Tội phạm và cảnh báo (P.137): Lật tẩy ‘mánh khóe’ của những tay ‘đạo chích’ internet
Tội phạm lừa đảo qua mạng internet đang xuất hiện và ngày càng hoạt động tinh vi với nhiều thủ đoạn khó lường.
Tội phạm mạng ngày càng hoạt động tinh vi (Ảnh minh họa)
Vạch mặt “nhà văn” trên mạng lừa đảo hàng loạt người
Ngày 6/1 vừa qua, cơ quan CSĐT công an quận Bình Thạnh, TP.HCM đã tạm giữ hình sự nghi can Đoàn Mạnh Quang (SN 1989, ngụ huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) để điều tra mở rộng về hành vi “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản“. Với nhiều người, Đoàn Quang Mạnh được biết đến với cái tên Cusiu, là tác giả của 1 số truyện như: “Chị ơi…anh yêu em” và “Em gái của trời”, từng gây sốt trên cộng đồng mạng và giới văn chương trẻ trong vài năm trở lại đây.
Có khoảng gần 50 nạn nhân của Quang đã đến cơ quan công an tố cáo nghi can này, cũng như cung cấp các chứng cứ. Bước đầu có khoảng 40 người có trưng ra được bằng chứng bị Quang lừa, chiếm đoạt số tiền gần 1 tỷ đồng. Quang còn có nhiều tên khác như: Phạm Tiêu Hà, Huỳnh Nguyễn Đăng Danh, Nguyễn Ngọc Cảnh… và là thành viên của rất nhiều diễn đàn về văn chương, công nghệ….
Chân dung ‘nhà văn’ lừa đảo qua mạng
Thủ đoạn của Quang là lập các topic rao bán các sản phẩm như: máy tính xách tay, máy ảnh cao cấp, ĐTDĐ iPhone 5… với giá rẻ và giới thiệu rằng nhập ở nước ngoài về, hàng chính hãng, bảo hành 1 năm. Qua mạng Internet, Quang tiếp xúc với những người có nhu cầu mua, yêu cầu họ phải chuyển tiền cọc, khoảng 30% giá trị món hàng rồi Quang sẽ giao hàng tận nơi, khi đó sẽ thanh toán khoảng tiền còn lại. Tuy nhiên khi nhận tiền cọc thì Quang im lặng, không thực hiện đúng các cam kết.
Ăn cắp tài khoản Việt kiều để lừa đảo trên internet
Thủ phạm là Bùi Thanh Phong (33 tuổi, ngụ P.An Phú, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ). Ngày 21/10/2013, cơ quan công an TP Cần Thơ đã thực hiện lệnh bắt tạm giam tên Phong để điều tra làm rõ về hành vi chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra, thông qua trang mạng xã hội facebook, với nick name Kenny Zeng, Phong đã đánh cắp từ tài khoản của một Việt kiều tại Mỹ, Phong đã sử dụng nó để nhiều lần đăng tin chào bán điện thoại iPhone 4S với giá từ 6,6 triệu đồng đến 13 triệu đồng (tặng 1 iPhone 4 bản 16G), iPhone 4 thường 16G giá 4,5 triệu đồng, Ipad 3 phiên bản 32G 3G wifi giá 8,7 triệu đồng,… cùng nhiều loại hàng hoá khác của hãng Apple, với nhiều ưu đãi hấp dẫn và cam kết hàng mới 100%, chính hãng.
Video đang HOT
Phong (đeo kính) tại cơ quan công an
Sau khi nhận được tiền đặt cọc của khách thì nick Kenny Zeng chặn nick của các khách hàng để các khách hàng không liên lạc được. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, bằng thủ đoạn trên, chỉ trong thời gian ngắn, Phong đã lừa đảo được trên 156 bị hại tại các tỉnh, thành trong cả nước để chiếm đoạt số tiền trên 500 triệu đồng.
Bắt sinh viên Đại học FPT lừa đảo qua mạng
Mới đây, Công an TP Hà Nội nhận được đơn trình báo của ban quản trị trang web handheld.com.vn (trang web chuyên bán đấu giá trên mạng Internet) cho biết, có một đối tượng thông qua trang web này lừa đảo, chiếm đoạt 23 triệu đồng.
Bị hại trong vụ án này là anh Lê Trần Đăng, 29 tuổi, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội. Vào khoảng tháng 1/2010, trong một lần lên mạng và vào trang web handheld.com.vn, anh phát hiện có tin bán đấu giá chiếc máy tính Macbook Air. Anh Đăng đã tham gia đấu giá và trúng số tiền 23 triệu đồng.
Đối tượng Trần Đức Thiện
Sau đó, anh Đăng được một người có nick-name là Psprince, là thành viên của trang web handheld gọi điện để thỏa thuận về cách thức giao dịch và hẹn ngày anh Đăng chuyển tiền vào tài khoản cho Psprince. Nhưng sau khi chuyển tiền đi, anh Đăng vẫn không nhận được chiếc máy tính đặt mua. Biết là bị lừa, anh Đăng đã tố cáo.
Kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, không lâu sau, các trinh sát đã lần ra được chủ nick Psprince là Trần Đức Thiện, 19 tuổi, HKTT tại Chăm Mát, Hoà Bình. Thiện là sinh viên Đại học FPT.
Sau khi được triệu tập lên cơ quan công an, Thiện đã thừa nhận toàn bộ hành vi lừa đảo qua mạng của mình.
Người Trung Quốc sang Việt Nam lừa đảo tinh vi qua mạng
Chiều ngày 11/1, cơ quan công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự 5 người, gồm: Jiang Yong (39 tuổi, ở Giang Tô, Nam Kinh, Trung Quốc), Yu Wei (30 tuổi, ở Nam Xương, Giang Tây, Trung Quốc), Nguyễn Huy Long (26 tuổi, ở chung cư 16B Nguyễn Thái Học, quận Hà Đông, TP.Hà Nội), Hoàng Thị Minh (42 tuổi, ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) và Vũ Thanh Quang (32 tuổi, ở ngõ 9, Vân Hồ 3, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) để điều tra về hành vi “Sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, thiết bị số thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trong số này, Vũ Thanh Quang là chủ sở hữu Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khánh Minh.
Jiang Yong và Yu Wei tại cơ quan công an
Theo đó, sau khi vào Việt Nam, Jiang Yong và Yu Wei đã câu kết với nhóm người Việt kể trên dùng thẻ giả, quẹt thanh toán tiền mua tranh của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khánh Minh ở tầng 4, tòa nhà 297 phố Bạch Mai – chuyên kinh doanh mặt hàng tranh các loại.
Tính tới thời điểm bị bắt, ổ nhóm này đã tiến hành 77 giao dịch, với số tiền lên tới 5 tỉ đồng. Tuy nhiên do phía ngân hàng nghi ngờ đây là giao dịch ảo nên chỉ có 6 giao dịch thành công, tương đương với số tiền 432 triệu đồng. Nhóm này khai nhận, khi chiếm đoạt được tiền của chủ thẻ tín dụng, nhóm sẽ chia nhau theo tỷ lệ 70/30. Jiang Yong, Yu Wei được hưởng 70%, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khánh Minh được 30%.
Thủ đoạn gây án: Bằng nhiều cách thức thông qua mạng internet, các đối tượng này đã dụ khách hàng gửi tiền thật qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, khi khách hàng đã gửi tiền, các đối tượng lừa đảo lập tức cắt liên lạc, xóa thông tin và không giao sản phẩm như đã thỏa thuận.
Tinh vi hơn, nhiều đối tượng còn sử dụng mạng internet để tiến hành các giao dịch bằng thẻ giả để hưởng tiền thât.
Hiện nay, việc sử dụng internet ở Việt Nam đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, người dùng internet vẫn chưa phân biệt được các thủ đoạn tinh vi của tội phạm mạng. Từ đó dẫn đến họ trở thành bị hại của những trò lừa đảo qua mạng.
Bắt giữ 'trùm hacker' là sinh viên lớp kỹ sư tài năng
Số tiền kiếm được từ việc bán thông tin thẻ tín dụng chôm chỉa, cậu sinh viên lớp kỹ sư tài năng của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đưa hết cho bố để mua đất.
'Trùm hacker' Nguyễn Văn Hòa bị bắt giữ cùng tang vật vụ án.
Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caovừa triệt phá "thế giới ngầm" (gọi tắt là UG) của bọn tội phạm sử dụng công nghệ cao, bắt 9 người.
Mở rộng vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt giữ thêm một số người khác, trong đó đáng chú ý có 1 "trùm hacker", chuyên hack vào các tài khoản của người nước ngoài để trộm cắp thông tin thẻ tín dụng (cc).
Tìm ra "trùm hacker" là một sinh viên của lớp kỹ sư tài năng
Đó là Nguyễn Văn Hòa (23 tuổi, trú tại khu phố 6, phường 3, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) hiện đang là sinh viên lớp kỹ sư tài năng (Đại học Bách khoa TP.HCM).
Hòa học rất giỏi, đặc biệt là về công nghệ thông tin. Hòa có thể ngồi nhiều giờ, nhiều ngày để nghiên cứu và viết lập trình. Nguyên nhân đẩy Hòa vào con đường phạm tội chính là việc tham gia vào diễn đàn "thế giới ngầm" (gọi tắt là UG) - trở thành công cụ để kiếm tiền bất hợp pháp cho các những người khác.
Theo lời khai, Hòa bắt đầu hoạt động trong "thế giới ngầm" từ năm 2010. Lấy cắp được thông tin và thẻ tín dụng, nam thanh niên lên mạng Internet để bán cho những người trong nước lấy tiền.
Tất cả số tiền đó được chuyển đến tài khoản mang tên Nguyễn Văn Hòa tại Ngân hàng Đông Á. Tổng số tiền mà những người mua cc chuyển đến tài khoản của Nguyễn Văn Hòa hơn 7 tỷ đồng.
Theo ước tính, Hòa đã tấn công vào rất nhiều trang web và lấy cắp được khoảng 300.000 thông tin thẻ tín dụng. Nếu mỗi thông tin thẻ tín dụng được những người sử dụng để ship một mặt hàng trị giá khoảng 3 triệu đồng thì tổng số tiền mà các chủ thẻ nước ngoài bị chiếm đoạt lên tới 900 tỷ đồng.
Kiếm được rất nhiều tiền nhưng Hòa lại không hề ăn chơi thậm chí không hề quan tâm tới việc chăm sóc bản thân. Khi bắt giữ Hòa, các điều tra viên cũng cảm thấy ngạc nhiên khi thấy người Hòa hôi hám bẩn thỉu, móng tay, móng chân toàn đất... Thậm chí nơi ăn ở của Hòa cũng rất nhếch nhác, không hề được sự quan tâm, chỉ dẫn của gia đình.
Toàn bộ số tiền kiếm được từ việc bán cc, theo Hòa khai, cậu gửi hết về nhà cho bố là ông H. hơn 4 tỷ đồng. Đặc biệt trong hai ngày 23 và 24/4/2012, Hòa gửi 1 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền mà người con gửi về, gia đình dùng để mua đất tại Bình Dương và TP.HCM.
Khởi tố 13 người, bắt tạm giam 12 người phạm tội
Chiều 16/1, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đối với 13 người. Theo đó, 12 người bị khởi tố về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (theo điều 226b của BLHS), gồm: Huỳnh Phước Mẫn; Phạm Thái Thành; Lê Văn Hào Hoa; Phạm Trí Nhựt Quang; Vương Quốc Nhã; Vũ Việt Dũng; Lê Vĩnh Anh Văn; Nguyễn Ngọc Hảo; Vũ Đình Hùng; Nguyễn Quang Nhựt; Đỗ Hà Duy Thanh và Nguyễn Thị Diệu Ni (hai vợ chồng); khởi tố Nguyễn Văn Hòa về tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác.
Viện KSND tối cao cũng đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam đối với 12 người và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Diệu Ni.
Theo lời khai của những người bị bắt giữ thì họ đều tham gia vào hai diễn đàn dành cho giới tội phạm trong UG, chuyên trộm cắp cc của người nước ngoài, trao đổi, cung cấp các công cụ kỹ thuật để xâm nhập trái phép vào các website, mua bán và sử dụng trái phép cc của người nước ngoài, câu kết với nhau để mua hàng hóa trên mạng bằng cc trộm cắp được. Trên diễn đàn này, họ trộm cắp, chia sẻ, cho nhau các cc trộm cắp được, hoặc bán với giá cũng rất rẻ, từ 1-2 USD/cc.
Có các cc, những người này dùng mua hàng trên các trang bán hàng qua mạng để mua các loại hàng hóa (nhiều nhất là các loại hàng điện tử đắt tiền như điện thoại di động iPhone, iPad, máy tính xách tay...), sau đó trực tiếp ship, hoặc thuê người ship hàng về Việt Nam với tỷ lệ chia cho người ship thuê là 20 - 30% giá trị lô hàng. Số tiền mà Huỳnh Phước Mẫn được hưởng lợi 800 triệu đồng; Lê Văn Hào Hoa thu được 1,3 tỷ đồng; Phạm Trí Nhựt Quang được 200 triệu đồng; Nguyễn Ngọc Hảo được 700 triệu đồng...
Ngoài ra, một số người còn thu được khá nhiều tiền từ các việc quản trị các diễn đàn trong UG như Huỳnh Phước Mẫn, Vũ Đình Hùng.
Theo Xahoi
'Nhà văn mạng' Cusiu lừa cả bạn gái, người thân và dân buôn chuyên nghiệp Bằng cách nào tác giả 2 cuốn truyện ngắn từng gây "bão" có thể lừa được hàng trăm người (có cả những người buôn bán lớn giàu kinh nghiệm) với số tiền "cực" lớn như vậy? Cusiu trong một lần đi lừa đảo "Nhà văn" lừa dân buôn chuyên nghiệp Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, Cusiu (tên thật Đoàn Mạnh Quang -...