Tôn vinh những học sinh giỏi nhất môn Sử
Sáng 14/4, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ GD-ĐT đã tổ chức lễ tuyên dương và trao giải thưởng cho 211 học sinh đoạt giải môn lịch sử chọn học sinh giỏi quốc gia THPT.
Kỳ thi quốc gia môn sử năm nay có 415 học sinh (HS) dự thi, kết quả có 6 em đoạt giải nhất, 31 em giải nhì, 90 em giải ba, 84 em giải khuyến khích, chiếm tỷ lệ 50%.
Lễ trao giải thưởng này là hoạt động khuyến học đầu tiên của Quỹ Phát triển sử học Việt Nam của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam – một Quỹ được thành lập với mục đích hướng tới nâng cao ý thức và niềm tự hào của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử dân tộc. Đây cũng là dấu mốc đầu tiên trong sự hợp tác giữa Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ GD-ĐT nhằm chấn hưng một cách toàn diện và căn bản thực trạng giáo dục môn Sử hiện nay.
6 học sinh đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử. (Ảnh: Bảo Giang)
Xúc động trong buổi lễ nhận giải, em Lê Thiện Anh, HS Trường THPT chuyên Bến Tre là một trong 6 HS đoạt giải nhất kỳ thi HS giỏi quốc gia môn Lịch sử năm nay phát biểu: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Thấm sâu lời dạy đó của Bác, em luôn tâm niệm học Lịch sử không chỉ là học để có kiến thức thuần túy mà là một phần quan trọng trong “học làm người”, làm người Việt Nam, làm người dân của một đất nước ngàn năm văn hiến. Không chỉ có vậy, bộ môn Lịch sử còn giúp em hiểu hơn về thế giới ngay từ buổi khai thiên lập địa, trải qua quá trình phấn đấu dài lâu, con người mới được sống cuộc sống văn minh, hiện đại như ngày nay. Thế nhưng hiện nay, cuộc sống hiện đại với sự phát triển đến chóng mặt của khoa học kĩ thuật đã khiến nhiều bạn HS ngại học Lịch sử vì cho rằng đay là một môn về lý thuyết, nặng về sự kiện. Nhiều bạn cho rằng mình có quyền lướt qua lịch sử bởi sự lãng quên chính là quy luật của thời gian… Bản thân em, không phải không có những băn khoăn khi lựa chọn và theo đuổi môn Lịch sử trong suốt quãng thời gian học THPT. Nhưng rồi, những sự kiện, những điểm mốc thời gian cứ như có linh hồn, làm sống dậy trong em không chỉ là ngày tháng mà chính là cuộc đời, là tiếng nói cha ông từ ngàn năm vọng lại. Hôm nay nhận được giải thưởng này em thấy mình trưởng thành hơn trong niềm hạnh phúc lớn lao”.
Chúc mừng các em đoạt giải thưởng được tuyên dương và nhận giải thưởng hôm nay, GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vui mừng cho biết: “Kết quả thi cử nhiều năm nay và những điều tra xã hội học cho thấy HS và thế hệ trẻ hiểu biết về lịch sử còn rất hạn chế, có nhiều hẫng hụt, thiếu sót, sai lầm trong nhận thức lịch sử. Chính trong bức tranh toàn cảnh còn nhiều màu xám đó, các em chăm lo học và đoạt giải thi môn Sử là những mảng màu tươi, những gương sáng rất quý, rất đáng biểu dương. Các em cho thấy rằng trong đám đông HS chưa thích môn Sử vẫn có những em tìm ra niềm hứng thú trong học tập môn sử, tìm ra phương pháp hữu hiệu trong học tập, trong cách thức mở mang hiểu biết lịch sử”.
GS Phan Huy Lê cho rằng: “Việc tuyên dương và trao phần thưởng hôm nay chưa thể thay đổi được thực trạng giáo dục môn Sử các trường phổ thông mà mới là giải pháp góp phần khuyến khích, cổ vũ tinh thần học Sử của học sinh. Chấn hưng và khôi phục vị thế, phát huy hết chức năng môn Sử, cần nghiên cứu và thực thi một hệ thống giải pháp đồng bộ từ nhận thức vai trò và yêu cầu môn Sử đến chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học liên quan đến cả hệ thống đào tạo giáo viên môn Sử. Cải cách môn Sử lại phải đặt trong cải cách cả nền giáo dục quốc dân, tức phải “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”.
Tại buổi lễ, đánh giá cao kết quả các em đã đạt được trong kỳ thi HS giỏi Sử vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Qua số lượng các em đông đảo giành giải chứng tỏ rằng trong các nhà trường phổ thông hôm nay có nhiều bạn trẻ đam mê môn Sử. Tôi xin cảm ơn Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển sử học Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh này”.
Video đang HOT
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Thăm vùng đất nghèo có 55 giáo sư, tiến sĩ
Xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là một vùng quê nghèo, phần lớn người dân đều vất vả với nghề nông. Nghèo, nhưng Kim Lộc nức tiếng là vùng đất có truyền thống hiếu học.Hiện xã này có đến 55 GS, TS đang sinh sống và công tác trên khắp mọi miền đất nước.
Hiền nhân từ đất cằn
Xã Kim Lộc nằm ở phía Tây sông Nghèn, vào thời Khải Định được gọi là làng cổ Nguyệt Ao thuộc huyện La Sơn. Bỏ xa sự bụi bặm, ồn ào, đông đúc của phố phường, làng cổ Nguyệt Ao nằm yên bình, khép mình với những nét trầm tư cổ kính. Cũng tại đây, ngôi nhà tưởng niệm vị danh nhân văn hóa La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp được nằm uy nghiêm bên những tán xà cừ hàng trăm năm tuổi.
"Truyền thống hiếu học của xã đã có từ nhiều thế kỷ trước, nhiều bậc hiền nhân đã được trưởng thành từ vùng quê nghèo này", ông Đỗ Viết Thống - Chủ tịch xã Kim Lộc bắt đầu câu chuyện.
Nhà tuởng niệm Danh nhân văn hoá Nguyễn Thiếp, nơi con em trong xã Kim Lộc lấy làm tự hào để tu rèn đạo đức, phấn đấu học tập.
Vị Tiến sĩ đầu tiên của làng là cụ Nguyễn Hành, một danh sĩ thời Lê - Trịnh. Ông là tiến sĩ khoa Hội và Đình năm Quý Sửu (năm 1773) niên hiệu Long Đức Lê Thần Tông, năm thứ 2. Ông cũng từng làm thầy giáo và có nhiều môn sinh hiển đạt như: Phan Khiêm Thụ(đỗ Tiến sĩ khoa Đinh sửu, năm 1757) Nguyễn Khản (Thượng Thư bộ Lại, con đầu của Quận công Nguyễn Nghiễm, anh cả của Nguyễn Du, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn, năm 1760) Ngô Phúc Lâm(đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất, năm 1766) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (thi Hương đỗ giải Nguyên tức thủ khoa trường Nghệ An năm Quí Hợi, niên hiệu Lê Cảnh Hưng năm thứ 4 là năm 1743). Đại thi hào Nguyễn Du cũng từng có thời gian là học trò của cụ Nguyễn Hành khi còn bé.
Ngoài cụ Nguyến Hành phải kể đến Tiến sĩ Trần Tịnh, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp... đều là những người con ưu tú của mảnh đất địa linh nhân kiệt này.
Ông Nguyễn Văn Giai (83 tuổi), hậu duệ đời thứ 17 của dòng họ Nguyễn Bật cho chúng tôi xem những bút tích của vua Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp. Những bút tích này được ông cất công ra tận thư viện Quốc gia và sao chép lại. "Những bút tích này, không chỉ là niềm tự hào cho dòng họ mà còn là để nhắc nhở con cháu thế hệ sau phải phát huy truyền thống của cha ông", ông tâm niệm.
Một số bút tích của vua Quang Trung tại nhà tuởng niệm cụ Nguyễn Thiếp.
"Đọ" nhau tấm bằng
Ngày nay, thế hệ kế cận của xã Kim Lộc ngày càng làm rạng danh thêm truyền thống hiếu học cho làng cổ Nguyệt Ao khi xưa. "Theo thống kê của chúng tôi, hiện xã Kim Lộc hiện có 55 GS, TS đang sinh sống và công tác trên khắp mọi miền đất nước. Chúng tôi vô cùng tự hào với những đóng góp của các giáo sư, tiến sỹ là con em quê hương đối với đất nước nói chung và Kim Lộc nói riêng. Đặc biệt, nhờ tấm gương của đội ngũ GSTS là con em quê hương này mà lớp lớp học sinh của chúng tôi hiện đang hăng say học tập" - ông Đỗ Viết Thống - Chủ tịch xã Kim Lộc tự hào nói thêm.
Còn ông Trần Khương - Chủ tịch Hội Khuyến học xã Kim Lộc thì cho biết: "Các dòng họ ở xã chúng tôi vẫn thường lấy thành tích học tập của con cháu mà đọ với nhau". Theo ông Khương, toàn xã có hơn 40 dòng họ của xã thì đều là những dòng họ khuyến học. Những dòng họ có nhiều TS như dòng họ Nguyễn Bá, có tới 9 GS, TS. Nhiều vị làm công việc đầu ngành, như GS TS Nguyễn Thụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội GS TS Nguyễn Lâm Phương (con GS, TS Nguyễn Thụ) Phó TGĐ tập đoàn PFT Việt Nam. Một dòng họ nổi tiếng khác của xã Kim Lộc là dòng họ Nguyễn Viết cũng có nhiều nhiều ngưòi con đỗ đạt cao và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Như: ông Nguyễn Văn Nga - GS TS Môi trường ông Nguyễn Thái Hòa - GS TS nghiên cứu văn học, lịch sử...
Ðặc biệt, gia đình Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Huỳnh TS có đến 3 thế hệ đều là Tiến sĩ như: Trần Hồng Sơn, TS Trần Hồng Hà, TS Trần Hồng Hải, TS Trần Hồng Thái, TS Trần Hồng Lam và cháu Trần Thị Hà Mi.
Những bút tích của tiền nhân, được ông Nguyễn Bật gìn giữ cẩn thận cho con cháu trong dòng họ.
Phát huy truyền thống hiếu học, năm học 2010 - 2011, Kim Lộc có 36 em đậu ĐH và CĐ (trong 58 em tốt nghiệp THPT) 48 em đậu học sinh giỏi cấp tỉnh và huyện trong đó em Nguyễn Đức Nhật (học sinh lớp 5) đạt giải nhất tỉnh môn tiếng Anh qua mạng. Nhiều gia đình trong xã có con em là những tấm gương sáng vượt nghèo học giỏi như em Trần Hồng Sơn ,Trần Thị Thanh Dung (học sinh Trường THPT Trần Phú). Bố mất sớm, một mình mẹ đi làm thuê nuôi các em ăn học. Suốt nhiều năm, Sơn và Dung đều là học sinh giỏi. Năm học vừa qua, Sơn một mình giật 3 giải tỉnh về môn toán toán Casio và toán trên mạng.
"Thấy các con chăm học lại học giỏi, dù có vất vả thêm mười lần nữa tui cũng gánh được" - chị Trần Thị Kim (mẹ của Dung và Sơn) chia sẻ. Hàng xóm chị Kim, hai vợ chồng anh Thái Hòa cũng đi làm thuê nuôi 4 em học ĐH...
Mặc dù nhà nghèo nhưng 2 em Sơn Và Dung đều là những học sinh giỏi trong nhiều năm liền.
Để khuyến khích tinh thần hiếu học cho thế hệ trẻ, xã và các dòng họ luôn tổ chức các hoạt động khuyến học, khen thưởng cho những cá nhân có thành tích học tập tốt, tạo nguồn học bổng cho đối với những em học giỏi nhưng gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
"Từ bao đời này, con trâu đồng ruộng là nghề chính của người dân nơi đây. Mức sống chỉ đủ ăn đủ mặc, nhưng việc học hành của con cháu luôn được quan tâm đến nơi đến chốn. Chuyện học hành, thi cử đã trở thành "miếng giữa làng" tại vùng quê nghèo này", ông Trần Khương - Chủ tịch Hội Khuyến học xã Kim Lộc tự hào nói.
Phuợng Vũ - Văn Dũng
Theo dân trí
Tuyên truyền sâu rộng xây dựng Xã hội học tập Đó là một trong những yêu cầu của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 3 (khóa IV) vừa tổ chức họp tại Hà Nội, do Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm chủ trì. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên...