Tổng kết phong trào “Thiếu nhi ham đọc sách”
Nằm trong khuôn khổ Phiên chợ sách 2019, Thư viện khoa học tổng hợp Đà Nẵng đã tổ chức lễ tổng kết, phát thưởng cho những em thanh, thiếu nhi đọc sách 2018 – 2019, đồng thời phát động phong trào đọc sách năm 2019 – 2010.
Các em thiếu niên nhận giải trong phong trào thiếu nhi ham đọc sách
Giải thưởng dành cho các em dựa trên các tiêu chí: học sinh ham đọc sách, mượn trả sách đúng thời hạn, có ý thức bảo quản, giữ gìn sách, không mượn truyện tranh và có thành tích đọc sách vượt trội. Theo đó, đã có 50 học sinh các khối Tiểu học, THCS, Mầm non được nhận giải thưởng ham đọc sách.
Trong những năm qua, với mong muốn xây dựng phòng đọc sách thiếu nhi là điểm đến văn hóa, tri thức không thể thiếu, từ đó lan tỏa phong trào đọc sách trong cộng đồng, Thư viện Đà Nẵng đã liên tục đổi mới các hoạt động giới thiệu sách hay, sách mới hàng tháng để thu hút các độc giả “nhí”, bổ sung 4.589 bản tài liệu thiếu nhi, cấp gần 2.000 thẻ thư viện.
Thư viện Đà Nẵng là nơi tổ chức những phong trào thi đua, học tập sôi nổi của thiếu nhi thành phố
Video đang HOT
Với gần 37.000 bản sách phòng thiếu nhi, Thư viện Đà Nẵng đã trở thành nơi tìm kiếm tri thức quen thuộc của các độc giả nhí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, là lựa chọn an toàn, lý tưởng của các bậc cha mẹ. Trong thời gian qua đã có khoảng 41.244 lượt độc giả đến thư viện; lượt sách luân chuyển tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra các chương trình lý thú như tổ chức cuộc thi “Em là thủ thư nhí”; trình chiếu phim 3D trong dịp hè; “Vui cùng câu lạc bộ ứng dụng – Stem”… sẽ góp phần làm tăng thêm lượng độc giả đến thư viện trong mùa hè năm 2019.
Ông Phạm Hồng Thái – Giám đốc Thư viện Đà Nẵng chia sẻ: “Nhằm phát động phong trào đọc sâu rộng, trong năm học 2019 – 2010, Thư viện Đà Nẵng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động như định hướng các em trong việc chọn lựa sách tốt, sách hay… theo từng độ tuổi, đồng thời tổ chức có chất lượng các hoạt động vui chơi giải trí trong dịp hè”.
NGỌC HÀ
Theo baovanhoa
Đưa sách gần hơn với học sinh
Cùng với mô hình thư viện xanh ngay tại sân trường nhằm thu hút HS đọc sách một cách thuận tiện, thân thiện, từ khoảng 7 năm trở lại đây, trường THCS Kim Đồng (Q Hải Châu, TP Đà Nẵng) duy trì Ngày tặng sách, quyên góp SGK, sách truyện trong phụ huynh và HS.
Nguồn sách này, một phần nhà trường dùng để ủng hộ cho HS các vùng khó khăn, một phần để dành tặng cho HS nghèo trong trường nhằm giúp các em không phải "học chay".
Phòng đọc sách của thư viện trường THCS Kim Đồng (Q Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Thư viện mở
Cô thủ thư trường THCS Kim Đồng cho biết, mình không nhớ được đã cho bao nhiêu HS mượn SGK vì không vào sổ. "Riêng SGK quyên góp được từ nguồn sách cũ, nhà trường dùng một phần để ủng hộ cho HS các vùng khó khăn, số còn lại được dùng để HS trong trường mượn để học. Kho SGK là kho sách mở, HS có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình, có em mượn nguyên cả bộ sách, nhưng cũng có em chỉ mượn một vài quyển, thậm chí, có những HS quên mang SGK của buổi học hôm đó cũng có thể đến thư viện mượn về lớp dùng trong ngày".
Trường THCS Kim Đồng có lẽ là một trong những trường sớm xây dựng mô hình thư viện xanh. Xác định thư viện trường học là môi trường khơi gợi, nhân rộng phong trào đọc sách, báo cho các em, góp phần đưa văn hóa đọc phát triển sâu rộng, chính vì vậy, từ sự hỗ trợ nguồn lực của Hội cha mẹ phụ huynh HS, nhà trường đã xây dựng các tủ sách đặt ngoài trời, thiết kế và bố trí khu vực ghế ngồi, nơi đọc để mỗi giờ ra chơi, HS không còn phải chen lấn nhau trong thư viện mà có thể tìm cho mình một nơi mát mẻ dưới gốc cây để đọc sách. Từ ngày có thư viện xanh, số lượng HS trường Kim Đồng tham gia đọc sách đông hơn, giờ ra chơi, hình ảnh HS đùa nghịch chạy giỡn hay chúi đầu vào điện thoại đã được thay thế bằng hình ảnh các em ngồi đọc sách hoặc chơi các môn thể thao.
Ngoài mô hình Thư viện xanh, thư viện nhà trường thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu sách mới, phát động phong trào đọc sách đến các khối lớp, các em học sinh bằng nhiều hình thức: Giới thiệu sách dưới cờ theo chủ đề hàng tháng, viết lên bảng tin, trong buổi sinh hoạt tại lớp. Thư viện nhà trường kết hợp với các tổ chuyên môn và Tổng phụ trách Đội tổ chức cuộc thi "Hội thi Kể chuyện theo sách" cho học sinh khối 6, 7, 8, 9.
Ngoài thư viện truyền thống, mô hình thư viện điện tử cũng được trường THCS Kim Đồng triển khai từ sớm. Nhà trường đã trang bị 20 máy chiếu/20 phòng học từ nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh. HS có thể tìm đọc sách tại lớp trên tang thư viện điện tử trong giờ học, giờ sinh hoạt lớp; GV thông qua việc truy cập vào thư viện điện tử có thể giới thiệu cho HS những quyển sách tham khảo liên quan đến môn học, đến bài giảng ngay trong giờ học của mình. Như vậy vừa giúp HS hứng thú với môn học vừa tạo cho các em thói quen tra cứu thông tin qua sách báo hoặc qua mạng internet.
Ngày hội tặng sách
Để tăng thêm sự phong phú về nguồn sách cho thư viện nhà trường, ngoài việc trang bị, bổ sung hằng năm, trường THCS Kim Đồng còn phát động phong trào tặng sách trong phụ huynh và HS toàn trường.
"Với nguồn sách được ủng hộ, chúng tôi để dành một phần để ủng hộ cho HS các vùng khó khăn, gặp thiên tai bão lũ, một phần để dành tặng cho HS nghèo trong trường nhằm giúp các em không phải "học chay", phần lớn còn lại là để tăng nguồn sách cho thư viện, tạo sự phong phú đa dạng về đầu sách, đây cũng chính là một hình thức luân chuyển sách trong học sinh, tạo điều kiện cho các em đọc nhiều loại sách khác nhau" - thầy Nông Văn Thuần, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Đơn cử như với Ngày hội tặng sách, năm học 2014 - 2015, trường THCS Kim Đồng nhận được hơn 800 bản sách với giá trị hơn 34 triệu đồng từ nguồn ủng hộ của phụ huynh; trong đó có nhiều bản sách quý, giá trị lớn. Hội phụ huynh các lớp cũng đầu tư 5 tủ sách thân thiện đặt trong sân trường và thường xuyên mở cửa cho các em đọc sách...
Mới đây, từ nguồn ủng hộ của Ngày hội tặng sách, trường THCS Kim Đồng đã tặng cho HS trường Tiểu học Sông Kôn (H Đông Giang, Quảng Nam) gần 1.000 đầu SGK của bậc Tiểu học và THCS; 50 suất học bổng, mỗi suất trị giá 200.000 đồng và 1.500 quyển vở, bút viết: 1.500 cây.
Thư viện trường THCS Kim Đồng đã được công nhận danh hiệu thư viện đạt chuẩn trong năm học 2003-2004, đến năm học 2018 - 2019 thư viện trường phấn đấu xây dựng thư viện tiên tiến trong năm học kiểm tra công nhận. Ngày hội tặng sách, cùng với Ngày hội đọc sách trở thành một hoạt động định kỳ trong trường phổ thông những năm gần được xem như là một phương cách góp phần hình thành văn hóa đọc cho học sinh.
Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Thư viện là nơi phát triển phẩm chất, kỹ năng cho học sinh Trong hơn 18 năm có mặt ở nước ta, tổ chức Room to Read (RtR) Việt Nam đã xây dựng được 1.522 mô hình "Thư viện thân thiện", 765 thư viện nhân rộng tại 34 tỉnh, thành trên cả nước với tỷ lệ mượn sách là 22,4 cuốn/em/năm. Bằng những việc làm của mình, RtR bước đầu đã giúp hình thành thói quen...