Tom Holland muốn ‘Người Nhện’ Tobey Maguire vào vai bác của mình
Nam diễn viên 21 tuổi vừa đưa ra gợi ý cho người sẽ đảm nhận nhân vật bác Ben của Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU).
Tom Holland: ‘Người nhện xứng đáng trở thành thành viên Avengers’ Tài tử 21 tuổi trả lời phỏng vấn Zing.vn về siêu anh hùng Người Nhện nhân dịp “Spider-Man: Homecoming” ra rạp từ 7/7.
Sau màn giới thiệu ngắn ngủi trong Captain America: Civil War, nhân vật Người Nhện do Tom Holland thủ vai đã được tái sinh thành công bởi Marvel Studios.
Bộ phim nhận được nhiều lời tán dương từ giới phê bình, đồng thời giúp nam diễn viên người Anh trở thành một mảnh ghép trong đội hình Avengers với sự hướng dẫn của Người Sắt/tỷ phú Tony Stark (Robert Downey Jr.).
Trong một phỏng vấn với BBC Radio 1 mới đây, Tom Holland mong muốn liên kết nhân vật của mình với những phiên bản phim của thập niên 2000.
“Tôi rất muốn anh Tobey Maguire đóng vai bác Ben. Điều này thật thú vị nhưng tôi nghĩ anh ấy sẽ từ chối” – nam diễn viên chia sẻ. Tuy nhiên, sự vô tư của Tom Holland khiến người nghe có cảm giác anh đang nói đùa.
Việc tài tử Tobey Maguire chấp nhận đóng vai bác Ben theo đề xuất của Tom Holland là điều rất khó xảy ra. Người xem có lẽ sẽ không thể nào hình dùng được hình ảnh một Người Nhện thập niên 2000 trở thành bác Ben trong MCU.
Nam diễn viên 42 tuổi từng có nửa thập kỷ làm Người Nhện.
Tuy nhiên, đây cũng được xem là ý kiến hay bởi nhân vật bác Ben đến hiện tại vẫn chưa xuất hiện chính thức trong MCU. Một số giả thuyết cho rằng ông đã chết vài tháng trước khi Người Nhện tham gia Civil War.
Nhưng trong Spider-Man: Home Coming, số phận nhân vật này vẫn là dấu chấm hỏi lớn. Cách đây một năm, đạo diễn Jon Watts cho biết bộ phim về Người Nhện mới sẽ không có cảnh bác Ben bị giết như hai phiên bản do Tobey Maguire và Andrew Garfield đảm nhận.
Bác Ben có tên đầy đủ là Benjamin Parker, xuất hiện lần đầu trong tập truyện Amazing Fantasy được xuất bản vào tháng 8/1962. Ông sống trong giai đoạn Thế chiến thứ hai và kết hôn cùng May Parker.
Khi em trai và em dâu của ông là Richard và Mary qua đời, Ben cùng vợ đã quyết định nuôi nấng, chăm sóc cho Peter. Cậu bé lúc này chưa phải là Người Nhện đã được sống trong tình thương như bất cứ đứa trẻ nào.
Trước khi ra đi, bác Ben đã giúp Peter Parker trưởng thành hơn qua câu nói: “Sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng cao”. Chia sẻ về lý do không đề cập đến cái chết của bác Ben trong phim, nhà sản xuất Eric Carroll cho rằng điều đó sẽ giúp phim trở nên sáng sủa hơn.
Spider-Man: Home Coming ra mắt vào ngày 7/7, đang được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo Zing
Video đang HOT
'Người Nhện 4': Dự án bom tấn dang dở gây tiếc nuối bậc nhất
Đạo diễn Sam Raimi từng muốn "chuộc lỗi" với người hâm mộ sau khi "Spider-Man 3" (2006) gây tranh cãi lớn về mặt nội dung. Nhưng tất cả rốt cuộc chỉ dừng lại trên giấy.
Người hâm mộ còn đặt cho Spider-Man hay Peter Parker biệt danh là "Nhện nhọ" bởi số phận thăng trầm của siêu anh hùng trong truyện tranh. Và công cuộc chuyển thể nhân vật lên màn bạc cũng trải qua rất nhiều thay đổi, trì hoãn.
Áp lực bởi thành công ban đầu
Thập niên 1980, hãng Canon Films muốn thực hiện Spider-Man với Tom Cruise, nhưng thất bại của Superman IV: The Quest for Peace (1987) đã khiến tất cả tan tành thành mây khói.
Bước sang thập niên 1990, đạo diễn James Cameron muốn Edward Furlong rồi Leonardo DiCaprio trở thành siêu anh hùng nhả tơ. Nhưng nhiều lý do liên quan tới ngân sách và nhà sản xuất đã khiến giấc mơ ấy không thể trở thành hiện thực.
Chỉ khi X-Men (2000) của Fox thổi luồng gió mới tới cho dòng phim siêu anh hùng đang điêu đứng sau "thảm họa" Batman & Robin (1997), các studio mới bắt đầu quan tâm trở lại tới thể loại. Hãng Sony Pictures đã hợp tác với đạo diễn Sam Raimi để cho ra đời Spider-Man vào năm 2002 với ngôi sao Tobey Maguire.
Bộ ba phim Spider-Man của Sam Raimi là mốc son không thể chối cãi của dòng phim siêu anh hùng trong đầu thế kỷ XXI. Ảnh: Sony.
Đó là bộ phim đầu tiên trong lịch sử đạt doanh thu ra mắt hơn 100 triệu USD chỉ sau ba ngày trình chiếu tại Bắc Mỹ. Spider-Man đã độc chiếm kỷ lục ấy trong suốt bốn năm sau đó, cho tới khi Pirates of the Caribbean: Dead's Man Chest (2006) và hàng loạt bom tấn điện ảnh khác xuất hiện.
Thành tích cuối cùng của Spider-Man (2002) là 821,7 triệu USD toàn cầu, mở đường cho Spider-Man 2 (2004). Phần hai tiếp tục mang về cho Sony 783,8 triệu USD, và điều quan trọng hơn là cả hai tập phim không chỉ chinh phục khán giả đại chúng, mà còn cả giới phê bình khó tính.
Do đó, kỳ vọng dành cho Spider-Man 3 vào mùa hè 2007 là rất lớn. Trên phương diện kinh doanh, phim đạt 890,9 triệu USD - tức cao nhất toàn loạt tác phẩm.
Nhưng sự tham lam về mặt nhân vật khi sử dụng cả Sandman (Thomas Haden Church), Venom (Topher Grace) và New Goblin (James Franco) đã làm hại bom tấn. Nội dung Spider-Man 3 bị đánh giá là kém hơn hẳn hai phần trước, dù tất cả đều do Sam Raimi nhào nặn.
Tại thời điểm đó, cả Sony Pictures và Sam Raimi đều muốn theo đuổi tiếp Spider-Man 4. Để rồi, dự án bị dẹp bỏ vào phút chót. Cuối cùng, Sony tái khởi động thương hiệu với The Amazing Spider-Man cùng gương mặt mới là Andrew Garfield trong vai Peter Parker.
Khi Sam Raimi đâm đầu vào ngõ cụt
Để hiểu hơn về Spider-Man 4, công chúng cần quay ngược trở về quá trình phát triển phần ba của loạt phim. Ban đầu, đạo diễn Sam Raimi không hề muốn sử dụng Venom - ác nhân và là kẻ thù truyền kiếp của Người Nhện ở nguyên tác truyện tranh.
Đạo diễn Sam Raimi và ngôi sao Tobey Maguire trên trường quay Spider-Man 2 (2004). Ảnh: Sony.
Đối thủ của Người Nhện ở phần một là Green Goblin (Willem Dafoe), và sang phần hai là Doctor Octopus (Alfred Molina). Với Spider-Man 3, Sam Raimi muốn khai thác Sandman, đồng thời kết thúc mạch truyện của Harry Osborn khi con trai Green Goblin trở thành New Goblin.
Song, nhà sản xuất Avi Arad đã tìm đủ mọi cách thuyết phục Raimi sử dụng cả Venom. Đây là nhân vật rất được độc giả Marvel mến mộ, nhưng nhà làm phim thì không. Trong một cuộc phỏng vấn sau khi Spider-Man 2 (2004) ra rạp, Sam Raimi chia sẻ với tạp chí Empire rằng ông không thích Venom bởi "đây là nhân vật thiếu nhân tính".
Tới năm 2015, ông thừa nhận thất bại của cá nhân với Spider-Man 3 (2006) rằng: "Bộ phim không tốt. Tôi đã gắng hết sức, nhưng thực sự không thể khai thác trọn vẹn toàn bộ các nhân vật. Các fan của Người Nhện chắc chắn sẽ nhận ra điều đó.
Khi một người đạo diễn không yêu thích điều gì đó, đừng trông mong công chúng sẽ đưa ra quan điểm trái ngược. Thành công quá lớn của Spider-Man 2 đã gây ra áp lực buộc phần ba phải trở nên hoành tráng hơn, và điều đó đã phá hỏng dự án. Lẽ ra tôi chỉ nên sử dụng ít nhân vật, tập trung vào mối quan hệ giữa họ nhiều hơn".
Sam Raimi không thích Venom, nhưng rốt cuộc vẫn đưa nhân vật vào Spider-Man 3 do sức ép của nhà sản xuất. Ảnh: Sony.
Trở lại thời điểm năm 2007, sau khi Spider-Man 3 không đạt thành công trọn vẹn, Sam Raimi quyết tâm bù đắp cho người hâm mộ. Ông hợp tác với các nhà biên kịch James Vanderbilt, David Lindsay-Abaire và Gary Ross để xây dựng kịch bản cho phần bốn. Ác nhân được ông nhắm cho Spider-Man 4 là Vulture.
Trong quá trình xây dựng kịch bản đầu tiên cho Spider-Man 3, Sam Raimi từng nghĩ đến Vulture và nhắm cho Ben Kingsley, nhưng bất thành. Bước sang giai đoạn tiền kỳ của phần bốn, nhà làm phim quyết tâm tìm đến tài tử John Malkovich.
Ngoài ra, ông còn muốn Anne Hathaway đảm nhận vai Felicia Hardy / Black Cat. Song, cũng có lúc, Raimi tính chuyện biến cô thành ác nhân Vulturess - tức con gái của Vulture.
Nhưng càng xây dựng kịch bản, Sam Raimi càng cảm thấy mình như đâm đầu vào ngõ cụt. Chưa kể, Sony còn muốn đưa thêm một ác nhân nữa vào Spider-Man 4 là Lizard.
Một hình ảnh concept của nhân vật Vulture trong Spider-Man 4. Ảnh: Sony.
Mọi chuyện chỉ diễn ra trong vòng đúng một năm sau khi Spider-Man 3 ra rạp, và Raimi cảm thấy thực sự mệt mỏi, nhất là khi ông không có thời gian sáng tạo thêm các tác phẩm khác chỉ vì phải gắn bó với Người Nhện.
Cuối cùng, Sony Picture và Sam Raimi quyết định chia tay trong lặng lẽ. Trên tạp chí Total Film năm 2013, ông cho biết: "Đó là cuộc chia tay bình yên. Chỉ đơn giản là Sony đưa ra cho tôi một deadline, nhưng tôi không thể hoàn thành. Tôi không vui vì Spider-Man 3, và muốn Spider-Man 4 lấy lại niềm tin người hâm mộ, trở thành phim Người Nhện hay nhất.
Nhưng cá nhân tôi không thể đưa ra một kịch bản ưng ý. Tôi nói với Sony rằng: &'Có lẽ chúng ta không nên làm một bộ phim khi biết trước rằng nó sẽ không hay. Hãy cứ tái khởi động thương hiệu nếu muốn'".
Một hình ảnh concept khác cho thấy các nhà sản xuất còn dự định đưa ác nhân Mysterio vào Spider-Man 4. Ảnh: Sony.
Ngay khi Sam Raimi có dấu hiệu bế tắc trong quá trình xây dựng kịch bản cho Spider-Man 4, đúng là Sony đã tính đến phương án reboot thương hiệu.
Khi ấy, cựu chủ tịch của Sony là Amy Pascal đã hồi đáp nhà làm phim rằng: "Cảm ơn anh đã không làm lãng phí thời gian và tiền bạc của studio. Tôi rất cảm kích trước sự dũng cảm của cá nhân anh. Tất cả chúng ta đều chia sẻ một mục đích là đem đến điều tốt nhất cho người hâm mộ, cái tên Người Nhện, và hãng Sony".
Song, phải tới năm 2011, thông tin hủy bỏ dự án Spider-Man 4 mới được công bố. Chỉ sau đó vài giờ, hãng Sony tuyên bố sẽ tái khởi động loạt phim bằng The Amazing Spider-Man. Và nhà biên kịch cho dự án mới cũng chính là James Vanderbilt.
Một bộ phận người hâm mộ đồn đoán rằng hãng Sony buộc phải làm tiếp phim về Người Nhện để làm yên lòng cổ đông, đồng thời giữ hợp đồng với Marvel Comics. Bằng không, siêu anh hùng nhả tơ sẽ bị thu lại bản quyền, và có thể đường hoàng xuất hiện trong Vũ trụ siêu anh hùng Marvel (MCU) vốn khởi đầu bằng Iron Man (2008) và chuẩn bị tung ra The Avengers (2012) vô cùng hoành tráng khi ấy.
Đoạn kết có hậu cho người hâm mộ
Rời bỏ thương hiệu Spider-Man, Sam Raimi lập tức thực hiện tác phẩm kinh dị Drag Me to Hell (2009). Còn The Amazing Spider-Man của Sony Pictures với Andrew Garfield ra đời vào mùa hè 2012. Song, kết quả doanh thu của bộ phim chỉ là 757 triệu USD, tức kém cả ba phần phim của Raimi.
Đến mùa hè 2014, khi MCU làm mưa làm gió tại phòng vé khắp toàn cầu, The Amazing Spider-Man 2 tiếp tục là bước thụt lùi khi chỉ còn mang về 708 triệu USD. Giới phê bình lẫn số đông người hâm mộ không mặn mà với phiên bản Người Nhện mới, bất chấp sự ăn ý của Andrew Garfield và Emma Stone trên màn ảnh bởi họ còn yêu nhau ngoài đời thực.
Chỉ trong vòng 15 năm, khán giả đã được thấy ba phiên bản Người Nhện khác nhau trên màn ảnh rộng, lần lượt do Tobey Maguire, Andrew Garfield và Tom Holland thể hiện. Ảnh: Outnow.
Rốt cuộc, Amy Pascal quyết định tái khởi động Spider-Man thêm một lần nữa. Nhưng đó là cuộc hợp tác với Marvel Studios, cho phép Người Nhện xuất hiện trong MCU kể từ Captain America: Civil War (2016). Sau cuộc tuyển chọn rầm rộ, vai diễn Peter Parker được giao cho chàng trai trẻ 21 tuổi người Anh Tom Holland.
Mùa hè năm nay, khán giả mới được thưởng thức tác phẩm riêng mới về Người Nhện mang tên Spider-Man: Homecoming. Cũng nằm trong chuỗi MCU, nhiệm vụ sáng tác hoàn toàn thuộc về Marvel Studios, còn Sony chỉ chủ yếu lo đầu tư và phát hành.
Dưới bàn tay nhào nặn của Marvel Studios mà đứng đầu là Kevin Feige, Spider-Man: Homecoming nhận được vô số lời khen từ giới phê bình và người hâm mộ. Đó thực sự là cuộc trở lại xứng đáng của Người Nhện, khi cậu phải đối đầu với Vulture (Michael Keaton) - ác nhân mà Sam Raimi từng muốn sử dụng cho Spider-Man 4.
Còn khán giả chắc chắn sẽ không bao giờ được thấy Tobey Maguire khoác lên mình bộ đồ của Người Nhện lần thứ tư.
Theo Zing
10 câu hỏi còn bỏ ngỏ từ 'Người Nhện: Trở về nhà' Thuộc Vũ trụ Siêu anh hùng Marvel (MCU), "Spider-Man: Homecoming" để lại nhiều thắc mắc cho khán giả khi gợi mở các phần phim tiếp theo trong tương lai *Lưu ý: Bài viết tiết lộ nội dung Spider-Man: Homecoming Tương lai nào cho Liz?: Không phải Mary Jane hay Gwen Stacy, Liz (Laura Harrier) mới là người trong mộng của Peter Parker (Tom...