8 năm kết hôn, sinh 3 đ.ứa t.rẻ, mỗi tháng tiêu gần 30 triệu mà chẳng dư ra đồng nào tiết kiệm
Hóa ra người giỏi vun vén, quản lý chi tiêu cũng có khi chẳng có t.iền tiết kiệm…
Có t.iền tiết kiệm – dù ít hay nhiều, cũng là một trong những minh chứng cho thấy bản thân người đó có khả năng quản lý chi tiêu. Nhưng ở chiều ngược lại, không có t.iền tiết kiệm liệu có đồng nghĩa với việc vụng chi, chẳng biết quản lý t.iền bạc?
Đừng vội gật đầu cái rụp, bởi chuyện gì cũng có ngoại lệ và đôi khi, người giỏi vun vén cũng vẫn rơi vào cảnh bí bách, hoang mang vì cố lắm rồi vẫn chẳng thấy có dư…
Nuôi 3 con nhỏ với mức thu nhập 20-30 triệu/tháng, chị mẹ khiến CĐM thán phục dù thừa nhận “ lấy chồng 8 năm không dư đồng nào”
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân, một chị mẹ 3 con đã kể về nỗi băn khoăn trong cách vun vén thu chi của gia đình.
Trong bài đăng của mình, chị viết: “Em cứ ao ước mua nhà mãi mà đến giờ chẳng để được đồng nào. Các bác xem em có vén được chỗ nào để 20 năm nữa về hưu, em mua được nhà không ạ? Hay em ở luôn với bố mẹ em, khỏi cần nghĩ chuyện mua nhà nữa luôn?”.
Nguyên văn nỗi lòng của chị mẹ 3 con
Hoàn cảnh của gia đình chị mẹ 3 con này có thể tóm tắt như sau:
- Hai vợ chồng và 3 con nhỏ đang sống cùng ông bà ngoại. Gia đình không mất t.iền thuê nhà.
- Thu nhập trung bình của 2 vợ chồng trong 1 năm trở lại đây là 30 triệu/tháng. Trước đó chỉ khoảng 20 triệu/tháng. Cuối năm hai người có thêm khoản t.iền thưởng, khoảng 50 triệu/năm.
Các khoản chi cố định, cơ bản hàng tháng khoảng 27,7 triệu đồng. Cụ thể:
- T.iền điện, nước, wifi: 1,5 – 2,5 triệu đồng.
- T.iền ăn (gửi ông bà, tự mua thêm đồ ăn cho cả nhà): 4 triệu.
- Đồ dùng trong nhà (mắm muối, dầu ăn, sữa tắm, dầu gội,…): Trung bình 1 triệu/tháng.
- Mua đồ thắp hương ngày Rằm, mùng 1 cho nhà nội và nhà ngoại: 1 triệu.
- T.iền đóng BHXH tự nguyện cho chồng và bố mẹ chồng: 2,9 triệu.
- T.iền học cho 3 con: 15 triệu đồng.
- T.iền bỉm, sữa cho con út: 1,8 triệu đồng.
- Phát sinh (hội hè, đồ dùng học tập, sinh nhật, hiếu hỷ,…) 500k.
Video đang HOT
Các khoản chi cố định theo năm:
- Đưa ông bà ngoại và gia đình đi chơi gần Hà Nội: 4 – 6 triệu.
- Mua sắm Tết, lì xì ông bà 2 bên: 20 triệu.
Với mức thu nhập 20 triệu/tháng trong 7 năm trước và 30 triệu/tháng trong 1 năm trở lại đây, việc chị mẹ 3 con này không tiết kiệm được gì sau 8 năm lấy chồng cũng không có gì khó hiểu. Nhìn cách chi tiêu mà chị liệt kê, nhiều người phải thốt “đỉnh quá rồi”.
Skip
“Chi tiêu như thế này là đỉnh quá rồi”
Nhiều người tỏ ra khâm phục chị mẹ này
Nói chung là nể!
Gia đình đông con, muốn có t.iền tiết kiệm phải làm thế nào?
Với những người đang nuôi con nhỏ, mục tiêu tiết kiệm nói riêng hay việc quản lý tài chính nói chung sẽ không còn dễ dàng như thời độc thân được nữa, vì có rất nhiều vấn đề phát sinh, đơn cử như việc con ốm, con nhập viện chẳng hạn. Dù không mong muốn, nhưng trẻ con ốm là chuyện thường tình, một tháng bay mất vài triệu t.iền thăm khám, thuốc men không có gì là lạ.
Dẫu vậy, cũng không phải không có cách để duy trì và gia tăng tỷ lệ tiết kiệm.
1 – Quyết tâm không động vào t.iền thưởng Tết
Đi làm cả năm, ai cũng mong t.iền thưởng Tết. Tùy vào tính chất, đặc thù công việc mà mỗi người sẽ có một mức thưởng Tết khác nhau. Nếu đang đề cao mục tiêu tiết kiệm, thay vì tiêu hết t.iền thưởng Tết, bạn nên quyết tâm giữ nguyên khoản t.iền thưởng này, không “động” vào.
Để làm được điều ấy, ngay từ bây giờ, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị ngân sách chi tiêu, mua sắm cũng như t.iền biếu ông bà nội ngoại vào dịp Tết. Kinh tế eo hẹp quá thì giảm triệt để khoản sắm quần áo, giày dép, đào hoa chơi Tết là cũng tiết kiệm được kha khá rồi.
2 – Xem xét lại mức học phí của con
Chẳng bố mẹ nào lại tiếc t.iền cho con đi học. Nhưng việc đầu tư cho con cũng cần cân đối, phù hợp với hoàn cảnh, nền tảng tài chính của gia đình. Bố mẹ thu nhập 30 triệu mà t.iền học của riêng 1 bé đã 9 triệu (như trong trường hợp của chị mẹ 3 con phía trên), công tâm mà nói, vậy là hơi cao quá.
Ảnh minh họa
Kinh tế chưa dư dả, cho con học trường công là lựa chọn hợp lý nhất. Bởi quá trình đầu tư cho con đi học không chỉ dừng lại ở vài ba năm mẫu giáo, mà còn là 12 năm đằng đẵng phía trước cho tới khi con tốt nghiệp THPT. Hiện tại chi quá mạnh tay, đến mức không tiết kiệm nổi và không có quỹ dự phòng cũng chẳng phải nước đi lâu dài.
3 – Đa dạng hóa nguồn thu
Không thể cắt giảm chi tiêu nhưng vẫn muốn duy trì, thậm chí là tăng tỷ lệ tiết kiệm, vậy cách duy nhất chỉ có thể là tăng thu nhập. Nói cách khác chính là đa dạng hóa nguồn thu. Tùy vào tính chất công việc full-time, cũng như quỹ thời gian rảnh trong ngày, mà các cặp vợ chồng có thể cân nhắc lựa chọn những công việc tay trái khác nhau.
Người chọn kinh doanh online, người chọn làm tiếp thị liên kết, hoặc cùng lắm là tranh thủ làm shipper/ xe ôm sau giờ tan làm. Việc thì chắc chắn không thiếu, quan trọng là bạn có đủ quyết tâm, chịu khó để làm hay không mà thôi.
Nhờ mẹo đơn giản này, tôi làm văn phòng vẫn tiết kiệm được đến 1 nửa lương/tháng, có tháng để dành tới 8 triệu, dần thuận lợi tới gần tương lai giàu có
Tiết kiệm ít t.iền không khó nếu bạn tìm ra được cách quản lý tài chính phù hợp với mức lương của bản thân.
Nhiều người kiếm ra t.iền nhưng thường rơi vào cảnh "chẳng biết t.iền của mình đi đâu về đâu". Để không còn tình trạng kiếm được bao nhiêu tiêu hết sạch bấy nhiều, họ đã phải học cách tiết kiệm và quản lý tài chính chặt chẽ.
Khoảnh khắc nào nhận ra bản thân cần tiết kiệm?
Hà Giang (26 t.uổi) chia sẻ từ thời điểm nhận được mức lương 15 triệu sau 2 năm ra trường, cô đã bắt đầu ý thức hơn trong việc quản lý chi tiêu. Bởi khi đó thu nhập của Hà Giang không quá cao, song cũng không quá thấp như thời sinh viên, do đó cô cho rằng nếu biết quan tâm tài chính thì việc có được khoản tiết kiệm đầu tiên là có thể xảy ra.
Mức sống có thể thay đổi theo thu nhập, nhưng bạn luôn phải biết kiềm chế và kiểm soát chi tiêu của bản thân - chính là nguyên tắc sống của cô gái này.
Một trường hợp khác, Phương Trúc (27 t.uổi, Hà Nội) cho hay bản thân là người nghiện tiết kiệm. "Không biết mọi người thì sao, chứ với mình thì việc nghiêm túc theo đuổi mục tiêu tiết kiệm nhiều nhất có thể giúp mình trưởng thành hẳn lên. Và mình mình mới thực sự trưởng thành được có 3 năm thôi" .
Cuối năm 2019, Phương Trúc chia tay bạn trai. Khi đó, cô muốn đi Quy Nhơn một chuyến để "giải sầu" song không thể vì... hết t.iền. "Cảm giác muốn đi một chuyến du lịch trong nước thôi mà cũng không có đủ t.iền, mình thấy bản thân không chỉ thất tình mà còn thất bại nữa" - Trúc "tự thú".
Đó chính là khoảnh khắc khiến Trúc nhận ra mình phải "sống lại thôi". Từ một người kiếm bao nhiêu tiêu từng ấy, Trúc của hiện tại là cô gái có thể tiết kiệm tới 8 triệu/tháng với mức lương 15 triệu, trong khi hoàn toàn không có nguồn thu nhập khác.
Nguyên tắc tiết kiệm 50% lương của hai cô gái
Hà Giang chia sẻ, dẫu giờ đây thu nhập đã tăng lên so với mức 15 triệu đồng/tháng, song cô vẫn giữ thói quen tiết kiệm ít nhất 50% lương hàng tháng.
Ngoài biết chi tiêu tiết kiệm, Hà Giang còn có 2 mẹo nhỏ trong quản lý tài chính cá nhân. Giang cho biết: "Đây là cách mình tận dụng tài chính tương lai để không có khoản nợ nào ở hiện tại." Nhưng cô nàng cũng đưa ra lời nhắc nhở: Chỉ khuyến cáo dùng với những người kỷ luật và nghiêm túc với mục tiêu của bản thân. Cụ thể, hai mẹo tiết kiệm của cô như sau:
- Sử dụng thẻ tín dụng:
Hà Giang dùng thẻ tín dụng để trong trường hợp hết t.iền mà muốn mua đồ thì không cần vay mượn, hoặc nảy sinh cảm giác "xót ví". Bên cạnh đó, cô còn tranh thủ tận dụng ưu đãi khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng.
"Mình học cách dùng thẻ tín dụng như phương án gia tăng tích lũy. Thường thì sau 30 - 45 ngày dùng thẻ mình mới cần thanh toán. Vậy nên có lương thì mình thường gửi trước phần tiết kiệm và chi tiêu vào ngân hàng trước. Sau đó sử dụng thẻ tín dụng thanh toán để nhận các khuyến mãi và không có cảm giác xót t.iền khi tiêu trực tiếp vào lương", Hà Giang chia sẻ.
Ảnh minh hoạ
- Đầu tư vào thời gian và hiệu suất làm việc:
"Dù có thiếu t.iền ăn thì mình cũng không ngừng đầu tư cho bản thân" - Đây là quan điểm khiến Giang gia tăng thu nhập nhanh chóng.
Thời điểm bắt đầu có dư, Giang cho biết trước khi đạt được thu nhập như ý, cô nàng sẽ ưu tiên mọi cách để kiếm ít t.iền: " Ví dụ như việc định giá bản thân kiếm được 100k/giờ, thì mình sẽ chia nhỏ các đầu việc, sau đó sử dụng máy móc, phần mềm để khiến công việc đi nhanh hơn. Khoản đầu tư này có thể chiếm 50-60k/giờ nhưng mang lại hiệu suất cao. Làm phép tính đơn giản: Thay vì kiếm 100k/giờ, thì bây giờ mình có thể kiếm được 40k/15 phút. Con số sẽ ngày càng cao nếu bạn biết đầu tư hiệu quả."
Hơn nữa, việc có kế hoạch cụ thể cho từng giờ, từng ngày và từng tuần giúp Giang có định hướng rõ ràng trong việc kiếm ít t.iền và quản lý tài chính tốt hơn. Cô nàng bày tỏ: "Tuổi trẻ tiết kiệm và dùng t.iền đó để đầu tư đúng chỗ sẽ khiến cho t.uổi trung niên của bạn có tài sản và trở nên dễ dàng hơn!"
Trong khi đó, bí quyết để Phương Trúc tiết kiệm đến 8 triệu/tháng từ lương 15 triệu được gói gọn trong 3 gạch đầu dòng sau:
- Thanh toán hết mọi chi phí cố định vào ngày được nhận lương:
Hiện tại, Trúc đang ở nhà thuê, với chi phí thuê nhà và t.iền dịch vụ là khoảng 2,6 triệu/tháng. Ngoài khoản chi cố định này, ngay khi nhận lương, cô bạn sẽ thanh toán cả t.iền cà phê và t.iền ăn sáng, và rút t.iền để đổ xăng cho cả tháng.
- Cố định chi phí mua thực phẩm theo tuần:
Sau khi trừ đi các chi phí cố định đã thanh toán và cả khoản t.iền 8 triệu đổ vào tài khoản tiết kiệm, Trúc chỉ còn 3,205k để chi cho nhu cầu ăn uống.
"Mình đặt ra hạn mức cho việc mua thực phẩm, chỉ được tối đa 500k/tuần thôi. Như vậy tính ra mỗi ngày, mình có 70k để mua thịt thà, rau củ. Mình chỉ tự nấu bữa tối và bữa trưa, cũng không ăn quá nhiều nên thực ra mỗi tháng, t.iền ăn của mình chỉ hết khoảng 2500k thôi, có khi còn không đến ấy" - Trúc chia sẻ và cho biết thêm thi thoảng cô bạn cũng sẽ đi ăn ngoài cùng bạn bè, chứ phải cả tháng chẳng biết mùi hàng quán là thế nào.
- Tự tay thưởng cho bản thân sau mỗi 3 tháng hoàn thành tốt mục tiêu tiết kiệm:
Để có động lực tiết kiệm, Trúc cho biết nếu thực hiện được mục tiêu tiết kiệm 8 triệu/tháng trong 3 tháng liên tiếp, cô sẽ cho phép mình được tiêu 3 triệu vào bất cứ việc gì mà bản thân cảm thấy thích.
"Ngày xưa hồi mới đặt mục tiêu tiết kiệm, mình chưa quen lắm với việc cả tháng không mua quần áo hay mua mấy món đồ linh tinh đẹp đẹp, nên mới đặt ra món quà này. Nhưng thú thật là bây giờ, cũng không mấy khi mình tiêu hết 3 triệu ấy, vì đang quen tiết kiệm rồi" - Trúc vừa cười vừa kể.
Sau đó, cô bạn này còn cho biết thêm rằng nếu không tiêu hết số t.iền "tự tay thưởng này", Trúc sẽ chuyển t.iền thừa vào 1 tài khoản khác, không phải tài khoản chi tiêu hàng ngày hay tài khoản tiết kiệm. Số t.iền này được cô dùng để phòng cho trường hợp đột xuất như xe hỏng hoặc mừng cưới bạn bè.
Trúc chia sẻ, trong khoảng 2 tháng đầu tiên theo đuổi mục tiêu tiết kiệm 8 triệu/tháng, cô bạn khá "vật vã" vì chưa quen với việc "tự dưng mất hơn nửa tháng lương". Tuy nhiên sau đó, khi mọi thứ đã "vào guồng", Trúc bắt đầu trở nên nghiện tiết kiệm.
"Mình đã sống quá lâu trong tình trạng chỉ còn 400-500k để sống trong vòng 10-12 ngày cuối tháng. Sau 2 tháng tự lên kế hoạch, tự kiểm soát chi tiêu, đến tận ngày nhận lương, có khi mình vẫn dư gần 1 triệu từ kỳ lương tháng trước. Mình bắt đầu nghiện tiết kiệm vì chính cảm giác này đấy" - Trúc kể và cho biết thêm, sau 3 năm sống tiết kiệm, hiện tại, Trúc đã đã có thể tự tin đi du lịch trong nước, thậm chí là nước ngoài bất cứ khi nào cảm thấy thích.
Hối hận vì đã sống quá tiết kiệm: Biến cố dạy tôi đừng ép mình chịu khổ để dành dụm cho tương lai Nỗ lực tằn tiện để 15-20 năm nữa có thể rũ bỏ áp lực t.iền bạc, nghe cũng hợp lý đấy. Nhưng nếu bản thân không còn nổi chừng đó thời gian, thì sao? *Dưới đây là những lời tâm sự của Allison Nichol Longtin về những bài học mà cô đã nhận ra sau biến cố lớn nhất cuộc đời. Cách đây...