Tổng chủ biên Khoa học Tự nhiên: đây là môn học mới, không phải 3 môn dồn 1

Đối với môn Khoa học tự nhiên, nhiều người quan niệm đây là sự cộng vào cơ học của 3 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn nói đó là quan niệm sai.

Phó Giáo sư. Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, Tổng chủ biên sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ Cánh Diều cho biết dạy học tích hợp là yêu cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Trong đó, học sinh cần vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

Có thể nói tất cả các nước, khi chuyển đổi từ giáo dục theo định hướng phát triển nội dung sang giáo dục phát triển năng lực thì đều nhấn mạnh tới dạy học tích hợp, trong đó có cả tích hợp nội môn, liên môn và xuyên môn.

Tổng chủ biên Khoa học Tự nhiên: đây là môn học mới, không phải 3 môn dồn 1 - Hình 1

Phó Giáo sư. Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, Tổng chủ biên sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ Cánh Diều. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Dạy học tích hợp khá phổ biến trên thế giới và có thể nói là ở hầu hết các nước trên thế giới. Một kết quả nghiên cứu về dạy học tích hợp môn Khoa học (Science) ở 68 nước trên thế giới của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã cho thấy hầu hết các nước đều dạy học tích hợp môn Khoa học ở cấp trung học cơ sở.

Những nước có nền giáo dục tiên tiến như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc,…. Canada và nhiều bang ở Mĩ đều dạy môn Khoa học ở cấp trung học cơ sở thay cho 3 môn học riêng rẽ là Vật lí, Hoá học, Sinh học. Ở khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Philippin, Campuchia, Lào,… cũng đã dạy môn Khoa học từ nhiều năm nay.

Ở Việt Nam, dạy học môn Khoa học đã được đưa ra thảo luận từ những năm 2000 (trong lần đổi mới sách giáo khoa lần trước), nhưng vào thời điểm đó chúng ta chưa có đủ điều kiện thực hiện.

Lần đổi mới chương trình và sách giáo khoa lần này, đứng trước yêu cầu của xây dựng chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, dạy học gắn liền với các tình huống thực tiễn nên dạy học tích hợp được nhấn mạnh và môn học Khoa học tự nhiên được thực hiện.

Trong môn Khoa học tự nhiên, nhiều nội dung giáo dục được lồng ghép vào giáo dục khoa học: tích hợp giáo dục khoa học với kĩ thuật, với giáo dục sức khoẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững”, Phó Giáo sư. Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn nhấn mạnh

Đối với môn Khoa học tự nhiên, nhiều người quan niệm đây là sự cộng vào cơ học của 3 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học. Phó Giáo sư. Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn cho biết đây là quan niệm sai lầm.

Video đang HOT

Tiến sĩ Tuấn cho hay: “Môn Khoa học tự nhiên là môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lí, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất,… nhưng không phải là sự cộng lại cơ học của 3 môn Vậy lí, Hoá học, Sinh học.

Trong môn Khoa học tự nhiên, các chủ đề /bài học được sắp xếp theo thứ tự đảm bảo tính logic khoa học đồng thời làm nổi bật những nguyên lí và quy luật chung nhất của thế giới tự nhiên, phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh. Phương pháp tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên chủ yếu theo 2 cách:

(1) Các bài học có thể khác nhau nhưng nội dung của bài học đều tập trung làm nổi bật các nguyên lí và quy luật của tự nhiên (5 nguyên lí và quy luật của tự nhiên được quy định trong chương trình môn học), và do vậy các nguyên lí và quy luật này là “sợi dây” kết nối các bài học của cả môn học lại với nhau thành một thể thống nhất.

(2) Trong 4 bước của mỗi bài học, ở bước thứ 4 (bước vận dụng kiến thức) giáo viên cần giúp học sinh sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực để giải quyết những vấn đề của thực tiễn”.

Chia sẻ về thiết kế sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên lớp 6, Phó Giáo sư. Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn cho biết:

“Khoa học tự nhiên là một môn học, không có các “phân môn” nên không có phần nào ghi là Vật lí, Hoá học hay Sinh học. Kiến thức của các mạch nội dung được đan xen và bổ trợ cho nhau. Ví dụ trong mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” có lồng ghép một số kiến thức vật lí và sinh học giúp cho học sinh tiếp cận với các kiến thức tổng hợp và vận dụng kiến thức vào thực tiễn dễ dàng hơn”.

“Mặc dù chương trình môn Khoa học tự nhiên không có các “phân môn” riêng rẽ về Vật lí, Hoá học hay Sinh học nhưng vẫn có các mạch nội dung về “Chất và sự biến đổi của chất”, “Vật sống”, “Năng lượng và sự biến đổi”, “Trái Đất và Bầu trời” nên trong những năm đầu thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới nhà trường có thể phân công giáo viên dạy học theo từng mạch nội dung gần với chuyên môn của giáo viên nhất, tránh sự xáo trộn không cần thiết về đội ngũ giáo viên”, Phó Giáo sư. Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn nhấn mạnh.

Một số người cho rằng, một giờ học Khoa học tự nhiên sẽ có 3 thầy cô giáo cùng lên lớp dạy. Về điều này, Phó Giáo sư. Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn khẳng định không có hình thức dạy học 3 giáo viên cùng dạy một giờ học vì sách không thiết kế cả 3 lĩnh vực chuyên môn sâu trong một bài học. Nghĩ như vậy là hiểu không đúng về dạy học tích hợp.

Với việc tích hợp 3 môn lại như vậy thì khâu kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ như thế nào? Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên Mai Sỹ Tuấn cho biết:

“Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì đánh giá cũng theo yêu cầu của đánh giá năng lực. Vì Khoa học tự nhiên là một môn học (không chia ra thành phân môn) nên kiểm tra và đánh giá cũng tương tự như các môn học khác – kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Học đến phần nào thì đánh giá thường xuyên ở phần đó, sau một thời gian nhất định thì đánh giá định kì theo yêu cầu của cấp quản lí giáo dục.

Trong quá trình dạy học, giáo viên dạy một mạch nội dung cần có sự góp ý xây dựng bài học của các giáo viên khác trong nhóm giáo viên Khoa học tự nhiên. Không nên dạy độc lập, nếu ai dạy phần nào biết phần đó thì sẽ khó có bài dạy hay”.

Môn Sử, Địa, Lý, Hoá, Sinh sẽ 'biến mất' từ lớp 6: Giáo viên có thất nghiệp?

"Tích hợp các môn Khoa học tự nhiên lớp 6 thế nào, triển khai dạy tích hợp ra sao, giáo viên có kịp thay đổi không" là thắc mắc được dư luận đặt ra.

Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, bậc THCS, môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học là riêng biệt. Tuy nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn học này sẽ tích hợp trở lại hai môn chính gồm: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý. Điều này khiến nhiều giáo viên lo lắng việc dạy và học bị xáo trộn khi các thầy cô quen với việc dạy và được đào tạo đơn môn.

Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn, thành viên Ban Phát triển chương trình Giáo dục phổ thông mới, Chủ biên sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ Cánh Diều cho biết, dạy học tích hợp là xu hướng phổ biến của giáo dục tiếp cận phát triển năng lực trên thế giới hiện nay.

Kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam cho thấy dạy học tích hợp giúp việc học của học sinh gắn với thực tế hơn. Từ đó giúp học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết, khả năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.

Trong thế giới tự nhiên, mọi sự vật và hiện tượng là thể thống nhất. Việc chia ra các lĩnh vực khoa học (hay các môn học) là để nghiên cứu sâu sự vật và hiện tượng ở khía cạnh nhất định.

Khi giải quyết một vấn đề của tự nhiên thì không chỉ cần tới khía cạnh nào mà cần kiến thức tổng hợp, cần sự tích hợp của nhiều kiến thức khác nhau. Chúng ta đều biết tính thống nhất trong giáo dục Khoa học tự nhiên thể hiện ở cả đối tượng, phương pháp nhận thức, những nguyên lý và khái niệm cơ bản.

Môn Sử, Địa, Lý, Hoá, Sinh sẽ biến mất từ lớp 6: Giáo viên có thất nghiệp? - Hình 1

Sách giáo khoa lớp 6 - bộ Cánh diều.

Cũng theo phó giáo sư Tuấn, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn học tích hợp được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Ở cấp tiểu học, môn học có tên Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học. Đến cấp trung học cơ sở sẽ phát triển thành môn Khoa học tự nhiên. Ở cấp trung học phổ thông, khoa học tự nhiên được chia ra thành các môn học riêng rẽ là Vật lý, Hoá học và Sinh học.

Như vậy, xu hướng tích hợp trong chương trình giáo dục mới lần này là tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên.

Trên thế giới có nhiều nước dạy môn "Khoa học tự nhiên" ở cấp THCS (chẳng hạn như ở Anh, Thụy Sỹ, Xứ Wales, Australia, Niu Di-lan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều bang ở Mỹ...).

Nội dung kiến thức của Vật lý, Hóa học, Sinh học liên kết với nhau thông qua các nguyên lý và khái niệm chung của tự nhiên. Bên cạnh đó chương trình tích hợp còn thuận lợi trong việc thiết kế một số chủ đề tích hợp như chủ đề về biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, việc xây dựng môn Khoa học tự nhiên sẽ tránh trùng lặp kiến thức được dạy ở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của học sinh trong nhà trường hiện nay.

Về thời lượng môn học, phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn cho biết không tăng thời lượng dạy học. Chương trình được xây dựng cả cấp học là 560 tiết, chiếm 12% tổng số giờ của tất cả các môn học. Như vậy thời lượng không có thay đổi nhiều so với chương trình hiện hành nên không làm dư thừa số giáo viên hiện nay hay làm thiếu hụt giáo viên.

So với chương trình của các nước, nếu môn Khoa học tự nhiên chiếm từ 11 đến 14%, thì môn học của chúng ta là ở mức trung bình. So với chương trình hiện hành (tổng số 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học là 595 tiết) thì chương trình lần này có ít đi đôi chút nhưng không nhiều.

Môn Sử, Địa, Lý, Hoá, Sinh sẽ biến mất từ lớp 6: Giáo viên có thất nghiệp? - Hình 2

Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn.

Về nội dung, ông cho biết, môn Khoa học tự nhiên thay đổi làm cho chương trình nhẹ hơn và hấp dẫn hơn với người học, do môn này không đi sâu mô tả đối tượng, mà đi thẳng vào chức năng và ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của chúng. Điều đó nội dung có ý nghĩa thực tiễn và gần gũi với cuộc sống hơn.

Ví dụ, khi học về thực vật học, chương trình không tập trung vào mô tả cấu trúc của các cơ quan thực vật mà tập trung vào chức năng hoạt động và ý nghĩa thực tiễn của các cơ quan, hệ cơ quan.

Khi học về Hoá học, Vật lý và Sinh học, các khái niệm, định luật... được tiếp cận theo phương pháp làm nổi rõ bản chất, ý nghĩa khoa học, tránh khuynh hướng làm chương trình nặng hơn (tránh nặng về vận dụng toán học trong các môn khoa học, tránh thực hiện các bài tập lắt léo).

Chương trình mới giảm nội dung trùng lặp giữa các môn học Vật lý, Hoá học và Sinh học. Ví dụ, nội dung protit, lipit, gluxit đã dạy trong kiến thức hoá học thì sẽ không cần dạy trong kiến thức sinh học nữa; khái niệm vật chất đã dạy trong nội dung hoá học sẽ không cần dạy trong nội dung vật lý nữa. Chủ đề về năng lượng trước đây được dạy riêng trong từng môn, nay được tích hợp chung trong một chủ đề. Chủ đề nước trong tự nhiên trước đây được dạy cả ở hoá học và vật lý thì nay được dạy chung trong môn Khoa học tự nhiên.

Ông Tuấn nhấn mạnh, nội dung giáo dục và hình thức tích hợp trong chương trình môn Khoa học tự nhiên về cơ bản không làm thay đổi lớn số lượng giáo viên hiện nay. Giáo viên có thể tham gia dạy môn Khoa học tự nhiên được ngay.

Mức độ tích hợp liên môn, nghĩa là tích hợp nhưng vẫn giữ các mạch nội dung gần với mạch kiến thức của Hóa học, Vật lý hay Sinh học. Các nội dung được sắp xếp gần nhau theo từng mạch nội dung hỗ trợ cho nhau theo nguyên lý của tự nhiên. Ví dụ, khi học về chất trong hóa học thì theo mạch nội dung, học sinh sẽ được học luôn về chất trong sinh học - như chất tế bào.

Giáo viên Hóa học sẽ rất thuận lợi khi dạy về mạch nội dung "Chất và sự biến đổi của chất", giáo viên Sinh học sẽ thuận lợi khi dạy về mạch nội dung "Vật sống". Tương tự, giáo viên vật lý sẽ thuận lợi khi dạy về mạch nội dung "Năng lượng và sự biến đổi vật lý".

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên rất đa dạng. Có giáo viên chỉ dạy một mạch nội dung nhưng cũng nhiều giáo viên dạy được 2 hoặc 3 mạch nội dung. Do vậy, một môn học có nhiều giáo viên đảm nhận là việc bình thường và phổ biến.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sởĐặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở
19:34:40 17/05/2025
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?
21:04:45 17/05/2025
Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025
23:00:35 17/05/2025
Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'
19:34:45 17/05/2025
Justin Bieber suy tàn vì 'ăn chơi', bán tháo tài sản trả nợ, lộ nguyên nhân sốc?Justin Bieber suy tàn vì 'ăn chơi', bán tháo tài sản trả nợ, lộ nguyên nhân sốc?
21:16:25 17/05/2025
Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?
21:34:08 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long AnTìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
23:13:16 17/05/2025
Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
23:29:39 17/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đoàn Bi Băng xin lỗi vụ kem chống nắng không đạt chuẩn, dân mạng vẫn bức xúc

Đoàn Bi Băng xin lỗi vụ kem chống nắng không đạt chuẩn, dân mạng vẫn bức xúc

Sao việt

23:27:06 17/05/2025
Sau khi bị Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm kem chống nắng, Đoàn Di Băng đại diện công ty xin lỗi.
Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt

Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt

Pháp luật

23:10:40 17/05/2025
Khoảng 20h30 ngày 15/5, khi Thành vừa đến điểm hẹn đã bị Hoài và Lâm kéo vào trong vườn cao su rồi dùng tay, chân và cây sắt đánh vào vùng lưng, đầu và mặt. Sau đó hai đối tượng đã cướp điện thoại di động và xe mô tô của Thành rồi bỏ đi...
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem

Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem

Phim châu á

23:09:30 17/05/2025
Ngày 17/5, bộ phim Doraemon Movie 44: Nobita Và Cuộc Phiêu Lưu Vào Thế Giới Trong Tranh công chiếu sớm và lập tức càn quét phòng vé.
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Thế giới

23:07:13 17/05/2025
Dù cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine có những kết quả, nhưng giới quan sát cho rằng nó còn tương đối hạn chế và thế bế tắc giữa 2 bên vẫn tồn tại.
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn

Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn

Góc tâm tình

23:03:08 17/05/2025
Khi bố mẹ cho tôi mảnh đất, chồng rất vui. Nhưng khi biết mảnh đất ấy chỉ đứng tên tôi, anh lại vô cùng bức xúc và muốn ly hôn ngay lập tức.
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt

Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt

Tv show

22:18:47 17/05/2025
Cặp chồng Tây - vợ Việt khiến Hồng Vân và Quốc Thuận thích thú khi mang đến màu sắc mới lạ cho chương trình Vợ chồng son .
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift

Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift

Sao âu mỹ

22:13:54 17/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tấn công siêu sao Taylor Swift hôm 16.5 do vẫn còn căm ghét cô vì đã ủng hộ đảng Dân chủ trong 2 cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất.
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục

Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục

Nhạc quốc tế

22:01:40 17/05/2025
Hình ảnh con hàu và ngọc trai cùng dòng chữ Take Me Too High sử dụng làm hình ảnh quảng bá của IRENE & SEULGI nhận về nhiều chỉ trích
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha

Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha

Netizen

21:51:55 17/05/2025
Lý Hương Ngưng - con gái của ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long, đã quyết định từ bỏ niềm đam mê ca hát để theo đuổi võ thuật, bước vào phim trường, phát triển tinh thần kungfu của cha.
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026

Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026

Sao thể thao

21:49:52 17/05/2025
Nhờ lần lượt đoạt chức vô địch châu Âu và Nam Mỹ, 2 ĐT Tây Ban Nha và Argentina sẽ trở thành đối thủ của nhau trong trận Siêu cúp Liên lục địa Finalissima.
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn

Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn

Sao châu á

21:43:47 17/05/2025
Trịnh Sảnglà nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, được biết đến qua vai Sở Vũ Tiêm. Tuy nhiên về sau cô bị cả nước phong sát vì đạo đức kém, không còn đường kiếm sống cô lén lút ra nước ngoài và xảy ra nhiều sự việc lớn.