Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ thành lập Sở Thuế vụ Nước ngoài để thu thuế nhập khẩu
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 14/1 đã công bố kế hoạch thành lập một cơ quan mới có tên là Sở Thuế vụ Nước ngoài (ERS) để thu thuế quan và các khoản thu khác từ nước ngoài – động thái sẽ đán.h dấu một sự thay đổi đáng kể trong chính sách thuế của Mỹ.
Ông Donald Trump. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cụ thể, ông Trump, người đã tuyên bố sẽ thu hẹp quy mô của chính phủ, sẽ thành lập một cơ quan mới để thực hiện các chức năng mà các cơ quan hiện có đã đảm nhiệm, bao gồm Bộ Thương mại, Hải quan và Biên phòng, những đơn vị thu thuế và doanh thu từ các quốc gia khác. Việc thành lập một cơ quan mới đòi hỏi phải được Quốc hội thông qua bằng một đạo luật và đảng Cộng hòa hiện nắm giữ đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện.
Ông cũng so sánh Sở Thuế vụ Nước ngoài với Sở Thuế vụ Nội địa (IRS), vốn là đơn vị thu thuế trong nước của Mỹ.
Video đang HOT
Nhà kinh tế học EJ Antoni của Heritage Foundation nói với The New York Post rằng ERS có thể sẽ xuất hiện thông qua “sự chuyển đổi” một cơ quan hiện tại thành một cơ quan “phục vụ tốt hơn” cho người dân Mỹ.
Tuy nhiên, ông Bryan Riley từ Liên đoàn Những người nộp thuế Quốc gia chỉ ra rằng “chính quyền liên bang thu thuế từ các nhà nhập khẩu Mỹ”, làm dấy lên câu hỏi về cách thức hoạt động của cơ quan được đề xuất. Phát biểu với tờ New York Post, ông Riley nói: “Cơ quan này không thu thuế từ các nguồn nước ngoài, do đó, không rõ mục đích của việc thành lập Cơ quan Thuế vụ Nước ngoài mới là gì. Ưu tiên tốt hơn sẽ là cải thiện hoạt động của Sở Thuế vụ để phục vụ người nộp thuế Mỹ tốt hơn”.
Trước đó, Tổng thống đắc cử đã bổ nhiệm ông chủ hãng xe điện Tesla, tỷ phú Elon Musk và doanh nhân gốc Ấn Vivek Ramaswamy để lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), một lực lượng đặc nhiệm phi chính phủ được giao nhiệm vụ tinh giản đội ngũ công chức liên bang, cắt giảm các chương trình và cắt giảm các quy định của liên bang, tất cả đều là một phần trong chương trình mà ông gọi là “Giải cứu nước Mỹ” trong nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng.
Cảng hàng hóa Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Thuế quan, với mối đ.e dọ.a về mức thuế tiềm tàng 25% đối với tất cả hàng hóa từ các đồng minh như Canada và Mexico, 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, đã được nêu ra trong chương trình nghị sự kinh tế của ông Trump khi ông bước vào nhiệm kỳ thứ hai.
Các nhà kinh tế và đảng Dân chủ ch.ỉ tríc.h động thái này, lo ngại về việc tăng thuế hàng nghìn tỷ USD đối với các gia đình Mỹ. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng chi phí thuế quan sẽ được chuyển sang người tiêu dùng và nhìn chung họ hoài nghi về điều này, coi đây là cách kém hiệu quả để chính phủ huy động tiề.n và thúc đẩy sự thịnh vượng.
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế 'ăn miếng, trả miếng'
Ngày 19/11, Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF) cảnh báo chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng, dù rằng châu Á vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu.
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Giám đốc IMF khu vực châu Á - Thái Bình Dương Krishna Srinivasan đã đưa ra cảnh báo trên tại một diễn đàn về các rủi ro mang tính hệ thống, diễn ra tại Cebu, Philippines. Theo ông, việc các nước áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu để đáp trả lẫn nhau có nguy cơ phá vỡ triển vọng tăng trưởng trên toàn khu vực, dẫn đến chuỗi cung ứng dài hơn và kém hiệu quả hơn.
Cảnh báo của ông Srinivasan được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về kế hoạch của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và ít nhất 10% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác.
Ông cho rằng thuế quan có thể cản trở thương mại toàn cầu, cản trở tăng trưởng ở các quốc gia xuất khẩu và có khả năng làm tăng lạm phát ở Mỹ, buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed - Ngân hàng trung ương) phải thắt chặt chính sách tiề.n tệ, bất chấp triển vọng tăng trưởng toàn cầu ảm đạm.
Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất lên tới 45,3%, khiến Bắc Kinh đáp trả bằng việc áp thuế nhập khẩu từ 30,6% đến 39,0% đối với rượu mạnh từ EU, với lý do các sản phẩm nhập khẩu này đang gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất rượu trong nước.
IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,2% cho cả năm 2024 và 2025, yếu hơn so với dự báo lạc quan hơn của IMF đối với châu Á, ở mức 4,6% cho năm nay và 4,4% cho năm tới.
Ông Srinivasan nhận định châu Á đang chứng kiến một giai đoạn chuyển đổi quan trọng, tạo ra những điều khó đoán định, trong đó có rủi ro từ căng thẳng thương mại leo thang giữa các đối tác thương mại lớn. Ông nói thêm rằng bất ổn xung quanh chính sách tiề.n tệ ở các nền kinh tế tiên tiến và kỳ vọng thị trường liên quan có thể ảnh hưởng đến các quyết định tiề.n tệ ở châu Á, tác động đến dòng vốn toàn cầu, tỷ giá hối đoái và các thị trường tài chính khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tiết lộ vai trò của quân đội nước ngoài tại Ukraine Các cuộc thảo luận về sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Ukraine như một đảm bảo an ninh sau thỏa thuận ngừng bắ.n đã trở nên sôi động hơn sau cuộc họp tại Paris giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu...