‘Tôi từng ghét học trực tuyến, nhưng nó thực sự tốt hơn…’
Tôi đã từng ghét việc dạy và học trực tuyến. Tôi đã từng ước rằng tất cả chúng ta sẽ trở lại với nền giáo dục “bình thường” sau Covid.
Tôi đã từng ghét việc dạy và học trực tuyến. Tôi đã từng ước rằng tất cả chúng ta sẽ trở lại với nền giáo dục “bình thường” sau Covid.
Thế nhưng bây giờ, dù tôi không muốn nói điều này với bạn, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ quay trở lại “bình thường” nữa, và nó thực sự tốt hơn.
Tôi sẽ cho bạn biết những khả năng nào nằm phía trước trong giáo dục hậu Covid, và tại sao chúng ta không nên cố gắng trở lại “bình thường”.
Chuyện của Minh
Tôi gặp Minh – học sinh giỏi lớp 10 từ một tỉnh nhỏ ở miền Trung.
Ước mơ của Minh là du học. Qua một vài tờ báo mà cậu đọc vào mùa hè, cậu muốn đi Mỹ. Minh biết rằng cậu sẽ cần SAT, TOEFL, 2 thư giới thiệu từ giáo viên của mình, và rất nhiều hoạt động ngoại khóa để thực hiện ước muốn của mình.
Nhưng vấn đề ở chỗ nơi Minh sinh sống không có bất kỳ trung tâm SAT nào. Giáo viên của cậu không biết Tiếng Anh và không tin rằng Minh có thể nhận được học bổng, do đó từ chối viết thư giới thiệu cho cậu. Cũng không có câu lạc bộ sinh viên hoặc tổ chức nào trong địa bàn tỉnh mà Minh có thể tham gia.
Minh có thể đến thành phố lân cận mỗi tuần để tham gia câu lạc bộ sinh viên và học SAT, nhưng gia đình cậu không có khả năng kinh tế để chịu khoản chi phí đó. Minh thực sự rất thất vọng.
Nhưng rồi cậu đã tìm ra giải pháp: Internet. Cậu tìm thấy một chương trình tư vấn trực tuyến miễn phí để kết nối với sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Họ tư vấn cho cậu cách thành lập tổ chức sinh viên ở quê nhà, giới thiệu trang web miễn phí để tự học SAT (Khan Academy).
Minh cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì đang chủ động trong việc học tập của mình. Cậu nhận ra rằng đi học “bình thường” là không đủ.
Câu chuyện của Minh không đặc biệt, bởi có quá nhiều sinh viên Việt Nam tại các tỉnh, thành nhỏ đang học ở những ngôi trường ít có tài trợ, ít nguồn lực, ít thông tin về học bổng và ít có cơ hội ngoại khóa.
Với sự tập trung giáo viên và nguồn lực giáo dục tốt nhất tại các thành phố lớn, sinh viên từ các tỉnh nhỏ đơn giản là không được tiếp cận các nguồn lực này.
Video đang HOT
Lối thoát duy nhất của những học sinh này là học trực tuyến – một hình thức giáo dục mà chúng ta đã liên tục nghe những lời chỉ trích kể từ khi Covid bắt đầu.
Tuy nhiên, hầu hết những lời chỉ trích mà tôi nghe được đều xuất phát từ những sinh viên sống ở thành phố lớn (Hà Nội và TP.HCM). Họ nhớ các lớp học offline với giáo viên hàng đầu và những người bạn tuyệt vời của mình.
Nhưng không có một học sinh nào từ nền tảng kém đặc quyền (về địa lý) mà tôi biết lại than phiền về việc học trực tuyến. Hoàn toàn ngược lại, họ đều thích nó.
Tại sao ư? Bởi vì đây là lần duy nhất mà một người như tôi – một giáo viên “tầng trên” – có thể tiếp cận và kết nối với họ, để đáp ứng nhu cầu của họ.
Cơ hội của học trực tuyến
Quang Tùng là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Năm lớp 11, khi nhận được học bổng của United World College (Trường Liên kết Thế giới – UWC), Tùng quyết định đi du học. Sau 2 năm, 9X giành được học bổng toàn phần 280.000 USD (hơn 6,5 tỉ đồng), lựa chọn học song song hai ngành là Giáo dục và Kinh tế tại Trường ĐH Macalester College (Mỹ).
Covid-19 cho tôi một cơ hội để nhìn sâu vào đặc quyền của mình. Đó là đặc quyền được trải nghiệm một nền giáo dục đưa mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến cùng một phòng học thể chất. Và đặc quyền được từ chối nó, để cho rằng nó “không đủ tốt” khi được thực hiện trong một không gian trực tuyến.
Covid-19 đã cho tôi thấy một mảnh ghép quan trọng về tương lai của giáo dục mà tôi đã cố gắng tránh “biết”: học trực tuyến.
Học trực tuyến hạ thấp xuống rào cản địa lý của phòng học, giảm chi phí cả về tiền bạc và thời gian, và quan trọng nhất là tập hợp được học sinh từ các trải nghiệm đa dạng tham gia và đóng góp.
Tôi muốn bạn tưởng tượng ra sự “bình thường” cũ, nơi những hội nghị lớn, những khóa học ngắn hay trại hè diễn ra. Những sự kiện này sẽ diễn ra ở đâu? Ở các thành phố lớn. Thật tuyệt nếu được tham dự những sự kiện này nếu bạn sống ở những thành phố đó.
Nhưng nếu bạn không ở đó thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sống trong một thị trấn nhỏ cách xa 400 km mà không có đủ tiền để tham gia? Điều gì sẽ xảy ra nếu thứ duy nhất bạn có thể mua được là một chiếc laptop cũ và một đường truyền internet có phần ổn định?
Bạn có thể tham gia trực tuyến không? Hay bạn chỉ có thể mơ về một ngày mà bạn sống ở những thành phố lớn đó, để tham gia những sự kiện offline lớn đó, để trở thành một phần của cộng đồng mà bạn nghĩ rằng bạn thực sự thuộc về?
Tất cả chúng ta hãy tưởng tượng một thế giới mà bất cứ ai có máy tính xách tay kết nối internet đều có thể tìm thấy và tham gia vào cộng đồng của họ.
Một thế giới mà những rào cản tới kiến thức và cộng đồng học tập không còn là rào cản về địa lý nữa.
Một thế giới mà tất cả chúng ta đều có thể cảm thấy thuộc về một cộng đồng những nghệ sĩ/ triết gia/ nhà văn/ nhạc sĩ/ nhà địa chất/ nhà giáo dục… cho dù chúng ta ở đâu.
Điều đó sẽ không xảy ra nếu mọi thứ trở lại “bình thường” cũ. Vì vậy, chúng ta phải nắm lấy thế giới mới mà học trực tuyến đem lại, và làm cho nó trở nên tốt hơn.
Đó là con đường tiến về phía trước.
Ôn tập thi tốt nghiệp: Mục tiêu kép là an toàn và chất lượng
Trong điều kiện dịch bệnh, các hình thức ôn tập thi tốt nghiệp THPT được cơ sở giáo dục, địa phương tổ chức linh hoạt, để đạt mục tiêu kép: an toàn và chất lượng.
Ảnh minh họa/ITN
Ôn tập trực tiếp cho học sinh vùng an toàn
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Phú Thọ, với khối lớp 9 và lớp 12, các trường có thể tiếp tục tổ chức ôn tập cho học sinh để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và kỳ thi tốt nghiệp THPT. Việc tổ chức ôn tập phải trên cơ sở thống nhất với phụ huynh học sinh và bảo đảm các điều kiện phòng chống dịch Covid-19 theo quy định, như thực hiện khai báo y tế, bảo đảm giãn cách, đeo khẩu trang, vệ sinh khử khuẩn...
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 2 địa bàn chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch Covid-19 là thành phố Việt Trì (có ca dương tính) và huyện Thanh Thủy (có số lượng F1 khá nhiều). Với 2 huyện này, toàn bộ học sinh đều tạm dừng đến trường, kể cả học sinh lớp 9, lớp 12 và chuyển sang dạy học trực tuyến, ôn thi trực tuyến.
Với các huyện còn lại, sau khi thống nhất với phụ huynh học sinh, nhiều trường THPT vẫn tổ chức cho học sinh lớp 12 ôn tập cùng với biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Trường THPT Thạch Kiệt, Tân Sơn, Phú Thọ có 7 lớp 12 với 260 học sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Thông tin từ hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng, nhà trường đang triển khai ôn tập cho học sinh lớp 12 theo hình thức trực tiếp trên lớp vào buổi sáng. Buổi chiều, giáo viên dạy ôn thi sẽ trao đổi với học sinh của mình trực tuyến.
"Để bảo đảm giãn cách, một lớp ôn tập chỉ bố trí 25 học sinh. Giáo viên, học sinh đều phải thực hiện nghiêm túc 5K. Nhà trường tổ chức do thân nhiệt từng học sinh trước các buổi ôn và yêu cầu 100% học sinh sau khi đo thân nhiệt đến khu vực rửa tay khử khuẩn mới vào lớp. Dự kiến việc ôn tập thi tốt nghiệp của trường sẽ kết thúc trước 5/7." - ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.
Khẳng định của ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ: Thực hiện nhiệm vụ kép: vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học, Phú Thọ đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cả thầy và trò. Đồng thời, có giải pháp thực hiện có chất lượng, bảo đảm tiến độ chương trình, kế hoạch giáo dục. Cụ thể là xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục với 3 tình huống, kịch bản dịch Covid-19 có thể xảy ra và có giải pháp đi liền với 3 kịch bản đó.
Song hành nhiều giải pháp
Tại Thừa Thiên Huế, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân cho biết, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo trường học các khối lớp chuẩn bị đầy đủ phương án, điều kiện ôn tập trực tuyến cho học sinh trong tình huống phải thực hiện giãn cách xã hội; tránh bị động tạo tâm lí không an tâm cho học sinh và ảnh hưởng chất lượng các kỳ thi.
Cụ thể, việc tổ chức ôn tập sẽ song hành nhiều giải pháp: Sở khởi động lại hệ thống dạy học qua internet, trên truyền hình; các trường tăng cường tổ chức ôn tập và giám sát học tập của học sinh bằng nhiều hình thức, bảo đảm chuyển tải đầy đủ nội dung ôn tập đến với học sinh, kể cả thí sinh tự do, chuẩn bị tâm thế tốt nhất để học sinh tham gia và hoàn thành chất lượng các kỳ thi.
Tại Thái Bình, học sinh lớp 9, lớp 12 được tổ chức học trên truyền hình từ 10/5. Học sinh được yêu cầu ghi chép, thực hiện việc ôn tập, làm bài tập và gửi bài cho giáo viên để được hỗ trợ sau khi học và ôn luyện. Với giáo viên, căn cứ lịch phát sóng trên truyền hình, thường xuyên, trực tiếp theo dõi và giao nhiệm vụ cho học sinh lớp mình phụ trách theo nội dung bài học; thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua Internet; phối hợp với cha mẹ học sinh quản lý nền nếp và hỗ trợ học sinh học tập.
Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện trách nhiệm của nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn trong công tác chuyên môn nghiệp vụ và việc học tập của học sinh.
Ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết: Từ 12/5, tất cả các cơ sở giáo dục mầm non của Vĩnh Long cho trẻ nghỉ đến trường và kết thúc năm học. Các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho học sinh, học viên tạm dừng đến trường kể từ ngày 15/5/2021. Các Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm dạy thêm- học thêm trên địa bàn tỉnh cho học viên tạm dừng đến trường kể từ ngày 15/5/2021 đến khi có thông báo mới.
Riêng với học sinh lớp 9, lớp 12 phổ thông và 12 thường xuyên, các trường tổ chức ôn tập tại trường, đồng thời phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh, giáo viên trong thời gian tổ chức ôn tập tại trường. Phối hợp với phụ huynh học sinh để quản lý chặt chẽ học sinh, tạo sự đồng thuận cao góp, phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Trước đó, Vĩnh Long đã cử giáo viên tham gia dạy ôn tập tham dự đầy đủ các buổi tập huấn ôn thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT do Sở GD&ĐT tổ chức. Các tổ chuyên môn phân tích, thảo luận đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT/đề thi tuyển sinh 10 các năm học trước làm định hướng thực hiện công tác ôn tập cho học sinh.
Việc biên soạn tài liệu, lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập, hướng dẫn tự học được Sở GD&ĐT lưu ý phải phù hợp, tránh gây áp lực cho học sinh, cần thiết có thể xếp lớp học theo hướng phân hóa.
Đối với những học sinh có học lực yếu, kém cần tăng cường ôn tập những kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình, bám sát cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT/đề thi tuyển sinh 10 các năm học trước.
Riêng học sinh có học lực khá giỏi, có thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi và thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, cần được ôn tập các dạng đề nâng cao phù hợp với năng lực.
Các trường tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập để kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp ôn tập cho phù hợp. Đồng thời, vận động học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh có học lực yếu, kém nhằm giúp các học sinh này nắm được những kiến thức và kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của chương trình. Tăng cường phối hợp với gia đình tư vấn tâm lý, sức khỏe để học sinh học có động cơ, thái độ ôn tập tốt...
HOCMAI "tiếp sức" 1 triệu khóa học ôn thi trực tuyến trong mùa dịch Hệ thống Giáo dục HOCMAI triển khai chương trình tặng 1 triệu khóa học luyện thi chuyển cấp trực tuyến, nhằm hỗ trợ học sinh ôn thi giai đoạn nước rút giữa tình hình dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp. HOCMAI tặng 1 triệu khóa học trực tuyến cho học sinh cuối cấp ôn thi (Ảnh: HOCMAI) Với mong muốn giúp...