Tối nào cũng ăn món này thay cơm khiến chàng trai 21 tuổi gặp biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường
Buổi tối không cần thiết phải ăn quá nhiều nhưng cũng phải ăn đầy đủ chất nếu không muốn gặp phải hàng loạt biến chứng khôn lường.
Tiểu Mao (21 tuổi) là một chàng trai người Trung Quốc rất thích ăn trái cây. Vì sống một mình nên Tiểu Mao cũng rất ngại nấu ăn. Thay vào đó, anh thường mua nhiều trái cây tích trữ ở nhà để ăn tạm mỗi khi lười nấu nướng.
Trong suy nghĩ của Tiểu Mao, các loại trái cây vốn chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng lành mạnh nên giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tỉnh táo. Do đó, Tiểu Mao quyết định thay bữa tối bằng các loại trái cây yêu thích.
Anh chia sẻ: “Bữa sáng và bữa trưa thì tôi vẫn ăn ở công ty, còn buổi tối thì tôi sẽ về nhà và ăn trái cây. Có thể là hai quả chuối kèm theo vài miếng dưa hấu đỏ để làm dịu cơn khát hoặc một vài loại trái cây khác. Vậy là xong bữa tối rồi!”.
Tiểu Mao thực hiện chế độ ăn này trong khoảng 1 tháng thì gặp phải triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, khô miệng và buồn nôn. Ngay sau đó, Tiểu Mao tới bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm máu và thấy lượng đường trong máu của anh đang ở mức báo động.
Kết quả cho thấy, lượng đường trong máu của Tiểu Mao đang ở mức 79,98 mmol/l (gấp 10 lần so với người bình thường). Qua đó, bác sĩ kết luận Tiểu Mao đã bị nhiễm toan ceton (một dạng biến chứng của bệnh tiểu đường).
Bác sĩ điều trị cho biết: “Khi nhập viện, tình trạng bệnh của Tiểu Mao đã ở mức nghiêm trọng nên chúng tôi phải khẩn trương chuyển Tiểu Mao đến cơ sở chăm sóc đặc biệt để theo dõi điều trị. Sau 3 ngày, tình trạng bệnh của Tiểu Mao đã dần khá hơn. Giờ thì cậu ấy đã được chuyển tới phòng bệnh thông thường của khoa nội tiết để điều trị thêm”.
Trước khi rời đi, Tiểu Mao có hỏi vì sao anh lại mắc bệnh nghiêm trọng như vậy. Bác sĩ giải đáp rằng: “Từ thói quen ăn trái cây mỗi tối mà không bổ sung đủ chất dinh dưỡng khác khiến cơ thể bị mất cân bằng. Thêm vào đó, những loại trái cây Tiểu Mao chọn lại chứa nhiều đường. Nếu ăn thường xuyên vào buổi tối sẽ làm cơ thể phải hấp thụ nhiều đường vượt mức cho phép”. Chính thói quen ăn tối không lành mạnh này đã khiến Tiểu Mao bị nhiễm toan ceton.
Nhiễm toan ceton là loại bệnh gì?
Nhiễm toan ceton là một dạng biến chứng nghiêm trọng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường (đặc biệt là tuýp 1). Đặc trưng của bệnh là có lượng đường huyết tăng cao chót vót, làm xuất hiện các thể ceton trong máu do cơ thể bị thiếu insulin. Trong khi đó, insulin lại là một loại hormone do tuyến tụy tiết ra để giúp vận chuyển đường (glucose) vào trong tế bào nhằm chuyển hóa chúng thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động của cơ thể.
Video đang HOT
Nếu không có đủ insulin, cơ thể sẽ phân hủy chất béo như một loại nhiên liệu thay thế. Hậu quả là quá trình này sẽ sản sinh ra một loại axit độc hại trong máu, gọi là ceton.
Một vài triệu chứng phổ biến của tình trạng nhiễm toan ceton:
- Đi tiểu liên tục trong ngày.
- Lúc nào cũng cảm thấy khát khô cổ.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Bị đau bụng dưới.
- Hơi thở yếu.
- Bị mờ mắt.
- Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
Source (Nguồn): QQ
Tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm và đây là cách để nhận biết bệnh
Nhiều người hay chủ quan, ít để ý tới các dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà không biết rằng nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh rối loạn chuyển hoá mãn tính phổ biến. Khi mắc căn bệnh này, cơ thể sẽ mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất hormone insulin, do các nguyên nhân khác nhau sẽ khiến cho lượng đường trong máu quá cao. Hiện nay, tiểu đường trở thành căn bệnh rất phổ biến, ngày càng có nhiều người mắc phải, kể cả những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, mọi người lại thường hay chủ quan, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi mắc bệnh tiểu đường
- Bệnh thần kinh tiểu đường: Đây là biến chứng rất dễ gặp ở bệnh nhân tiểu đường, gây nên bệnh thần kinh ngoại biên (ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau, nóng, tiếp xúc, kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp) và bệnh thần kinh tự chủ (ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến mồ hôi, dịch tiết)...
- Biến chứng nhiễm trùng: Khi lượng đường trong máu cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cơ thể người bệnh lại có hệ miễn dịch kém nên rất dễ nhiễm trùng, điển hình như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền...
- Các vấn đề về tim mạch: Người bị bệnh tiểu đường cũng dễ mắc cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn đến các di chứng liệt hoặc tử vong.
- Biến chứng mắt: Mắc tiểu đường làm đường huyết tăng cao, gây tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường, suy giảm thính lực, lâu dần còn có thể gây mất thị lực hoàn toàn.
- Tăng huyết áp và cholesterol: Mắc tiểu đường có thể khiến cho lượng cholesterol giảm xuống và mức độ chất béo có hại trong máu tăng lên.
- Mất thính lực: Bệnh tiểu đường làm tổn thương những mạch máu nhỏ ở tai trong, khiến thính lực bị suy giảm.
- Suy giảm trí nhớ: Tạp chí Neurology đã từng chia sẻ nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường có thể làm tê liệt thần kinh. Một nhóm các nhà thần kinh học ở Harvard và bác sĩ tâm thần đã nghiên cứu và thấy rằng bệnh này có nguy cơ làm suy giảm trí nhớ theo thời gian.
- Dễ mắc bệnh về nướu: Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm thay đổi collagen trong tất cả các mô của cơ thể, cơ thể người mắc tiểu đường lại dễ nhiễm trung nên cũng dễ mắc bệnh về nướu hơn.
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường
Từ các dấu hiệu nhận biết, bạn cần quan tâm, chú ý hơn đến sự thay đổi sức khoẻ, cơ thể của mình để sớm phát hiện bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời.
- Mắt nhìn mờ dần, không rõ nét: Lượng đường trong máu tăng làm thay đổi khúc xạ của tròng mắt, khiến mắt bạn kém tập trung, giảm thị lực.
- Hay cảm thấy đói: Đó là khi cơ thể không có đủ insulin hoặc insulin phân bổ không đều.
- Thường xuyên mệt mỏi: Đường trong máu tăng cao cũng gây nên tình trạng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.
- Giảm cân đột ngột không rõ lý do: Khi không có đủ insulin để điều hoà đường máu thì tình trạng sút cân rất dễ xảy ra.
- Hay khát nước và buồn tiểu: Cơ thể dễ mất nước khi lượng đường trong máu tăng cao khiến bạn cảm thấy khát nước, buồn tiểu.
Ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, không ngoại trừ bất kì ai. Vì thế, hãy chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể để xử lý kịp thời nhé.
Theo Helino
Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây Trong trái cây, có lượng đường đáng kể, nếu ăn quá nhiều vào bữa cuối cũng có thể làm tăng cân do lượng đường không chuyển hóa thành glucose mà biến thành mỡ. Vây đâu là thời gian tốt nhất để ăn trái cây? Để tận dụng tối đa hấp thu dưỡng chất tốt nhất của trái cây, chúng ta cần ăn vào...