Tổng thống Biden khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/2 cho biết ông không tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay hoặc năm tới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trên chương trình truyền hình PBS, khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng sẽ có suy thoái trong năm nay hay không, Tổng thống Biden khẳng định: “Không, hay kể cả là năm sau.
Kể từ thời điểm tôi đắc cử, có bao nhiêu chuyên gia đã dự đoán trong vòng 6 tháng tới sẽ có suy thoái kinh tế?”.
Trong nhiều tháng qua, các nhà kinh tế đã cảnh báo về một cuộc suy thoái có thể xảy ra khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Bản thân Tổng thống Biden từng nói rằng suy thoái kinh tế có thể xảy ra , nhưng đầu tuần này, ông nói với các phóng viên rằng rủi ro là rất thấp.
Nhìn chung, dữ liệu kinh tế trong những tháng gần đây đã chuyển biến theo hướng tích cực hơn, sau thời gian lạm phát tăng vọt lên mức cao nhất trong 40 năm vào mùa Hè năm ngoái và các báo cáo của chính phủ cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể đang rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, số lượng việc làm tăng mạnh vào tuần trước, bất chấp tình trạng sa thải nhân viên trong lĩnh vực công nghệ cũng như trong các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất như địa ốc và tài chính, đã dội một “gáo nước lạnh” vào kỳ vọng của thị trường rằng ngân hàng trung ương Mỹ sắp tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Kinh tế Mỹ suy thoái ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế đang phát triển
Kinh tế Mỹ suy thoái sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt các nước đang phát triển.
Đây là nhận định mới của ông Josua Pardede, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Permata (Indonesia).
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, ông Pardede cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã suy giảm trong 2 quý liên tiếp, là dấu hiệu cho thấy kinh tế bắt đầu suy thoái. Một số yếu tố cấu thành nền kinh tế như tiêu dùng đã giảm, lạm phát tăng tới mức cao nhất trong 40 năm. Nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới sẽ cao hơn nhiều trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cùng tăng khiến tiêu dùng và đầu tư giảm.
Theo nhà kinh tế này, một cú sốc xảy ra với nền kinh tế Mỹ cũng sẽ khiến kinh tế toàn cầu chững lại và trao đổi thương mại toàn cầu giảm. Khi đó, xuất khẩu của Indonesia và các nước đang phát triển cũng sẽ giảm vì Mỹ là đối tác thương mại chính của những nước này. Do đó, các nước đang phát triển, trong đó có Indonesia, nên giảm thiểu hoặc tránh bị ảnh hưởng nặng nề bằng cách tìm thêm các đối tác thương mại, củng cố những nền tảng kinh tế nội địa và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Ngoài ra, nhà kinh tế trưởng của Permata cũng cảnh báo khi kinh tế Mỹ suy thoái, tâm lý e ngại rủi ro cũng sẽ tăng cao dẫn tới tình trạng rút vốn từ các thị trường tài chính, đặc biệt là trái phiếu. Ông dẫn chứng khối lượng sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ của Indonesia đã giảm khoảng 7,8 tỷ USD nên về cơ bản, điều này khiến đồng nội tệ rupiah yếu đi so với đồng USD. Do đó, các chính phủ và các ngân hàng trung ương ở những nước đang phát triển cần thực hiện các biện pháp để ổn định tỷ giá.
FED không loại trừ khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái Ngày 22/6, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhận định mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn đang vững mạnh, song một loạt đợt tăng lãi suất mạnh nhằm hạ nhiệt lạm phát vẫn có thể dẫn đến suy thoái. Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ ngày 14/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN Phát...