Tối ưu chi phí giám sát doanh nghiệp từ xa với các gói Data IP của MobiFone
Sử dụng các công nghệ tiên tiến về IP tĩnh/IP động, APN kênh truyền riêng trên nền tảng mạng 2G/3G/4G/5G, sản phẩm Data IP của MobiFone giúp giám sát doanh nghiệp từ xa với chi phí tối ưu, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin.
Nỗi lo của doanh nghiệp trong xu hướng số hóa
Năm 2021, trước những diễn biến phức tạp khó lường của đại dịch Covid-19, 48% người lao động phải làm việc từ xa hoặc theo cách kết hợp làm việc tại cơ quan và làm tại nhà, theo khảo sát của Chartered Management Institute (CMI).
Trong giai đoạn bình thường mới, việc số hóa dữ liệu, họp online, quản lý doanh nghiệp từ xa đã trở thành lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Xu hướng này cũng đặt ra nhiều nỗi lo của doanh nghiệp về vấn đề bảo mật và chi phí đầu tư hạ tầng, giải pháp công nghệ.
Theo một nghiên cứu từ Cisco, các mối đe dọa về bảo mật đã tăng 25% hoặc hơn kể từ đại dịch. Đáng chú ý, nghiên cứu của Cisco cho thấy 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp sự cố mạng trong năm qua. Hậu quả của những sự cố này là 86% số doanh nghiệp bị mất thông tin khách hàng vào tay của những kẻ xấu.
Trước đây, phần lớn doanh nghiệp mới chỉ chú trọng đầu tư hệ thống bảo mật cho người dùng, máy móc cố định trong phạm vi văn phòng. Đến nay, trong bối cảnh làm việc mới, nguy cơ rò rỉ thông tin mật của doanh nghiệp có thể xuất phát từ những cuộc họp nội bộ trực tuyến, hay từ việc nhân viên làm việc tại nhà truy cập vào mạng công ty thông qua các giải pháp truy cập từ xa. Lúc này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư, trang bị các giải pháp bảo mật cho cả hệ thống chung lẫn cho các nhân viên giúp kết nối một cách an toàn. Nhưng nhìn nhận thực tế, giữa bối cảnh doanh nghiệp cần tiết kiệm chi tiêu, dồn sức phục hồi trong đại dịch thì chi phí đầu tư cho hạ tầng cũng như giải pháp giám sát doanh nghiệp, bảo mật lại là bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Video đang HOT
Giải pháp đơn giản với chi phí từ 500 nghìn đồng/năm
Nắm bắt nhu cầu tối ưu hóa chi phí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MobiFone mới đây ra mắt sản phẩm Data IP hỗ trợ các hoạt động giám sát doanh nghiệp từ xa, tiết kiệm chi phí tối đa.
Data IP của MobiFone sử dụng các công nghệ tiên tiến về IP tĩnh/IP động, APN kênh truyền riêng trên nền tảng mạng 2G/3G/4G/5G, cho phép truy cập data đến địa chỉ server của doanh nghiệp với tốc độ cao mọi lúc, mọi nơi. Cùng với những công nghệ hỗ trợ khác, Data IP sẽ là sản phẩm hỗ trợ đắc lực doanh nghiệp truyền tải dữ liệu nội bộ, giám sát camera từ xa, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro rò rỉ thông tin mật, góp phần giúp doanh nghiệp thúc đẩy lợi thế cạnh tranh và thành công thương mại.
Điểm đáng cân nhắc của sản phẩm Data IP là doanh nghiệp chỉ cần chi 50.000 đồng/tháng đã có ngay 5 GB data tốc độ cao, miễn phí truy cập đến địa chỉ IP cố định với tốc độ 2Mbps và 20 sms nội mạng. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch bệnh Covid-19, MobiFone ưu đãi doanh nghiệp đăng kí 6 tháng gói MDT50IP với mức giá 250.000 đồng và mua 12 tháng gói MDT50IP với chi phí chỉ 500.000 đồng.
MobiFone đang là nhà mạng trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ 4.0 như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn ( Big Data), công nghệ đám mây (iCloud)…, từ đó “thiết kế” nên các sản phẩm, giải pháp phù hợp nhu cầu thực tế của khách hàng, bao gồm cả khách hàng cá nhân lẫn các doanh nghiệp, tổ chức.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến kinh tế – xã hội, MobiFone nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập trực tuyến của toàn xã hội bằng việc cho ra đời nhiều giải pháp CNTT hiệu quả, thiết thực phục vụ cho thời kỳ giãn cách xã hội, làm việc từ xa với các giải pháp văn phòng điện tử (MobiFone eOffice), hóa đơn điện tử (MobiFone Invoice), hội nghị trực tuyến (MobiFone Meeting), dữ liệu đám mây (MobiCloud), thanh toán trực tuyến (MobiFone Pay)…
Đại diện MobiFone nhấn mạnh, MobiFone đã, đang và sẽ không ngừng tìm kiếm các giải pháp, nhằm san sẻ một phần khó khăn với khách hàng, doanh nghiệp trong cả nước, đồng thời góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội và Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia.
Huawei Việt Nam đào tạo 27 sinh viên ICT ưu tú trong chương trình hạt giống cho tương lai 2021
Lễ tổng kết chương trình Hạt giống cho Tương lai 2021 (Seeds for the Future) và trao thưởng cho những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc nhất.
Đây là năm thứ sáu liên tiếp tổ chức tại Việt Nam, chương trình mang đến những nội dung đào tạo hiệu quả cùng các hoạt động đa dạng, và đã bồi dưỡng kiến thức cho 27 bạn sinh viên tài năng ngành ICT.
"Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong mọi lĩnh vực từ công nghiệp sản xuất, đến các hoạt động làm việc, học tập hàng ngày, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid, đã cho thấy tầm quan trọng của ICT trong xã hội." - bà Fiona Li, Phó Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại của Huawei Việt Nam, chia sẻ tại sự kiện. "Vì thế, việc bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực ICT đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và đổi mới của ngành trong tương lai. Và để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đó, nhân lực ICT cần được tạo điều kiện để tiếp cận những kiến thức công nghệ mới, làm chủ công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo, 5G, Big Data,... ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây cũng là mục tiêu và giá trị cốt lõi mà Huawei đã gửi gắm vào chương trình Hạt giống cho Tương lai nhằm bồi dưỡng kiến thức, trao cơ hội học tập và giao lưu cùng các chuyên gia đầu ngành ICT cho các sinh viên ICT toàn cầu, trong đó có sinh viên Việt Nam."
Bà Fiona Li - Phó Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại Huawei Việt Nam
Hạt giống cho Tương lai là chương trình công ích xã hội (CSR) hàng đầu của Huawei trên toàn cầu, thể hiện trong một cam kết đào tạo nguồn nhân lực ICT của Huawei với thế giới. Tính đến năm 2020, chương trình đã hợp tác với hơn 500 trường đại học tại 130 quốc gia và đã đón nhận hơn 8.774 sinh viên ICT ưu tú trên toàn cầu tham gia.
Tại Việt Nam, từ khi được Huawei triển khai lần đầu tiên năm 2015, tính đến năm 2021, chương trình Hạt giống cho Tương lai đã bồi dưỡng và đào tạo 96 sinh viên xuất sắc đến từ các trường Đại học hàng đầu Việt Nam như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, Học viện PTIT, Đại học FPT, Học viện An ninh Nhân dân, Học viện Cảnh sát Nhân dân...
Trong năm 2021, dù gặp nhiều trở ngại do dại dịch, chương trình cũng đã tuyển chọn và đào tạo cho 27 bạn sinh viên ICT ưu tú thông qua các khoá đào tạo trực tuyến trong 8 ngày, từ 15 đến 22/11/2021. Các bạn sinh viên đã cùng các bạn quốc tế từ 3 nước cùng học hỏi, giao lưu với các chuyên gia đến từ toàn cầu về công nghệ thông tin, về kỹ năng lãnh đạo v.v.... các bạn sinh viên được giao lưu, tham quan danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc qua trực tuyến với sự giới thiệu của những người trong ngành. Và được tiếp cạnh với những công nghệ tiên tiến nhất như 5G, AI, Cloud v.v... được tham quan trực tuyến trung tâm triển lãm công nghệ của Huawei. Đồng thời, Huawei Việt Nam cũng tổ chức buổi Webinar đối thoại với chuyên gia đầu ngành cho các bạn sinh viên Việt Nam, gồm những chủ đề như 5G, chuyển đối số cho doanh nghiệp, thương mại điện tử, trò chơi, khởi nghiệp, kỹ năng phỏng vấn, tìm hiểu văn hoá làm việc tại các công ty đa quốc gia, giao lưu văn hoá cùng các sinh viên quốc tế...
"Chúng tôi đánh giá cao các đóng góp của Huawei trong việc giúp sinh viên Việt Nam tiếp cận những kiến thức công nghệ về 5G, Big Data và nhiều lĩnh vực khác, thông qua các chương trình đào tạo, giới thiệu công nghệ kỹ thuật số như chương trình Hạt giống cho Tương Lai. Với thế mạnh công nghệ của Huawei, chúng tôi mong muốn Huawei sẽ tiếp tục kết nối chặt chẽ thêm với nhiều các trường Đại học tại Việt Nam, tư vấn và hỗ trợ các hoạt động đào tạo, cũng như tạo điều kiện cho các sinh viên trẻ ngành ICT của Việt Nam phát huy được năng lực của bản thân." - Ông Nguyễn Long, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký của Hội tin học Việt Nam, chia sẻ tại buổi lễ tổng kết chương trình Hạt giống cho Tương lai 2021. "Tôi tin rằng, việc chắp cánh tri thức công nghệ thông tin và những lĩnh vực mới từ thế mạnh công nghệ của Huawei, sẽ đóng góp tích cực cho sự nghiệp đào tạo nguồn lực ICT cho tương lai tại Việt Nam. Và ngày càng có nhiều những hạt giống tài năng được nảy mầm và toả sáng."
"Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, những chương trình đào tào kỹ thuật số dành cho sinh viên như chương trình Hạt Giống cho Tương lai của Huawei rất có ý nghĩa đối với các thế hệ sinh viên như chúng cháu. Đây cũng là lợi thế rất lớn của các bạn sinh viên may mắn được tham gia khi được tiếp cận những công nghệ mới nhất, bắt nhịp những tiến bộ công nghệ trên thế giới. Cháu tin rằng, chương trình sẽ giúp các bạn sinh viên khơi dậy đam mê thông qua những trải nghiệm thực tế và có định hướng công việc rõ ràng hơn." - Chia sẻ của bạn Hà Việt Hoàng, Thành viên Biệt đội Siêu Trí Tuệ mùa 1, chương trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam, sinh viên Khoa kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, tại lễ khai mạc chương trình.
Kết thúc chương trình Hạt giống cho Tương lai 2021, Huawei đã bình chọn 3 bạn sinh viên có kết quả học tập tốt nhất, trao tặng chiếc điện thoại P40 pro, Máy tính Huawei Matebook D14, máy tính bảng Huawei MatePad, để khích lệ các bạn sinh viên cố gắng hơn nữa trong học tập, và đặc biệt trong dự án Tech4Good, nhóm VN01 với thành tích là nhóm xuất sắc nhất trong 9 nhóm đến từ 3 quốc gia, em Nguyễn Quốc Hùng, sinh viên học viện PTIT, đã được Huawei trao tặng giải thưởng đặc biệt, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện để nhóm VN01 tiếp tục phát triển dự án và tham gia vào cuộc thi toàn cầu sẽ diễn ra vào tháng 1/2022.
Là một phần trong cam kết không ngừng phát triển tài năng, mới đây, tại sự kiện Ngày hội Đổi mới sáng tạo châu Á - Thái Bình Dương - Hội nghị Tài năng Kỹ thuật số 2021, tập đoàn công nghệ Huawei và quỹ ASEAN đã ký kết biên bản ghi nhớ về nỗ lực chung để rút ngắn khoảng cách năng lực kỹ thuật số trong khu vực. Theo đó, tập đoàn công nghệ Huawei sẽ đầu tư 50 triệu USD trong 5 năm tới nhằm hỗ trợ phát triển 500.000 nhân tài kỹ thuật số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, trong chương trình Hạt giống cho Tương lai ASEAN - một phiên bản mở rộng của chương trình Hạt giống cho Tương lai dành cho thế hệ trẻ ở cả 10 quốc gia thành viên ASEAN.
Tham gia chương trình Hạt giống cho Tương lai của Huawei, các sinh viên ICT sẽ được tham gia nhiều khóa đào tạo, hội thảo, hội nghị, tập trung vào viễn thông, CNTT-TT, thực tế ảo, phân tích dữ liệu, chia sẻ các dữ liệu tốt nhất trên toàn cầu, nắm bắt nhanh các xu thể mới nhất của ngành. Chương trình cũng tổ chức những hoạt động trao đổi hai chiều, chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia trong ngành như từ các cơ quan chính phủ, chuyên gia từ các doanh nghiệp, từ các nhà mạng viễn thông... qua những tình huống thực tế nhằm phát triển song song kỹ năng xã hội cho sinh viên tham gia. Đồng thời, chương trình Hạt giống cho Tương lai sẽ cấp chứng chỉ sau khi hoàn tất khoá đào tạo, cho các sinh viên thêm sự ghi nhận về năng lực, tiếp tục tự tin phát triển trong tương lai.
Giải mã việc Viettel liên tiếp đứng số 1 về chất lượng mạng diđộng Việc phân tích dữ liệu lớn (Big data) hỗ trợ Viettel Networks đánh giá và xử lý các trường hợp có trải nghiệm dịch vụ chưa tốt, từ đó nâng cao chất lượng mạng di động. Trong kết quả đo kiểm về chất lượng mạng di động được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố đầu tháng 4, Viettel là nhà mạng...