff còn liên lạc với Chủ tịch hãng xuất bản tờ Bild Matthias Doepfner để thúc giục ông gây sức ép khiến Bild rút lại bài báo. Nhưng ông Doepfner từ chối. Ba ngày sau đó, ông Wulff đã gọi cho Diekmann lần nữa để xin lỗi vì “giọng điệu và nội dung” của tin thoại. Tờ Bild không nói chi tiết nội dung và giọng điệu đó như thế nào.
Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ tư, ông Wulff đã xin lỗi về tin nhắn của mình. Ông cho hay chỉ đơn thuần mong muốn Bild sẽ trì hoãn thông tin một ngày trong khi ông đang công du ở Trung Đông. Luật sư của ông đã công bố bản ghi nhớ sáu trang với các phóng viên vào hôm thứ năm, trong một phần những gì mà ông Wulff trả lời phỏng vấn là nỗ lực cởi mở về mọi điều đã xảy ra.
Tuy nhiên, mọi sự có vẻ không diễn ra theo xu hướng như vậy. Tổng biên tập Diekmann trong một bức thư ngỏ cho biết: “Nhằm ngăn chặn những hiểu lầm liên quan tới nội dung và động cơ cú điện thoại của ông, chúng tôi thấy cần đăng tải bản sao tin nhắn của ông”. Ông này đã yêu cầu Tổng thống cho phép làm điều đó (căn cứ theo luật pháp Đức về quyền thông tin cá nhân).
Và trong thư ngỏ của mình, câu trả lời của ông Wulff là không. Ông viết: “Những từ nói ra trong tình huống cảm xúc khác thường và dành cho ông, chứ không phải ai khác. Tôi đã xin lỗi ông không lâu sau đó. Ông đã chấp nhận lời xin lỗi này. Và đó là dấu chấm hết cho cuộc tranh cãi giữa chúng ta, và tôi tin nó nên như vậy”.
Benno H. Pppelmann, chuyên gia pháp lý tại Hiệp hội Nhà báo Đức nói với hãng Reuters rằng, có cuộc tranh luận mạnh mẽ phản đối việc xem xét tin nhắn điện thoại của ông Wulff là riêng tư, điều đó đồng nghĩa với việc Bild có thể đăng bản sao mà không cần sự cho phép.
Thời điểm còn làm thống đốc, ông Wulff có mối quan hệ tích cực với Bild cho dù ông có một vụ ly hôn và tái hôn với một người phụ nữ trẻ – thứ tin tức mà các nhật báo kiểu như Bild thường không bỏ qua. Các thông tin chính trị hấp dẫn, tin tức xã hội và giới tính của Bild thu hút khoảng 3 triệu người đọc hàng ngày.
Nhiều chính khách của Đức đã bị mất chức vì sự phanh phui của báo chí trong vài năm gần đây. Thông tin về việc Karl-Theodor zu Guttenberg “đạo” hơn nửa trong luận án tiến sĩ của mình đã khiến ông phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng năm 2011. Người tiền nhiệm của ông Wulff là Horst Khler, đã phải từ chức năm 2010 sau khi truyền thông lên tiếng chỉ trích ý kiến gây tranh cãi của ông về Afghanistan.
Trước khi trở thành Tổng thống, ông Wulff là phó phụ trách đảng bảo thủ của bà Merkel. Theo giới phân tích, nếu ông Wulff từ chức sẽ gây ra sự lúng túng và mất tập trung cho bà Merkel khi bà cố gắng chế ngự cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Các thành viên trong liên minh cầm quyền của bà đang tìm cách trở lại hoạt động bình thường và dường như họ hài lòng về các câu trả lời của ông Wulff trên truyền hình.
Nhưng phe đối lập thì không. “Chuyện của ông Wulff chưa chấm dứt”. Thomas Oppermann, phát ngôn viên Quốc hội của đảng đối lập trung tả Dân chủ Xã hội nói: “Tổng thống Wulff muốn ngăn chặn thông tin bất lợi hay trì hoãn nó? Ông ấy chấp thuận lợi thế một cách không chính đáng hay không? Ông có vi phạm bổn phận khi là thống đốc? Các câu hỏi đều không được trả lời rõ ràng”.
Theo VietNamNet
Tổng thống Đức bị chỉ trích vì đe doạ báo chí
Tổng thống Đức Christian Wulff đang gặp rắc rối với 2 vụ việc: Tìm cách ngăn chặn báo chí đưa tin bất lợi cho ông và việc bất lợi đó là một khoản vay mua nhà đầy tranh cãi ông nhận từ một doanh nhân.
Tổng thống Đức Christian Wulff.
Nhật báo Bild của Đức ngày 2.1 lên tiếng khẳng định các bản tin của báo chí Đức cho rằng, hồi tháng 12 vừa qua, Tổng thống Wulff đã gọi điện cho ông Kai Diekmann - Tổng Biên tập tờ Bild - đe doạ kiện nếu báo này đưa ra bài viết về khoản vay lãi suất thấp mà ông đã nhận. Trong tin nhắn để lại vào hộp thư thoại của Tổng Biên tập Diekmann, Tổng thống Wulff tỏ ra tức giận và đe doạ sẽ có "hậu quả" nếu tờ báo tung ra bài viết trên.
Báo Bild cho biết, vài ngày sau Tổng thống Wulff gọi điện lại để xin lỗi vì "giọng điệu và nội dung" của tin thoại - nhưng tờ báo không nói chi tiết nội dung và giọng điệu đó như thế nào. Bild cho biết thêm, ông Wulff còn gọi điện cho Mathias Doepfner - Giám đốc Nhà xuất bản Axel Springer AG của tờ Bild - thúc giục ông này gây sức ép để Bild rút lại bài báo. Nhưng ông Doepfner từ chối.
Tổng thống Wulff - một đồng minh của Thủ tướng Angela Merkel - đang đối mặt với sức ép mạnh mẽ từ báo chí Đức đòi ông phải từ chức, sau khi tờ Bild đưa tin rằng ông đã nói dối các nhà lập pháp ở bang Hạ Saxony quê hương ông về mối quan hệ của ông với doanh nhân giàu có Egon Geerkens.
Trong thời gian ông Wulff còn là Thủ hiến bang Hạ Saxony, vợ doanh nhân Geerkens đã cho ông vay 500.000 euro với lãi suất thấp 4%, thấp hơn 1% so với lãi suất ngân hàng. Tổng thống Đức đã phải lên tiếng xin lỗi về vụ bê bối vay tiền, cho rằng ông phải khai báo về khoản vay này trước khi nhậm chức tổng thống. Tuy nhiên, ông được sự ủng hộ của Thủ tướng Merkel và các đảng lớn nhất của Đức để tiếp tục nắm quyền.
Nhưng việc Báo Bild khẳng định đích thân Tổng thống Wulff - trong khi đang đi thăm chính thức các quốc gia vùng Vịnh - vẫn can thiệp để ngăn cản tờ báo đưa tin về khoản vay, đã gia tăng sức ép đối với tổng thống, đặc biệt sau khi ông đã lên tiếng nói về tự do báo chí lúc đưa ra lời xin lỗi. Người phát ngôn của Hội Nhà báo Đức đã chỉ trích hành động của ông Wulff.
Tờ Thời báo Tài chính Đức ngày 3.1 lên tiếng kêu gọi tổng thống từ chức vì ông đã không cư xử thích hợp: "Uy tín của ông ấy đã bị tổn thương bởi hàng loạt sai lầm. Một người kéo theo gánh nặng như vậy không thể tiếp tục là tổng thống".
Tờ nhật báo rất có ảnh hưởng Sueddeutsche Zeitung cũng nói rằng ông nên ra đi: "Vị trí này là quá lớn với ông Wulff". Phó Chủ tịch Đảng SPD đối lập Hubertus Heil ra tuyên bố ngày 3.1, nói rằng ông Wulff cần làm rõ mọi việc càng sớm càng tốt và lẽ ra ông không nên ngăn cản đưa tin về một việc nghiêm trọng như vậy.
Vai trò của Tổng thống Đức chủ yếu mang tính nghi thức, nhưng các rắc rối của ông Wulff có tác động tiêu cực đến Thủ tướng Merkel - người ủng hộ ông nắm quyền trong 18 tháng qua.
Theo Lao Động
Tổng thống Đức xin lỗi vì bê bối vay tiền Tổng thống Đức Christian Wulff đã chính thức lên tiếng xin lỗi vì cố tình che giấu một khoản vay trong khi kê khai tài sản cá nhân. Xì-căng-đan này đã khiến ông Wulff bị chỉ trích mạnh mẽ từ phía công chúng và chịu áp lực từ chức ngày càng gia tăng. Tổng thống Đức Christian Wulff. Ông Wulff hôm 22/12 đã...