Tôm nấu cay kiểu Thái
Tôm nấu cay kiểu Thái có vị đậm đà, cay cay đặc trưng, rất hợp ăn vào mùa đông, ăn kèm bánh mì hoặc cơm.
Nguyên liệu:
- 4 muỗng canh tương ớt
- 1,5 muỗng canh xì dấu
- 3 muỗng canh tương cà
- 1,5 muỗng cà phê dầu mè
- 3 muỗng canh dầu ăn
- 400 gr tôm sú (bóc vỏ và bỏ chỉ đen)
- 2 muỗng canh bơ
- 4 tép tỏi, băm nhỉ
- 20 gr gừng (thái sợi)
Video đang HOT
- 2 quả ớt đỏ (thái nhỏ)
- 3 nhánh lá cà ri
- 150 ml nước luộc gà
- 1 quả trứng (đánh tan)
- 1 muỗng cà phê vừng rang
Cách làm:
Bước 1:
Cho tương ớt, tương cà, xì dầu và dầu mè vào bát.
Bước 2:
Đun nóng chảo với dầu ở lửa vừa, cho tỏi, gừng, ớt, lá cà ri vào xào cho đến khi tỏi ngả màu vàng nhạt.
Bước 3:
Thêm bơ vào, khi bơ tan chảy, đổ hỗn hợp nước sốt vào và đun nhỏ lửa trong 2 phút.
Bước 4:
Cho tôm vào xào trên lửa lớn trong 1 phút.
Bước 5:
Đổ nước luộc gà vào và nấu thêm 2 phút.
Bước 6:
Thêm trứng, khuấy đều và nấu cho đến khi nước sốt đặc lại, tắt bếp và trang trí với hạt mè (vừng). Món ăn kèm bánh mì, cơm hoặc bún.
Món ngon mùa Đông
Không thiếu những món ăn, mà chỉ nghe thôi, nỗi nhớ nhà lại lan ra, rồi chuyển hóa thành nước bọt tứa đầy trong miệng.
Trong rất nhiều niềm nhớ về mùa Đông, nỗi nhớ gắn với miếng cơm, manh áo, với trải nghiệm ngày thơ lại nhiều hơn cả.
Tôi chỉ nhớ ngày bé, cuộc sống thôn quê còn thiếu thốn, chỉ mỗi quả cà muối mà cũng mang theo bao nhiêu câu chuyện.
Hồi những năm 90, cứ mỗi mùa Hè, khi mùa cà dừa sắp qua (cà dừa - quê tôi gọi vậy, chứ tôi thấy nhiều nơi gọi là cà bát), thể nào các gia đình cũng chuẩn bị làm một vại cà muối mặn. Nếu thường nhật cà khi muối được cắt cuống, bổ tư hay bổ tám, thậm chí bổ nhỏ ăn xổi thì vại cà cuối vụ, bao giờ cũng là những quả già đanh lại, đôi khi nhăn nhúm.
Cà sau khi được rửa sạch, sẽ được phơi héo một nắng, để cả cuống, sau đó xếp vào vại, cứ mỗi quả lại có một dúm muối. Bởi vậy nên sau một vài tháng quả cà vẫn không bị hỏng, chua nhưng giòn, có thể dùng ăn cơm hoặc kho cùng cá,...
Cà bát muối. Ảnh: Internet.
Tôi vẫn khoái cái cảm giác vớt quả cà ra, rửa sạch ở bể nước mưa, cắt miếng trắng tinh, vàng ươm, rồi dầm vào bát tương. Sau đâu mươi mười lăm phút mà ăn thì... phê phải biết.
Và vại cà này sẽ theo bữa cơm gia đình vắt từ mùa Đông năm trước đến tận vụ cà mới của năm sau. Giòn ngon đáo để.
Mùa Đông, không thể không nhắc đến món cá kho niêu đất. Cá kho kỹ thì cá nào chả ngon, nhưng cá kho từ niêu đất, rúc xém đi thì ăn vào cơm phải biết. Mà đương nhiên, ngày đó, cá kho là phải mặn, mặn hơn cả muối.
Ngày bé, bà nội tôi kho cá thường rất mặn, miếng cá cứ đanh lại, rắn như thịt nạc. Có lẽ phần vì bà nghiện trầu thuốc nên quen ăn mặn, bởi người già vị giác cũng dần chai sạn, nên gam độ gia vị cứ phải thật đậm đà mới cảm nhận được, phần có lẽ cũng vì cái nếp nghèo khổ hằn sâu.
Đấy, nhớ về mùa Đông, về món ăn, chỉ giản đơn mấy món mặn như thế. Lắm lúc tôi cũng cứ liên tưởng ẩm thực mùa này, cũng như cái cách người ta nuôi chim vậy.
Ngày bé, cứ bắt được con chim sẻ nào từ khi còn bọng cứt đem về nuôi, sẽ được dặn phải cho chim uống bằng nước muối pha loãng, có vậy, nhỡ chim có bay đi cũng phải tìm về, bởi quen thói, quen nếp uống nước muối pha.
Cá khô, món ăn cực hợp vào những ngày mưa rét. Ảnh: Internet.
Sau này, tôi còn được ăn thêm nhiều món mặn khác gắn chặt với mùa Đông. Trong đó, không thể không kể đến món cá khô.
Cá khô vốn để ăn quanh năm, nhưng đặc biệt những ngày mưa rét mà có đĩa cá khô rán mặn ăn thì cực kỳ tốn cơm. Đến tận bây giờ, cá khô vẫn là món khoái khẩu của tôi. Nhiều khi tự dưng lại nhớ, lại thèm.
Riêng món ăn sáng mùa Đông cũng thú vị không kém. Bao buổi sáng thức giấc, trước khi đi học hồi cấp 2, có mấy món đảo nhau ăn sáng cũng thú vị cực kỳ. Bữa thì lạc rang cả hạt bọc muối. Bữa thì cơm nóng dưới nước mắm và mỡ lợn trộn đều. Có bữa lại muối vừng, muối lạc hay cơm ruốc.
Ngày đó, lạc thường được rang lên trên cái chảo gang, khi lớp "áo" lụa đã lấm tấm nốt đen thì đổ chút nước muối pha mặn vào rồi đảo đều, nước muối bắt vào hạt lạc và phủ lên một màu trắng. Ngày đó, chỉ có muối chứ không như bây giờ có cả bột canh, đường và mì chính như bây giờ. Còn muối lạc giã nhỏ nữa. thường thì khi rang lạc xong sẽ ủ vào một cái rá tre cùng cái khăn cho giòn. Trong lúc đó, thì một mẻ muối cũng được cho vào cái chảo gang rang lên, hạt muối khô đi, xe lại và được cho vào giã nhỏ.
Sau khi chuyển muối ra cái bát thì tiếp tục cho mẻ lạc vào giã nhỏ, rồi nêm muối cho vừa vị.
Kinh nghiệm làm muối vừng để không bị ướt và bết lại với nhau là phải giữ lại một tỷ lệ "áo" lạc nhất định. Muối lạc thường sẽ được đựng trong chiếc hộp nhựa hay lọ thủy tinh, khi ăn, thể nào mấy chị em cũng tranh nhau lắc để chọn những mảnh to ăn cùng cơm.
Sau này kiếm cơm Hà Nội, một món ngon mùa Đông nữa tôi được ăn là thịt trưng mắm tép. Nhưng nếu mang đến cảm xúc và hoài niệm thì mắm tép lại không bằng những món ăn nọ.
Món mặn mùa Đông với con người, có lẽ cũng chẳng khác gì chuyện nước muối pha loãng khi nuôi chim sẻ, có chăng khác nhau thì một đằng ép buộc loài chim trở lại với người nuôi, còn món mặn lại găm vào tế bào mỗi đứa trẻ quê, ẩn mình trong đó để mỗi Đông về lại thèm, lại nhớ!.
Gan chiên xào giá hẹ Món này ăn mùa đông rất thích hợp... Nguyên liệu nấu ăn: - Gan heo: 150g - Hẹ: 100g - Cà rốt: củ - Giá: 100g - Tỏi băm, ớt băm - Hành ngò - Tiêu, dầu hào, dầu ăn - Bột tẩm khô chiên giòn Aji-Quick Thực hiện nấu ăn: - Gan heo cắt miệng dày 0,5cm, ướp 1m tỏi băm, 1...