Tôi nhận ra lâu nay tiết kiệm sai cách, cứ tích những món đồ này trong bếp kiểu gì cũng khổ vì bệnh tật
Mấy món kiểu này, tôi thấy bếp nhà nào cũng có.
Dù nhà có điều kiện hay không thì tôi vẫn luôn cố gắng sống tiết kiệm, bố mẹ tôi rất ghét sự lãng phí. Có nhiều thói quen mà hầu như ai cũng làm tưởng chừng vô hại nhưng dần dần, càng tìm hiểu thì tôi nhận ra chẳng những không tiết kiệm được bao nhiêu mà còn gây hại cho sức khỏe, tích bệnh tật trong người.
1. Dùng đũa dùng 1 lần
Ngày trước, mỗi khi nhà có khách tôi thường lấy đũa dùng 1 lần ra dùng để đỡ mất công rửa nhiều. Khi mua đồ ăn ngoài được cho kèm đũa dùng 1 lần tôi cũng cất để sau này dùng.
Thực tế, ít ai biết là đũa dùng 1 lần cũng có hạn sử dụng, thường chỉ bảo quản được 4 tháng sau khi tiệt trùng.
Biểu hiện trực quan nhất là đũa sẽ bị mốc, đen khi hết hạn sử dụng, thế nhưng cũng sẽ có những loại bị nấm mốc nhưng không thể nhìn thấy, càng độc cho cơ thể. Vậy nên nếu có thể, hãy hạn chế sử dụng cũng như đừng tích trữ loại đũa này.
2. Dùng chảo chống dính mất lớp phủ
Tôi cứ nghĩ chảo cho lên nấu được là dùng được, có cái nhiều năm tôi vẫn dùng, mất lớp chống dính thì dùng để nấu canh. Sau này tôi mới biết, khi lớp phủ chống dính bị trầy xước hoặc mất đi, chảo có thể giải phóng các chất hóa học từ lớp phủ vào thực phẩm, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.
Một số lớp phủ chống dính có thể chứa PTFE (Polytetrafluoroethylene) – thường được gọi là “vua nhựa”. Trong điều kiện bình thường, chất này không gây hại cho con người nhưng khi bị bong ra, hủy ở nhiệt độ cao có thể giải phóng các hợp chất độc hại như PFOA (Perfluorooctanoic acid) vào không khí và thực phẩm, gây ảnh nguy hiểm đến sức khỏe.
Hầu hết các loại chảo chống dính được tráng phủ đều không bền, lớp phủ sẽ bong ra và bị trầy xước sau 1 đến 2 năm. Nhận ra điều này dù không sớm nhưng tôi đã bỏ luôn hành vi tiết kiệm không đúng này, thay chảo định kỳ hoặc dùng chảo đá cho an toàn.
3. Dùng túi nilon trắng trong siêu thị
Đi siêu thị, nhất là ở những gian hàng thực phẩm tôi thường phải đựng đồ ăn vào túi nilon trắng. Sau khi mua về nhiều khi cũng lười nên cứ thế cho vào tủ lạnh.
Video đang HOT
Điều mà tôi không biết là loại túi nilon này có tính chất tích điện, nghĩa là khi cân, trọng lượng của túi cũng sẽ được tính vào thực phẩm, làm tăng giá trị đơn hàng mà tôi không hề hay biết.
Chưa kể, những chiếc túi này không thích hợp để sử dụng lâu dài. Tôi được cảnh báo là không nên để thức ăn vào túi rồi cất trong tủ lạnh vì sau vài ngày, túi sẽ dần trở thành dạng bột, không những khiến thực phẩm hư hỏng mà còn gây độc hại.
4. Tái sử dụng hộp nhựa dùng 1 lần
Nhiều hàng quán cũng dùng hộp nhựa dùng 1 lần để đựng đồ ăn cho khách, sau khi sử dụng tôi thấy vẫn còn mới nên tại rửa sạch để lần sau dùng. Thói quen này đã được tôi “cho ra chuồng gà” khi tôi biết rằng những hộp cơm này chỉ khi có nhãn PP5 và QS mới đạt chất lượng, còn nhưng hộp rẻ tiền không có logo, làm bằng PS thì có hại vô cùng.
Những hộp nhựa như thế về cơ bản được làm từ nhựa thải và có chất làm dẻo, chỉ có thể sử dụng tạm thời và không thể sử dụng nhiều lần chứ đừng nói đến việc đun nóng hoặc làm lạnh. Vì vậy, bạn cũng thế, khi sử dụng hộp nhựa dùng một lần hãy chú ý đến chất liệu và không nên tiết kiệm một cách mù quáng.
5. Dùng giẻ lau lâu ngày
Vật dụng được tôi tái sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp là giẻ lau, tôi không có thói quen thay chúng thường xuyên vì nghĩ rằng sau khi giặt vẫn có thể sử dụng được.
Thế nhưng giẻ lau dùng lâu ngày còn được coi là bẩn hơn cả bồn cầu. Do tiếp xúc lâu dài với cặn thức ăn, dầu mỡ, nước thải nên đây trở thành nơi sinh sản của các vi sinh vật, vi khuẩn… Đừng nghĩ rằng chỉ cần giặt sạch là có thể sử dụng được, vì một số vi khuẩn chịu nhiệt có thể không bị diệt ngay cả khi bạn luộc chúng trong nước sôi.
Vì vậy, cách an toàn nhất là thay giẻ lau thường xuyên. Nếu không thì khi chất độc hại tích tụ vào người, tiền chữa bệnh còn cao hơn gấp trăm nghìn lần việc mua 1 cái khăn mới.
8 món đồ trong nhà nên thay thường xuyên, đừng tiết kiệm mà hại thân, món thứ 2 nhiều người không biết
Tốt hơn hết nên giặt vỏ gối mỗi tuần một lần, thay ruột gối sau 1-2 năm sử dụng, tuyệt đối không dùng quá 3 năm.
Tiết kiệm là rất cần thiết, việc này giúp chúng ta quản lý tài chính gia đình tốt hơn, tránh lãng phí. Mặc dù tiết kiệm là đức tính tốt, nhưng có những thứ chúng ta không nên tiết kiệm quá mức.
Chẳng hạn như trong nhà có một số món đồ cần được thay thường xuyên, nếu không dùng lâu ngày có thể gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Dưới đây là 8 món đồ nên được thay thường xuyên, đừng tiết kiệm quá mà hại thân.
1. Chảo chống dính
Rất nhiều gia đình dùng chảo chống dính để chiên xào thức ăn, vì khi chiên rán bằng chảo chống dính, chúng ta sẽ dễ dàng lật thức ăn hơn mà không lo bị dính. Điều này là do trên bề mặt chảo có một lớp gọi là Teflon.
Tuy nhiên nếu lớp này bị hư hỏng hoặc bong ra sẽ thải ra các chất độc hại. Nếu chảo chống dính nhà bạn gặp tình trạng này, bạn không nên dùng nó nữa.
Không chỉ vậy, tuổi thọ của chảo chống dính thường từ 2 đến 3 năm, lớp Teflon trên đó sẽ dần mỏng đi và bong ra khiến hiệu quả chống dính của chảo không tốt nữa. Đến lúc này, tốt hơn hết bạn nên đổi chảo mới.
Ngoài ra, để chảo chống dính bền hơn, bạn nên sử dụng đồ dùng đũa, muôi bằng đũa, silicon khi nấu. Tránh sử dụng các dụng cụ lau chùi thô ráp để vệ sinh chảo, tránh làm hỏng chảo.
2. Đũa
Đũa là vật dụng không thể thiếu trong gia đình, nhưng ít ai biết rằng đây cũng là một trong những vật dụng cần thay thế thường xuyên. Theo khuyến cáo, sau khi dùng đũa khoảng 6 tháng, tốt nhất bạn nên thay đũa mới.
Nếu sử dụng đũa nhựa, trên bề mặt chúng thường có một lớp sơn. Sau một thời gian sử dụng, lớp sơn này sẽ từ từ bong ra. Nếu dùng đũa gỗ, tre thì chúng cũng dễ bị vi khuẩn, nấm mốc bám vào các kẽ hở nhỏ trên bề mặt đũa.
Nếu sử dụng những chiếc đũa như vậy, vi khuẩn trên bề mặt đũa có thể đi vào bên trong cơ thể khi bạn ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy bạn nên thay đũa thường xuyên. Ngoài ra, nên khử trùng đũa bằng nước sôi nóng trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe.
3. Thớt
Thớt ở nhà rất dễ bị nấm mốc bám trên bề mặt sau một thời gian dài sử dụng. Một khi thớt đã bị ẩm mốc thì chúng ta không nên tiếp tục sử dụng nữa.
Vì thớt bị mốc nghĩa là trên đó có rất nhiều vi khuẩn và sinh ra một chất có hại gọi là aflatoxin. Nếu chiếc thớt như vậy tiếp tục được sử dụng, vi khuẩn trên đó sẽ bám vào thức ăn trong quá trình chế biến và đi vào cơ thể chúng ta, gây hại cho sức khỏe.
Khi thấy thớt bị nứt hoặc sau 6-8 tháng sử dụng nên thay thớt một lần. Ngoài ra, bạn nên dùng thớt thái đồ sống riêng, đồ chín riêng.
4. Miếng bọt biển
Miếng bọt biển là dụng cụ vệ sinh thường được sử dụng trong nhà bếp, nhưng thực chất nó cũng là nơi sản sinh ra vi khuẩn, nấm mốc.
Vì miếng bọt biển rửa bát có khả năng thấm hút cao nên nếu chỉ đặt sang một bên sau khi dùng, hơi ẩm trong đó sẽ khó thoát ra ngoài hoàn toàn. Nếu để miếng bọt biển trong môi trường ẩm ướt lâu ngày sẽ sinh sôi vi khuẩn, lần sử dụng tiếp theo những vi khuẩn này sẽ lại làm bẩn dụng cụ ăn uống, nấu nướng của chúng ta.
Theo khuyến cáo, nên thay miếng rửa bát 1 tháng 1 lần.
5. Bàn chải đánh răng
Do tần suất sử dụng cao, nhiều lần trong ngày nên bàn chải đánh răng cũng cần được thay thế thường xuyên. Các chuyên gia khuyến cáo, tốt hơn hết nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần ngay cả khi nhìn bề ngoài bàn chải vẫn còn mới.
Nguyên nhân là do sau khi sử dụng, vi khuẩn và vi trùng từ bên trong miệng sẽ tích tụ giữa lông của đầu bàn chải đánh răng. Những vi khuẩn này có thể phát triển trong điều kiện độ ẩm thích hợp và trở lại miệng khi sử dụng bàn chải một lần nữa. Một số trong số chúng gây bệnh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nướu, răng và cả sức khỏe nói chung. Vì vậy, việc thay bàn chải đánh răng thường xuyên là việc làm rất cần thiết.
6. Khăn tắm
Khăn tắm cũng là vật dụng cần được thay thế thường xuyên, bởi trong quá trình sử dụng khăn hàng ngày, gàu, bã nhờn,... từ da người của chúng ta tiết ra kết hợp với nước sẽ đọng lại trên khăn. Nếu khăn tắm không được giặt sạch sẽ, khăn tắm sẽ trở thành ổ vi khuẩn.
Theo khuyến cáo, sau 3-4 lần lau nên giặt khăn tắm một lần, sau 3-4 tháng sử dụng nên thay khăn tắm. Nếu không, vi khuẩn trên khăn tắm có thể bám trên da khi sử dụng, gây ngứa ngáy, viêm da.
7. Ruột gối
Ruột gối sử dụng lâu ngày sẽ bị ố vàng, dù giặt thế nào cũng khó sạch được. Nguyên nhân là do sau một thời gian sử dụng, nước bọt, bã nhờn trên mặt và da đầu,... sẽ đọng lại trên gối, sinh ra mạt bụi và vi khuẩn.
Tốt hơn hết nên giặt vỏ gối mỗi tuần một lần, thay ruột gối sau 1-2 năm sử dụng, tuyệt đối không dùng quá 3 năm.
Ngay cả khi ruột gối được giặt thường xuyên cũng khó loại bỏ hết vi khuẩn trong đó. Hơn nữa, ruột gối giặt quá nhiều cũng sẽ làm mất dáng ban đầu của gối, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của chúng ta.
8. Chổi cọ nhà vệ sinh
Chổi cọ nhà vệ sinh/bàn chải cọ bồn cầu nên được làm sạch và để nơi khô thoáng sau mỗi lần dọn dẹp nhà vệ sinh. Ngoài ra, ít nhất sau 6 tháng sử dụng, nên thay chổi cọ nhà vệ sinh một lần.
Cách để bạn vừa được uống trà sữa thoải mái mà vẫn tiết kiệm được tiền Hôm nay, tôi sẽ cung cấp cho tất cả những ai yêu thích trà sữa ý tưởng "tiết kiệm ngân sách trà sữa" để vẫn được uống đều mà không làm cạn ví. Phương pháp tiết kiệm trà sữa" là gì? Nói một cách đơn giản, nó coi việc uống trà sữa như một cơ chế khen thưởng và đạt được mục đích...