Tối ưu tiềm năng tư duy cho trẻ bằng phương pháp học toán kiểu Nhật Bản
Dạy con chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt là với môn học đòi hỏi nhiều tư duy như toán học. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, trẻ em từ mẫu giáo đã say mê học toán, có khả năng tính toán siêu nhanh, tạo ra nhiều kỷ lục thể giới nhờ phương pháp mang tên Soroban.
Phương pháp học toán tư duy Soroban là gì?
Ra đời tại Trung Quốc, nhưng Soroban lại thịnh hành nhất tại Nhật Bản. Vận dụng chiếc bàn tính cổ, người Nhật cho trẻ làm quen với tính toán thông qua hoạt động gảy hạt tính, kích thích sự hoạt động của cả 2 bán cầu não.
Theo nghiên cứu khoa học đã đoạt giải Nobel của tiến sĩ Roger Sperry, trong khi não trái mạnh về phân tích quy luật, logic, con số thì não phải đặc biệt nhạy cảm với hình ảnh, xử lý thông tin, cảm xúc. Khác với cách học thông thường chủ yếu chỉ tập trung vào não trái, Soroban yêu cầu người học có cảm nhận tri giác, ghi nhớ vị trí và tưởng tượng trong đầu, từ đó ảo tính bằng hình ảnh, đòi hỏi rất nhiều sự tham gia của não phải. Chính vì vậy, học toán tư duy Soroban không chỉ giúp trẻ tính toán siêu nhanh một cách chính xác, mà còn thúc đẩy phát triển tư duy và tăng khả năng ghi nhớ, tập trung vượt trội.
Bộ môn Soroban đã được áp dụng tại nhiều trường học tại Nhật Bản.
Ở Việt Nam, làm thế nào để con có thể học bộ môn Soroban?
Môn Toán Soroban đã xuất hiện tại Việt Nam và nhanh chóng trở thành “trào lưu”. Có hàng nghìn cơ sở dạy học, nhưng chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Phần lớn các bố mẹ đều gặp khó khăn khi tìm lớp học cho con. Nếu tìm được, chi phí đều ở mức 2-3 triệu cho một khóa học 15-20 buổi. Kết thúc các khóa này, nếu không được ôn luyện liên tục tại nhà, trẻ cũng không thể đạt hiệu quả học tập tốt nhất.
Nhận thấy trăn trở của phụ huynh, các chuyên gia giáo dục cùng đội ngũ lập trình viên hàng đầu đã nghiên cứu, cho ra mắt ứng dụng Kids UP Soroban, lần đầu tiên giúp ba mẹ cùng con tự học môn toán Soroban mà không cần đến trung tâm.
Tìm hiểu về Kids UP Soroban – Ứng dụng giúp trẻ học Toán tư duy ngay tại nhà
Video đang HOT
Các bài học của Kids UP Soroban được thiết kế giống như một lớp học thực tế. Trẻ sẽ bắt đầu với những trò chơi rèn luyện trí não như lật thẻ, nối số, tìm quy luật….Điều này nhằm tạo động lực tham gia vào giờ học mà không có cảm giác bị ép buộc như cách dạy truyền thống. Trong phần bài tập, trẻ cũng đi từ lý thuyết đến thực hành gẩy tính, ảo tính. Một bàn tính ảo đã được tích hợp sẵn có độ chính xác cao, ba mẹ không mất thời gian chọn mua bàn tính vật lý như thông thường.
Từng phần của bài học đều được hướng dẫn tỉ mỉ dưới sự hỗ trợ của “giáo viên ảo” AI. Việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy chính là điểm nổi bật của Kids UP Soroban so với các khóa học online khác. “Giáo viên ảo” ngoài nhiệm vụ giảng bài còn giúp con sửa lỗi sai trong quá trình ôn tập cũng như gửi báo cáo học tập hàng tuần đến cho phụ huynh. Nhờ đó, ba mẹ hoàn toàn kiểm soát được thời lượng, nội dung học tập và năng lực của con mình. Đây vốn là điều gây băn khoăn lớn khi cho con học tại trung tâm.
Con tự học với hệ thống bài tập phong phú, dưới sự hỗ trợ giảng bài từ giáo viên ảo AI.
Đặc biệt, Kids UP Soroban cung cấp một kho bài luyện tập khổng lồ sinh tự động. Trẻ thoải mái thực hành không giới hạn sau khi học, từ đó hiểu sâu bài học, nhanh chóng thành thạo từng kỹ năng. Ba mẹ không cần mua thêm sách bài tập, tiết kiệm được chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Đến hiện tại, rất nhiều phụ huynh đã tin tưởng lựa chọn Kids UP Soroban cho con em mình. Qua quá trình học tập, trẻ đạt hiệu quả học toán tăng, tính toán tốt, tư duy nhanh nhạy hơn. Quan trọng nhất, các con đều có sự thay đổi thái độ tích cực với việc học toán. Nhờ Kids UP Soroban, các con luôn cảm thấy học toán như một trò chơi, từ đó không còn sợ hãi học tập.
Kids UP Soroban chắc chắn là chương trình học mà ba mẹ có con từ 4-7 tuổi cần cho giai đoạn trẻ chuẩn bị đến trường. Chỉ cần mỗi ngày 30 phút học tại nhà đầy hứng thú, con vừa có hành trang lớp 1 vững chắc, lại rèn luyện đầy đủ kỹ năng quan trọng như sự tập trung, ghi nhớ, phân tích, khả năng tư duy nhanh nhạy cần thiết cho mọi môn học sau này.
Đừng "bắt", mà hãy cùng con
Gần gũi, đồng hành cùng con trong học tập, vui chơi, cha mẹ sẽ giúp con mở ra những bầu trời mới về tư duy, sáng tạo.
Không nên để trẻ "đơn độc" trong hành trình tìm kiếm, chinh phục tri thức. Trong ảnh: cùng con mua sách - Ảnh: N.HUY
Trong những ngày giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, tôi nhận khá nhiều tin nhắn hỏi "Anh ơi, anh có bài thơ mới nào không cho em xin để đọc cho con nghe?", hoặc "Em cần bài thơ về chủ đề này mà em tìm không thấy, anh cho em xin nhé"... Nhiều người khác kể và gửi cho tôi những tấm hình hoặc video ghi lại cảnh con cháu tập đọc, tập viết những bài thơ từ tập thơ của tôi.
Cần sự dẫn dắt
Có 3 trường hợp tôi ấn tượng nhất. Đó là một bà mẹ ngồi cùng con, vừa dạy con đọc thơ, vừa dạy con viết chính tả từ những bài thơ tôi viết. Chị trả lời hoặc kết nối với tôi để giảng giải cho con từng câu, từng ý, từng hình ảnh mà trẻ chưa biết, chưa hiểu.
Trường hợp khác là một gia đình người Việt sống tại Nhật Bản. Để dạy con học tiếng Việt, họ mua sách của tôi. Ngày ngày, bà mẹ giao cho hai con trước tiên là tự đọc những bài thơ, sau đó bà mẹ sẽ chỉnh âm, chỉnh vần, chỉnh dấu sao cho đúng. Rồi chị ghi lại những video đó để cho con nghe lại và có thể tự học.
Cuối cùng là về những người lập nhóm trên mạng xã hội để tổ chức đọc thơ và mời tôi tham gia đọc thơ, giảng thơ để truyền cảm hứng cho trẻ.
Tôi kể như vậy để thấy sự dẫn dắt của người lớn trong khi học, khi chơi với trẻ thường ngày có ý nghĩa quan trọng với trẻ con nhường nào. Trên thực tế thì đó không phải là điều mới mẻ gì, nhưng không phải ai cũng biết, cũng hiểu được ý nghĩa, giá trị quan trọng đó và cũng không phải ai cũng để tâm, chú ý thực hiện.
Khơi nguồn tư duy
Anh bạn tôi làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, một ngày trò chuyện với tôi rằng: "Hôm trước tôi bất ngờ quá. Cu con nhà tôi đọc thơ của ông rồi đòi tôi làm cái chong chóng và bắt tôi đưa ra bờ đê chạy chong chóng y như bài thơ ông viết. Tự dưng thấy thương chúng nó!".
Rồi một chị khác thì bảo: "Tôi đến mệt. Bé nhà tôi đọc thơ ông viết xong cứ liên mồm hỏi mo cau là gì? Đi bắt ve sầu như thế nào? Sao lại chơi cỏ gà? Bài nào tôi giải thích được thì nó vui lắm, nó bảo nhiều trò hay thế.
Nhưng có hôm về hỏi thì bảo: chú này viết buồn cười, trâu bò, cây cỏ với mây gió có nói chuyện được đâu mà cứ bảo đấy là "bạn của con người". Con chả hiểu.
Đến khi tôi giải thích với đại ý những loài cây, con vật hay hiện tượng tự nhiên đều có ích, thân thiết với cuộc sống đều là bạn của con người thì cu cậu hiểu ra và cười rất vui, thậm chí còn hóm hỉnh gọi: "Ê bạn cá ơi, ra đây chơi" khi đùa với con cá cảnh trong bể nước".
Đúc rút từ những câu chuyện thực tế, tôi thấy rằng sự dẫn dắt và truyền cảm hứng của các ông bố, bà mẹ chính là sự khơi nguồn tư duy cho trẻ. Nếu như chỉ dừng lại ở việc "bắt con đọc sách", khi đó trẻ có thể đọc đúng nhưng chưa chắc đã hiểu và cảm nhận được kiến thức, hình ảnh cũng như vẻ đẹp của ngôn ngữ và vần điệu thơ ca - mặc dù thơ là thể loại dễ đọc và đọc dễ với trẻ.
Khi trẻ vấp phải những điều chưa tiếp cận, chưa biết - kiểu như cỏ gà, mo cau, sao hôm, sao mai... - thì sẽ không hiểu và ngay lập tức cả bài thơ trở nên vô nghĩa. Nhưng nếu có người dẫn dắt và giảng giải để trẻ hiểu thì mọi việc trở nên trọn vẹn.
Những bài thơ đầu tay
Có hai bà mẹ gửi cho tôi hai bài thơ do những đứa con dưới 10 tuổi của mình viết. Những câu chữ còn vụng về, những câu thơ đôi chỗ còn lệch vần... nhưng tràn đầy sự hồn nhiên, trong sáng.
Đó là những bước chập chững đầu tiên của nhịp chuyển từ tư duy tiếp nhận ngôn ngữ, hình ảnh, kiến thức bên ngoài qua kênh chú tâm và sự phấn khích sang kỹ năng hiểu, sử dụng và trở thành "cái của mình".
Hai bà mẹ cho biết những bài thơ đầu tay đó là kết quả của quá trình mẹ con đọc thơ, bình thơ cùng nhau, qua đó con được truyền cảm hứng và khám phá ra những năng lực đặc biệt của mình.
Không để trẻ đơn độc
Cùng là đọc thơ và nghe, nhưng khi bạn tôi mở những bài thơ thu âm từ YouTube thì đứa con hoặc không nghe, hoặc nghe nhưng để bài đọc trôi qua trơn tuột. Nhưng cũng bài thơ ấy, bạn tôi ngồi bên cạnh và đọc, chú bé lắng nghe, hỏi han, trao đổi, thậm chí là nhận xét và bày tỏ quan điểm hay - không hay, thích - không thích và liền bảo "mẹ đọc bài tiếp đi"...
Hơn thế nữa, khi trực tiếp dẫn dắt và truyền cảm hứng, trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm, trách nhiệm qua giọng đọc của người thân cũng như những hành động trìu mến từ người lớn dành cho mình.
9X xinh xắn, học giỏi của ĐH Bách khoa Hà Nội Hoàng Lê Diệu Hường sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học. 9X mong sớm biến lý thuyết thành những sản phẩm hữu ích. Hoàng Lê Diệu Hường (SN 1997) là sinh viên năm cuối, ngành Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Thành tích của Hường khiến nhiều "cánh mày râu", chiếm số đông của ngôi trường...