Tối nay NASA công bố ảnh chụp gần nhất của Mặt Trời
Loạt ảnh cận cảnh Mặt Trời được tàu Solar Orbiter chụp khi bay cách bề mặt ngôi sao 75,6 triệu km được NASA công bố vào 19h tối nay (giờ Hà Nội).
Mô phỏng tàu Solar Orbiter bay gần Mặt Trời. Ảnh: NASA.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ chia sẻ những những bức ảnh chụp Mặt Trời ở khoảng cách gần nhất. Sau khi phóng vào vũ trụ ngày 9/2, tàu Solar Orbiter lần đầu tiên bay qua gần Mặt Trời vào giữa tháng 6, dù nhóm nghiên cứu phải đối mặt với nhiều trở ngại do Covid-19. Khi thực hiện chuyến bay, con tàu đã bật cả 10 thiết bị cùng lúc để chụp ảnh.
“Những bức ảnh đầu tiên vượt xa mong đợi của chúng tôi”, Daniel Mller, nhà khoa học ESA làm việc trong dự án Solar Orbiter, chia sẻ. “Chúng tôi đã thấy nhiều manh mối của các hiện tượng rất thú vị chưa từng được quan sát chi tiết trước đây. 10 thiết bị trên tàu Solar Orbiter hoạt động rất trơn tru, cung cấp hình ảnh tổng thể của Mặt Trời và gió mặt trời. Điều này khiến chúng tôi tin tưởng Solar Orbiter sẽ giúp chúng tôi giải đáp những câu hỏi còn bỏ ngỏ về ngôi sao này”.
Trong chuyến bay quanh quỹ đạo đầu tiên, tàu Solar Orbiter bay cách Mặt Trời 75,6 triệu km, bằng một nửa khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất. ESA cho biết con tàu sẽ còn bay gần Mặt Trời hơn nữa. Solar Orbiter đang chậm rãi điều chỉnh quỹ đạo. Vào cuối năm 2021, tàu sẽ bay cách bề mặt Mặt Trời 41,8 triệu km, gần hơn cả sao Thủy, để quan sát toàn bộ vùng cực của ngôi sao.
Các nhà khoa học hy vọng dự án có thể tìm ra đáp án cho một số câu hỏi lớn nhất về sự phát triển của hành tinh, quá trình xuất hiện sự sống, cơ chế hoạt động của hệ Mặt Trời và nguồn gốc vũ trụ. Trước đó, vào tháng 6/2020, NASA chia sẻ video time-lapse ghi hình Mặt Trời trong 10 năm dựa trên dữ liệu từ tàu Solar Dynamics Observatory (SDO). SDO đã thu thập 425 triệu bức ảnh độ phân giải cao của Mặt Trời, tương đương 20 triệu gigabyte dữ liệu, trong vòng một thập kỷ.
Ảnh chụp chớp gamma cách xa 10 tỷ năm ánh sáng
Các nhà thiên văn học hôm 13/7 công bố phát hiện một vụ nổ tia gamma hiếm xảy ra trong thời kỳ đầu của vũ trụ.
Chớp gamma SGRB181123B (vùng khoanh tròn) chụp bởi kính viễn vọng. Ảnh: Đại học Northwestern.
Nhóm nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Wen-fai Fong từ Đại học Northwestern của Mỹ dẫn đầu đã quan sát thấy phần còn lại của vụ nổ bằng tổ hợp kính viễn vọng mặt đất Gemini-North đặt trên đỉnh núi Mauna Kea ở Hawaii. Đây là ảnh chụp chớp gamma ngắn (SGRB) ở khoảng cách xa nhất từng được ghi lại, theo báo cáo trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Sự kiện được đặt tên là SGRB181123B nằm cách Trái Đất khoảng 10 tỷ năm ánh sáng. "Chúng tôi chưa bao giờ mong đợi có thể khám phá các SGRB xa xôi như vậy, bởi chúng cực kỳ hiếm và mờ nhạt", Wen-fai nhấn mạnh.
Phần lớn chớp gamma (GRB) ra đời trong sự kiện siêu tân tinh khi một ngôi sao khối lượng lớn sụp đổ dưới ảnh hưởng của trọng lực. Tuy nhiên, SGRB dường như có nguồn gốc từ một quá trình khác, đó là sự va chạm và sáp nhập của hai ngôi sao neutron. Sự kiện chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, khiến nó rất khó quan sát.
Theo nhóm nghiên cứu, hiện tượng chỉ kéo dài vài giờ và ánh sáng phát ra từ vụ nổ mất tới 10 tỷ năm để di chuyển tới Trái Đất. Điều này có nghĩa là sự kiện thực tế đã xảy ra trong thời kỳ đầu của vũ trụ, khoảng 3,8 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.
Vũ trụ vào thời điểm đó vô vùng "bận rộn" với sự hình thành sao và thiên hà. Những ngôi sao nhị phân khổng lồ đã tiến hóa nhanh chóng thành cặp sao neutron và cuối cùng đâm vào nhau trong sự kiện hợp nhất.
"Phát hiện mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi về các SGRB xa xôi. Điều đó thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về những sự kiện trong quá khứ", Giáo sư Kerry Paterson từ Đại học Northwestern, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ.
NASA công bố đoạn video tua nhanh 10 năm của mặt trời ghép từ 425 triệu bức ảnh Một thước phim ngắn về mặt trời trong vòng 10 năm qua mới được NASA công bố mang đến một góc nhìn vô cùng mới mẻ về mặt trời quen thuộc của chúng ta. NASA đã phát hành một video thực sự hoành tráng vào thứ Tư (ngày 24/6), tổng hợp 10 năm quan sát mặt trời của Đài thiên văn mặt trời....