Tổng thống Bồ Đào Nha tự cách ly
Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa ngày 6/1 thông báo quyết định tự cách ly sau khi tiếp xúc với người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Marcelo Rebelo de Sousa, 72 tuổi, hiện đang vận động tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống thứ 2. Theo kế hoạch, ông sẽ có một số buổi tranh luận trước khi bầu cử diễn ra vào ngày 24/1 tới.
Theo tuyên bố được Văn phòng tổng thống chia sẻ trên trang thông tin chính thức của ông Rebelo de Sousa, nhân vật nhiễm SARS-CoV-2 mà Tổng thống tiếp xúc là thành viên của Casa Civil – cơ quan gồm các chuyên gia tư vấn cho tổng thống.
Video đang HOT
Hiện ông Rebelo de Sousa đang chờ kết luận của cơ quan y tế nước này về kết quả kiểm tra và thời gian ông phải cách ly.
* Tại Thụy Sĩ, ngày 6/1, nước này thông báo dự định gia hạn lệnh phong tỏa thêm 5 tuần, tức là duy trì các biện pháp hạn chế đang được áp dụng cho đến cuối tháng 2/2021. Theo đó, toàn bộ nhà hàng, các trung tâm văn hóa, sáng tạo đều phải đóng cửa. Dự kiến, quyết định sẽ chính thức được đưa ra trong tuần tới sau khi chính phủ tham vấn cùng với chính quyền các bang.
Từ giữa tháng 12/2020, quốc gia châu Âu này đã ban bố lệnh phong tỏa trong 1 tháng, yêu cầu các nhà hàng, trung tâm thể thao đóng cửa, người dân hạn chế ra ngoài đường. Việc gia hạn các biện pháp này nhằm duy trì nỗ lực phòng chống dịch bệnh và đảm bảo số ca nhiễm mới ở mức ổn định trong vài tuần tới.
Thụy Sĩ đến nay ghi nhận 470.789 ca nhiễm SARS-CoV-2, tương đương hơn 5,4% dân số, trong đó số ca tử vong là 7.434 ca. Theo các chuyên gia, Thụy Sĩ là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới tính đến cuối tháng 12/2020. Nước này cũng đã ghi nhận ít nhất 28 trường hợp nhiễm biến thể của SARS-CoV-2 tại Anh.
* Chính phủ Na Uy đang soạn thảo dự luật cho phép nước này ban bố lệnh giới nghiêm sau khi số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng lên mức cao chưa từng thấy.
Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Monica Maeland ngày 6/1 cho biết việc soản thảo văn kiện này chỉ mang tính chất chuẩn bị và lệnh giới nghiêm chỉ được ban bố trong tình huống dịch bệnh nghiêm trọng như số ca nhiễm mới tăng cao và hệ thống y tế có nguy cơ sụp đổ. Bà cũng bày tỏ hi vọng tình huống này sẽ không xảy ra.
Trong ngày 5/1, Na Uy ghi nhận 930 ca nhiễm mới, mức cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Dù vẫn là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất tại châu Âu, Na Uy trong tháng qua liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới gia tăng và ước tính tỷ lệ lây nhiêm có thể lên tới 1,4.
Bồ Đào Nha ban bố tình trạng y tế khẩn cấp
Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa ngày 6/11 đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp, qua đó cho phép chính phủ nước này triển khai áp đặt các biện pháp hạn chế nhằm ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng tại châu Âu.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện Sao Joao, Bồ Đào Nha, ngày 22/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu trên sóng truyền hình, ông Marcelo Rebelo de Sousa cho biết ông đã ký sắc lệnh liên quan đến tình trạng khẩn cấp quốc gia lần thứ 2 kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nước này. Sắc lệnh này dự kiến có hiệu lực ít nhất 2 tuần, bắt đầu ngày 9/11, theo đó giới chức nước này có thể áp đặt các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đặc biệt tại các vùng có nguy cơ cao.
Dự kiến, Hội đồng Bộ trưởng Bồ Đào Nha sẽ nhóm họp trong ngày 7/11 để quyết định biện pháp ứng phó dịch bệnh cụ thể như lệnh giới nghiêm ban đêm giống với một số nước châu Âu khác hoặc đo thân nhiệt tại các địa điểm tập trung đông người.
Trong làn sóng dịch bệnh COVID-19 đầu tiên hồi tháng 3/2020, Bồ Đào Nha đã áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 6 tuần, từ 19/3 đến 2/5. Hiện vẫn còn 7,1 triệu người dân nước này đang sinh hoạt trong tình trạng bình thường mới: hạn chế đi lại và làm việc tại nhà trong trường hợp có thể. Ở làn sóng dịch bệnh lần này, Bồ Đào Nha vẫn cho phép trường học, nhà hàng, và các cửa hàng mở cửa. Tuy nhiên, thời gian phục vụ của nhà hàng và cửa hàng bị hạn chế.
Dịch bệnh COVID-19 đến nay đã khiến 167.000 người tại Bồ Đào Nha nhiễm virus SARS-CoV-2 và cướp đi sinh mạng của hơn 2.700 người ở nước này.
Châu Âu hiện là điểm nóng dịch bệnh COVID-19 trên thế giới với tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đã lên tới 11,62 triệu ca nhiễm virus, trong đó có hơn 287.000 ca tử vong.
Hơn 9 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 9 triệu ca nhiễm và gần 470.000 người chết do nCoV, tình hình dịch tại một số nơi có xu hướng nghiêm trọng trở lại. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 9.032.065 ca nhiễm và 469.527 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 131.832 và 3.412 so với hôm qua. Tổng cộng 4.795.420 người...