Tổng hợp các kiến thức về đạm mà mẹ không thể bỏ qua
Sự phát triển khỏe mạnh dài lâu của trẻ nhỏ phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm mà con dung nạp hằng ngày.
Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng công thức có đạm OPTIPRO giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cả hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch
Vai trò quan trọng của đạm với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ
Trong quá trình phát triển từ sơ sinh đến khi trưởng thành, bé cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu như: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Trong đó, đạm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định nhất trong số 50 dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Đạm ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ, đạm là dưỡng chất quan trọng bậc nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, hình thành và thay thế tất cả các tế bào, mô… giúp bé phát triển khỏe mạnh. Đạm còn là thành phần quan trọng cấu tạo nên các kháng thể giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh, tăng cường đáp ứng miễn dịch của trẻ, giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại các mầm bệnh và hình thành nên các loại enzym (men) và chất xúc tác sinh học giúp tiêu hóa và hấp thu tốt. Ngoài ra, chất đạm cũng góp phần quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển trí não vốn rất mạnh trong những năm đầu đời của trẻ.
Dùng đạm thế nào cho tốt?
Mặc dù đạm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với trẻ, tuy nhiên, các mẹ cần phải biết dùng loại đạm gì và dùng như thế nào thì tốt cho trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, các mẹ cần chọn sản phẩm dinh dưỡng có hàm lượng đạm phù hợp và chất lượng đạm tối ưu. Việc ăn quá nhiều đạm trong 1.000 ngày đầu đời sẽ “lập trình” nên xu hướng tăng cân nhanh và sớm, là yếu tố thuận lợi của thừa cân, béo phì sau này. Ngoài ra, khẩu phần đạm dư thừa trong các giai đoạn phát triển quan trọng cũng liên quan đến việc tăng tỷ lệ suy giảm trí tuệ sau này trong cuộc sống, tăng tần suất mắc bệnh đái tháo đường ở trẻ em, và có thể ảnh hưởng lâu dài lên chức năng thận.
Video đang HOT
Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ cần nhu cầu đạm khác nhau. Do đó, mẹ cần điều chỉnh hàm lượng đạm trong bữa ăn hằng ngày của trẻ để đảm bảo cho trẻ hấp thu đầy đủ theo nhu cầu, không thiếu, không thừa. Mặt khác, không phải tất cả các loại đạm đều giống nhau. Đạm từ các nguồn khác nhau sẽ có hàm lượng, chất lượng khác nhau. Ví dụ: đạm sữa bò khác với đạm sữa mẹ về hàm lượng và chất lượng như tỷ lệ đạm whey, casein, thành phần các a xít amin. Các mẹ thường thích cho con uống sữa có hàm lượng đạm cao để tăng cân nhanh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu trẻ hấp thu lượng đạm quá cao trong thời kỳ nhũ nhi sẽ gây lập trình chuyển hóa sớm, tích lũy các tế bào mỡ, gây tăng cân sớm và thừa cân béo phì; gây áp lực cho thận; làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tiêu hóa kém.
Nguồn cung cấp đạm có lợi
Trong 6 tháng đầu đời, bé cần được bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo hấp thu hàm lượng và chất lượng đạm phù hợp với nhu cầu, cũng như được truyền kháng thể từ mẹ.
Từ 6-24 tháng, kích thước dạ dày của bé của vẫn còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa được lượng lớn thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng… để đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Sữa vẫn là nguồn cung cấp đạm chính, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Mẹ nên duy trì cho bé bú sữa mẹ đến 18-24 tháng. Trong trường hợp không thể tiếp tục duy trì cho bé bú mẹ, có thể lựa chọn các loại sữa có hàm lượng đạm phù hợp với lứa tuổi để dễ hấp thu, hạn chế nguy cơ thừa cân, béo phì.
Trẻ bắt đầu cứng cáp và ăn được đa dạng các loại thực phẩm khác nhau khi được 24-36 tháng, đồng thời, lượng thức ăn mỗi bữa của con cũng tăng theo. Tuy nhiên, mẹ cần cân đối tỷ lệ chất đạm trong mỗi bữa ăn hàng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Ngoài ra, các sản phẩm dinh dưỡng công thức có chứa đạm OPTIPRO, loại đạm tối ưu có tác động toàn diện đến sự phát triển khỏe mạnh của bé, từ tiêu hóa đến miễn dịch, cũng là một sự lựa chọn để hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cho con. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ và các thức ăn chế biến sẵn.
Theo thanhnien
7 lợi ích của nước với sức khỏe
Uống nước đúng cách bạn sẽ giảm cân, đẹp da, thanh lọc cơ thể, không sỏi thận...
Theo Web MD, nước là thức uống an toàn, cần thiết và có nhiều lợi ích đối với cơ thể.
Giảm cân
Nước làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể. Khi uống nước, cơ thể bạn phải vận động, làm nóng nước lên để đốt cháy calo. Ngoài ra, uống một ly trước bữa ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn.
Cung cấp năng lượng
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy uống nước. Bổ sung nước giúp tim hoạt động hiệu quả, đưa máu vận chuyển oxy cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu khác đến các bộ phận cơ thể.
Giảm stress
Khoảng 70-80% mô não là nước. Khi cơ thể bị mất nước, có thể do bị căng thẳng. Nên uống nước lúc không thấy khát, bởi cảm giác khát tức là cơ thể bạn trước đó đã thiếu nước.
Phát triển cơ bắp
Nước uống giúp ngăn ngừa chuột rút cơ bắp cơ thể. Uống nước bổ sung năng lượng để bạn tập thể dục.
Làm đẹp da
Làn da đẹp tự nhiên khi được cấp đủ nước. Ảnh: WebMD
Các nếp nhăn sẽ xuất hiện khi bạn bị mất nước. Nước uống chứa hydrat giúp làn da mịn màng trẻ trung. Nước cũng giúp đào thải các tạp chất, cải thiện lưu thông máu, giúp làn da sáng hơn.
Làm sạch cơ thể
Cùng với chất xơ, nước rất quan trọng cho chức năng tiêu hóa. Nước hòa tan các chất thải và thanh lọc cơ thể. Cơ thể mất nước sẽ khiến đại tràng bị khô và bài tiết chất thải khó khăn.
Giảm sỏi thận
Nước hòa tan với muối và khoáng chất trong nước tiểu ở bàng quang tạo thành các tinh thể rắn gọi là sỏi thận. Sỏi thận không thể hình thành trong nước tiểu pha loãng, khi bạn uống đủ nước.
Thùy An
Theo VNE
Kinh nghiệm ăn các sản phẩm làm từ sầu riêng không bị đầy bụng Sầu riêng là trái cây được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào ăn các loại bánh từ sầu riêng sẽ tốt cho cơ thể. Có hàng trăm cách chế biến khác nhau để tạo ra những món ăn ngon từ trái sầu riêng. Trong đó các loại bánh trung thu có...