Tồn tại nhiều bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Theo dõi VGT trên

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN). Thực tế, trong quá trình thực hiện những chính sách đó, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Tồn tại nhiều bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi - Hình 1

Cơ sở vật chất ở nhiều điểm trường vùng DTTS đang xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Bích Nguyên

Trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước ta được ban hành tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy giáo dục vùng DTTS, MN phát triển. Cụ thể, Điều 61 của Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn”. Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 có một số điều khoản quy định chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Tính chung, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành 42 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục DTTS, MN hoặc có liên quan đến giáo dục DTTS, MN.

Chương trình trọng điểm cũng không hoàn thành mục tiêu

Trước hết, cần phải khẳng định, kết quả thực hiện những chính sách trên đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, cũng như phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của cả nước nói chung và các tỉnh vùng DTTS, MN nói riêng.

Tuy nhiên, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục vùng DTTS, MN, nhất là các văn bản hướng dẫn, còn chậm so với quy định và yêu cầu thực tiễn. Một số chính sách ban hành có hiệu lực trong thời gian ngắn, chưa có tính dự báo dài hạn và liên tục. Có chính sách ban hành chậm, thiếu đồng bộ; một số nội dung chính sách còn bất cập; không thống nhất giữa quy định của Luật Giáo dục với Nghị định, Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Đặc biệt, kết quả thực hiện một số chính sách không đạt được mục tiêu đề ra. Đơn cử như Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn với trọng tâm là củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) giai đoạn 2011-2015, tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Theo mục tiêu đề án phê duyệt sẽ đầu tư xây mới 48 trường PTDTNT, tuy nhiên, trong giai đoạn này mới hoàn thành được 10 trường, còn 22 trường đang xây dựng dở dang và 16 trường chưa được đầu tư xây mới. Như vậy, chương trình này chưa hoàn thành đúng tiến độ thời gian, kết quả thực hiện các mục tiêu đề án đạt tỉ lệ thấp, nhiều công trình chưa được đầu tư hoặc đầu tư dang dở. Các công trình này buộc phải chuyển sang đầu tư, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.

Ngoài ra, Chương trình Kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ giáo viên cũng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Chương trình này dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2008-2012. Nhà nước đã đầu tư nguồn kinh phí tương đối lớn, tuy nhiên, các mục tiêu của đề án chưa đạt được. Cụ thể, còn hơn 48.000 phòng học và gần 22.000 phòng công vụ cho giáo viên chưa được đầu tư xây dựng, phải chuyển sang giai đoạn tiếp theo 2014-2015.

Chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết DTTS cũng còn một số hạn chế và đứng trước nguy cơ mai một của một số ngôn ngữ ở Việt Nam. Trong đó, có những ngôn ngữ gần như bị mất hoàn toàn như ( tiếng Cơ Lao Đỏ ở Trùng Sán, Hoàng Su Phì; tiếng Ơ Đu ở Con Cuông, tỉnh Nghệ An; tiếng Tu Dí (Bố Y) ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai…). Có một số ngôn ngữ hiện chỉ còn rất ít người sử dụng, đó là tiếng Pu Péo, Cơ Lao Trắng, La Chí ở Hà Giang; tiếng Rục, Mày, Sách, Arem ở Quảng Bình.

Video đang HOT

Tồn tại nhiều bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi - Hình 2

Hầu hết phòng học mầm non ở miền núi chưa đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Bích Nguyên

Chính sách không phù hợp thực tiễn

Kết quả giám sát “Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS, MN giai đoạn 2010-2017″ cho thấy, một số chính sách hiện không còn phù hợp với thực tiễn. Trong đó có chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18-7-2016 của Chính phủ. Thực tế, việc quy định cấp gạo 2 lần/năm không phù hợp, bởi số lượng gạo nhận 1 lần nhiều, không có nơi bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng. Trong chính sách không quy định cấp kinh phí cho việc vận chuyển, phân phối và bốc xếp gạo từ trung tâm huyện về trường học gây khó khăn cho các nhà trường.

Trong khi đó, chính sách hỗ trợ trẻ 3-5 tuổi tiền ăn trưa (Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, ngày 5-1-2018 của Thủ tướng Chính phủ) gây ra sự bất bình đẳng. Theo quy định trong chính sách, Nhà nước chỉ hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi, các cháu khác cũng đi nhà trẻ không được hỗ trợ, đã gây ra bất công bằng đối với trẻ cùng trong một môi trường học tập. Mặt khác, việc quy định phải có sổ hộ khẩu trong hồ sơ xét duyệt đối tượng hưởng chính sách là một rào cản làm ảnh hưởng tới quyền của trẻ em là con những gia đình thuộc đối tượng di dân tự do.

Ngoài ra, chính sách, cơ chế tài chính cho trường PTDTNT theo Thông tư số 109/2009/TT-BTC được ban hành từ năm 2009 đến nay đã lạc hậu. Hầu hết các định mức hỗ trợ so với thời giá quá thấp. Trang cấp hiện vật 1 lần cho học sinh nội trú, đồng phục học sinh chỉ được trang bị 1 bộ/học sinh/4 năm học. Bên cạnh đó, mức chi bổ sung, sửa chữa dụng cụ nhà ăn tập thể 50.000 đồng/học sinh/năm không đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Chính sách cử tuyển cũng bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập. Theo số liệu của Hội đồng Dân tộc, trong tổng số 4.517 sinh viên tốt nghiệp cử tuyển mới bố trí được việc làm cho 1.663 người (chỉ đạt tỉ lệ 36,15%). Nhu cầu tuyển sinh cử tuyển của các địa phương có xu hướng giảm mạnh, năm 2017 chỉ còn 8 tỉnh có nhu cầu đào tạo cử tuyển với số lượng ít (78 chỉ tiêu đại học), không có tỉnh nào có nhu cầu đào tạo cử tuyển cao đẳng và trung cấp.

Những thực tế trên cho thấy Chính phủ và các bộ, ngành cần phải rà soát, nghiên cứu, ban hành một số chính sách mới, đồng thời sửa đổi, bổ sung những chính sách đã lạc hậu cho phù hợp hơn với thực tiễn.

Bích Nguyên

Theo bienphong

Thanh Hóa: Nỗ lực sắp xếp trường lẻ ở vùng cao xứ Thanh

Vài năm trở lại đây, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) đã sắp xếp được hàng chục điểm trường lẻ đưa về trường chính. Nhiều phụ huynh ở đây vô cùng phấn khởi vì dù con đi học xa hơn một chút nhưng chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt.

Việc tồn tại nhiều điểm trường lẻ ở các bản trên địa bàn vùng cao của Thanh Hóa không những gây lãng phí cơ sở vật chất mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học nhất là đối với bậc mầm non và tiểu học. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, huyện Quan Sơn đã thực hiện việc dồn dần các điểm trường lẻ.

Bất cập khi học trường lẻ

Trước đây, giao thông ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi rất vất vả, điều kiện kinh tế khó khăn nên việc bố trí các điểm trường lẻ là vô cùng cần thiết. Có nhiều trường có tới 5-6 điểm trường lẻ. Dù từ điểm trường lẻ ra khu chính chỉ vài cây số, tuy nhiên đường sá đi lại vô cùng khó khăn, phải vượt sông suối...

Trên thực tế, dù các điểm trường lẻ thuận tiện để học sinh đi học gần hơn tuy nhiên cơ sở vật chất ở các điểm trường lẻ rất hạn chế, đội ngũ giáo viên phải kiêm nhiệm. Một số môn học ở bậc tiểu học như Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, giáo viên phải di chuyển liên tục để đến dạy ở các điểm trường dẫn đến chất lượng không cao.

Thanh Hóa: Nỗ lực sắp xếp trường lẻ ở vùng cao xứ Thanh - Hình 1

Dù học ở khu lẻ được gần nhà nhưng cơ sở vật chất không đảm bảo, chất lượng giáo dục bị hạn chế.

Bên cạnh đó, việc dạy học, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể còn hạn chế.

Thầy giáo Hà Văn Tim - người có gần 15 năm công tác ở điểm trường lẻ ở bản Tình xã Tam Lư cho biết: "Tôi thấu hiểu những khó khăn mà các thầy cô "cắm bản" và học trò nơi đây phải trải qua. Do số lượng học sinh ít, có lớp chỉ có 1 cháu, lớp nhiều thì 7, 8 cháu nên các cháu phải học ghép. Điểm trường còn nhiều thiếu thốn về trang thiết bị giảng dạy, học tập... vì vậy, tôi thấy việc dồn các điểm trường là hết sức cần thiết để thuận lợi cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

"Xa một chút nhưng con em được học điều kiện tốt hơn"

Hiện nay, điều kiện ở các xã vùng sâu, vùng xa đã có những chuyển biến tích cực. Việc gom các điểm trường lẻ để tập trung đầu tư, là giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Ở bản Muống, xã Tam Lư trước kia, để ra được điểm trường chính phụ huynh phải vượt qua gần 2km và một khúc sông dài ước chừng gần 200m. Ngày thường còn đi được, mưa xuống nước sông chảy xiết phụ huynh đành bất lực. Sau khi xây dựng nông thôn mới, thông qua các nguồn hỗ trợ, đường sá đã được bê tông hóa sạch đẹp. Nhiều phụ huynh đã có ý kiến cho con họ được ra trường chính để học, với mong muốn trẻ được chăm sóc và nuôi dạy với điều kiện đầy đủ hơn.

Thanh Hóa: Nỗ lực sắp xếp trường lẻ ở vùng cao xứ Thanh - Hình 2

Hầu hết ở khu chính, cơ sở vật chất được đảm bảo.

Cô giáo Lê Thị Vinh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Lư chia sẻ: "Ban đầu, một số phụ huynh vẫn còn ngại khi phải đưa con đi học ở trường mới xa hơn, nhưng đến trường thấy trẻ có đủ đồ dùng, đồ chơi để học tập nên phụ huynh rất phấn khởi".

"Dù xa một chút nhưng trẻ sẽ được học tập ở môi trường tốt hơn, được học theo chương trình lớp độc lập, đúng độ tuổi chứ không phải học theo lớp ghép và được tham gia những hoạt động tập thể. Giáo viên cũng thuận lợi hơn trong việc giảng dạy, có điều kiện hơn để nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học" - cô Vinh cho biết thêm.

Được biết, mỗi năm học, huyện Quan Sơn thực hiện giảm được 10-15 điểm trường lẻ ở các thôn bản. Cụ thể, năm học 2015-2016 bậc học mầm non có 50 điểm trường lẻ, đến năm học 2017-2018 còn 41 điểm trường lẻ, giảm 9 điểm trường.

Bậc tiểu học có 52 điểm trường lẻ đến nay còn 37 điểm trường lẻ giảm 15 điểm trường. Lớp ghép 36 lớp đến năm học 2017-2018 còn 23 lớp giảm 13 lớp. Năm học 2018-2019, huyện phấn đấu giảm thêm 15 điểm trường ở bậc mầm non và tiểu học.

Ông Lê Đình Xuân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn cho biết: "Để việc sắp xếp các điểm trường ngày càng phù hợp, hiệu quả, Phòng đã tích cực tham mưu, đề xuất với UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới các trường, lớp học, thực hiện nghiêm kế hoạch phát triển giáo dục hằng năm. Đồng thời, tổ chức hội nghị đối thoại với các nhà trường để triển khai các giải pháp thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh trong thời gian tới".

Nguyễn Thùy

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
Hoa hậu Andrea Rubio lên tiếng về chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International
21:54:19 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bị chỉ trích vì 'ở rể' nhà Hồ Ngọc Hà, Kim Lý lần đầu chia sẻ đầy bất ngờ

Sao việt

23:42:29 14/11/2024
Từ một ngôi sao tiềm năng với vóc dáng vạm vỡ và ngoại hình nam tính, Kim Lý 5 năm qua lựa chọn cách rời xa điện ảnh để dành thời gian chủ yếu cho Hồ Ngọc Hà và 2 con.

Song Luân phản ứng bất ngờ vì bị nói có vai công tử Bạc Liêu 'nhờ quan hệ'

Hậu trường phim

23:34:38 14/11/2024
Diễn viên Song Luân bất ngờ khi nghe thông tin anh nhận vai công tử Bạc Liêu trong bộ phim cùng tên nhờ quan hệ quen biết với nhà sản xuất.

Độc Đạo những tập cuối: Long bị Phùng sát hại, Hồng quay lưng với cả gia đình?

Phim việt

23:17:32 14/11/2024
Chỉ còn ít tập nữa, Độc đạo sẽ chính thức khép lại nhưng diễn biến phim vẫn căng như dây đàn và khiến khán giả khó đoán được đoạn kết.

Màn ảnh Hoa ngữ có 1 cô dâu đẹp kinh diễm, diễn xuất bùng nổ giúp phim leo top 1 rating

Phim châu á

23:13:42 14/11/2024
Nhận được sự quan tâm lớn, nhan sắc của Chu Khiết Quỳnh một lần nữa trở thành hot topic. Cô sở hữu nét ngài khả ái, sắc sảo đậm chất Á Đông cùng khuôn miệng chúm chím và đôi mắt xếch nhẹ đầy cuốn hút.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.

Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười

Netizen

22:34:25 14/11/2024
Hình ảnh nhóm thanh niên đang đi trên đường bất ngờ bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp khiến nhiều người tò mò không hiểu chuyện gì xảy ra.

Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức

Tin nổi bật

22:33:22 14/11/2024
Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đang điều tra, làm việc với những người liên quan vụ một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ trên địa bàn P.Tân Phú (TP.Thủ Đức).