“Tôn kính Bác Hồ không nhất thiết phải xây tượng đài hoành tráng”
“Bác Hồ được nhân dân tôn kính nhưng không phải vì thế mà xây tượng đài thật hoành tráng. Theo tôi nghĩ tôn kính Bác, phải học tập làm theo tấm gương của Bác đó là giản dị, tiết kiệm, biết lo cho dân”, ông Tráng A Pao – nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội nói.
Trước thông tin tỉnh Sơn La đưa ra kế hoạch xây dựng tượng đài Bác Hồ với kinh phí khoảng 1.400 tỷ đồng, ngày 5/8, chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Tráng A Pao – nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội cho rằng, nếu làm tượng đài to quá sẽ lãng phí và không hợp với lòng Bác vì đồng bào dân tộc còn rất nghèo khổ.
Ông Tráng A Pao – nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội. (Ảnh: Lao Động)
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La vừa cho biết, tỉnh này đã lập và thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại thành phố. Theo ông, thể hiện lòng tôn kính Bác có nhất thiết phải xây dựng một tượng đài thật hoành tráng hay không?
Đầu tiên tôi muốn chia sẻ, nếu tính cả Tây Bắc thì Sơn La chưa phải là tỉnh đại diện để nói rằng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Vì còn nhiều tỉnh khắc như Cao Bằng, Điện Biên ở Tây Bắc có những sự kiện gắn liền với Bác với cả lịch sử cách mạng Việt Nam.
Tỉnh Sơn La muốn thể hiện lòng tôn kính Bác là đúng, tuy nhiên đời sống nhân dân hiện nay còn khó khăn, thu nhập của tỉnh cũng không được bao nhiêu mà xây tượng đài hoành tráng quá lại trở thành lãng phí không thiết thực.
Video đang HOT
Khu phố trung tâm thành phố Sơn La sẽ được di dời để phục vụ cho việc thi công xây dựng công trình tượng đài Bác Hồ và các hạng mục liền kề khác (Ảnh Quốc Cường)
Với địa bàn một tỉnh miền núi, đời sống nhân dân khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hàng năm vẫn được ngân sách Trung ương hỗ trợ. Là người từng gắn bó với vấn đề dân tộc, miền núi, ông đánh giá thế nào kế hoạch chi 1.400 tỷ đồng xây dựng tượng đài Bác Hồ của tỉnh Sơn La?
Theo tôi nghĩ không phải cứ xây tượng đài thật lớn là thể hiện lòng tôn kính Bác. Vì nhiều nơi, nhiều vùng Bác Hồ chưa đặt chân đến thế nhưng tại sao nhân dân, đồng bào vẫn luôn nghĩ, nhớ về Bác.
Hiện giờ, thu nhập của dân còn thấp, nhất là dân vùng sâu, vùng xa còn nghèo lắm nên tôi thấy không cần xây tượng đài hoành tráng như vậy. Qua dư luận tôi cũng nhận thấy nhân dân chưa đồng tình ủng hộ kế hoạch của tỉnh Sơn La đâu.
Sinh thời Bác Hồ là người có lối sống giản dị, luôn nghĩ đến cơm no, áo ấm cho nhân dân. Vậy xin ông cho biết, việc xây tượng đài như vậy có hợp với mong muốn của Bác hay không?
Đương nhiên là không hợp lòng Bác. Dân còn nghèo mà mình làm tượng đài hoành tráng quá làm sao thuận lòng Bác được. Số tiền khoảng 1.400 tỷ đồng, tỉnh Sơn La huy động ở đâu, từ Trung ương, địa phương hay xã hội hóa thì cũng đều là tiền nhân dân đóng góp cả mà thôi.
Theo ông, HĐND tỉnh Sơn La nên quyết số tiền khoảng 1.400 tỷ đồng vào mục đích gì là phù hợp với lòng dân nhất lúc này?
Theo tôi tỉnh Sơn La nên chi 1.400 tỷ đồng đó vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Hiện giờ, đường sá xuống nhiều thôn, bản còn chưa có, do vậy một phần số tiền đó có thể xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nhân dân bớt khổ là tốt nhất.
Khi không xây dựng tượng đài, tỉnh Sơn La nên làm gì để thể hiện lòng tôn kính với Bác Hồ?
Bác Hồ là người được nhân dân mến, tôn kính nhưng không vì thế mà xây tượng đài thật to. Nếu muốn để toàn dân thành kính Bác Hồ thì phải nâng cao nhận thức học tập tấm gương của Bác. Đó là phải biết tiết kiệm để lo cho dân, nâng cao đời sống nhân dân.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Biểu tượng cho niềm tin mãi mãi với Bác Hồ
Sáng 17.5, Thành ủy TP.HCM tổ chức khánh thành và báo cáo với nhân dân, Đảng bộ TP.HCM về việc hoàn thành đề án xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, Q.1 (ảnh). Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của TP.HCM nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2015).
Ảnh: Diệp Đức Minh
Tham dự lễ khánh thành có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.Hà Nội Phạm Quang Nghị; các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ VN anh hùng cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân TP.HCM...
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM đã chủ động, tích cực triển khai xây dựng và hoàn thành công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng vào dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác và 40 năm thống nhất đất nước. Công trình được hoàn thành như một biểu tượng cho niềm tin yêu, tình cảm kính trọng của nhân dân TP.HCM đối với Bác Hồ mãi mãi. Với truyền thống cách mạng vẻ vang, năng động, sáng tạo, Tổng bí thư tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM sẽ tiếp tục đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN, xây dựng thành phố mang tên Bác ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình; thực hiện tốt vai trò là đô thị đặc biệt, thực sự là đầu tàu, là động lực phát triển phía nam và cả nước, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; đồng thời ra sức xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, xứng danh là thành phố mang tên Bác.
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải xúc động ôn lại những tình cảm thương yêu đặc biệt mà Bác Hồ lúc sinh thời luôn dành cho đồng bào miền Nam ruột thịt; cũng như tình cảm yêu quý, biết ơn và sự tôn kính của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân TP.HCM đối với Bác.
Sáng cùng ngày, tại trụ sở UBND TP.HCM diễn ra triển lãm "Bác Hồ với miền Nam, miền Nam với Bác Hồ". Triển lãm trưng bày gần 100 hình ảnh tư liệu thể hiện tình cảm đặc biệt của Bác Hồ dành cho miền Nam và tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác; những hoạt động cụ thể, thiết thực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP.HCM trong quá trình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đình Phú
Theo Thanhnien
Di chuyển tượng Bác Hồ về phố đi bộ Nguyễn Huệ Rạng sáng 20.4, tượng đài Bác Hồ được đưa về khu vực trước UBND TP.HCM để chuẩn bị khánh thành quảng trường đi bộ lớn nhất Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tượng Bác Hồ được làm bằng chất liệu hợp kim đồng có chiều cao thân tượng 4,5 mét Vào lúc...