‘Tôi may mắn vì trượt đại học’

Theo dõi VGT trên

Với nhiều sĩ tử Trung Quốc, thất bại trong kỳ thi đại học đồng nghĩa tương lai ảm đạm. Tuy nhiên, đôi khi, thất bại lại là cơ hội mở ra con đường khác đến thành công.

Hai ngày qua, gần 10 triệu sĩ tử Trung Quốc trải qua hai ngày thi gaokao – kỳ thi tuyển sinh đại học được đánh giá khắc nghiệt nhất thế giới.

Năm 2009, tôi cũng tham gia cuộc đua khốc liệt vào trường đại học. Ngay từ nhỏ, gia đình, nhà trường dạy tôi rằng, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất phải hoàn thành, vì sự nghiệp tương lai.

Đối với nhiều thế hệ trẻ ở Trung Quốc, học đại học là tấm vé dẫn đến thành công. Ngày nay, nó vẫn là cơ hội đổi đời của hàng triệu học sinh vùng nông thôn. Thất bại đồng nghĩa việc không bằng cấp, công việc thu nhập thấp và là hối tiếc cả đời.

Vì thế, tôi miệt mài học tập, theo học trường điểm để có thể đặt chân vào trường đại học danh tiếng ở Bắc Kinh, nhưng sẽ học cái gì, thì tôi không biết.

Tôi may mắn vì trượt đại học - Hình 1

Hình ảnh sĩ tử ôn thi trên giường bệnh đã không còn xa lạ ở Trung Quốc. Ảnh: CFP.

Ôn thi gaokao là thử thách lớn cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Thông thường, học sinh lớp 12 phải học từ 7h đến 17h30 chiều. Nhiều bạn còn ở trường, học thêm đến 21h tối. Tôi là một trong số ít lựa chọn học tại nhà để không phải chịu đựng bầu không khí ôn thi căng thẳng.

Giáo viên khuyên chúng tôi tập trung học. Phụ huynh sẵn sàng làm mọi thứ nhằm tạo môi trường học tập tốt nhất cho con. Sự chăm lo của bố mẹ càng khiến tôi áp lực và… chán học

Sau bữa tối, tôi ngồi vào bàn học, cố làm ra vẻ đang miệt mài ôn thi, nhưng thực ra đang lén đọc tiểu thuyết hoặc tạp chí giấu dưới sách giáo khoa, đồng thời đề cao cảnh giác phòng khi bố mẹ kiểm tra đột xuất.

Những người xung quanh luôn cho rằng, tôi học chưa đủ chăm khiến tôi sợ thất bại và mắc chứng căng thẳng nghiêm trọng. Trong cả năm lớp 12, tôi phải dùng thuốc an thần để ngủ được.

Vì thế, việc tôi trượt đại học cũng không có gì khó hiểu.

Tôi may mắn vì trượt đại học - Hình 2

Video đang HOT

Áp lực phải đỗ đại học khiến nhiều học sinh học tập đến kiệt sức. Ảnh: BBC.

Ngày công bố kết quả, mặc dù đã lường trước, tôi vẫn sốc nặng. Cảm thấy xấu hổ, tôi tự nhốt mình trong phòng cả ngày đến khi bố mẹ phá cửa vào.

Tôi từng hy vọng có thể theo học ngành ngoại ngữ tại một đại học ở Bắc Kinh. Đương nhiên, tôi đã không thể thực hiện nó.

Bố mẹ đề nghị tôi học thêm một năm rồi thi lại. Ý nghĩ đó khiến tôi rùng mình, ớn lạnh. Tôi đã từ chối.

Tôi quyết định theo học ngành biên tập và xuất bản tại một trường hạng ba ở thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang). Mặc dù ngành này không tệ nhưng tôi không cảm thấy hào hứng và mất hết động lực.

Hai năm đầu, tôi không hiểu sao mình lại phải học nhiều thứ vô nghĩa đến vậy cũng không biết lý do các bạn học cố tham gia câu lạc bộ hay hội học sinh để lấy “kinh nghiệm lãnh đạo”.

Vì vậy, tôi bỏ học. Tại thời điểm đó, nhiều người coi đây là quyết định điên rồ. Tôi du học ngành báo chí tại Đại học Iowa (Mỹ).

Giờ nghĩ lại, tôi thấy nỗi căng thẳng, sợ hãi hồi ôn thi gaokao thật vô nghĩa. Thất bại đó cũng chẳng thể hủy hoại cuộc đời tôi.

Thời gian học tại Iowa giúp tôi có thêm kinh nghiệm, nhận ra đam mê và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để thành công.

Tôi thực sự cảm thấy may mắn vì đã thất bại trong kỳ thi gaokao. Nếu không, tôi đã theo học một trường ở Bắc Kinh và không bao giờ có thể trải nghiệm nền giáo dục phương Tây. Và đương nhiên, tôi sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của giáo dục.

Tại Iowa, dù không ai thúc ép, tôi tự giác học hành chăm chỉ hơn hồi trung học, cố gắng để không lãng phí một đồng học phí nào. Tôi trưởng thành hơn và hiểu được mình muốn gì.

Hiện tại, tôi vẫn không thể lý giải nổi nỗi sợ hãi của các sĩ tử trước kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhưng với tôi, thất bại đó là cánh cửa mở ra một con đường khác dẫn tới thành công.

Trên đây là chia sẻ của Shen Lu, phóng viên của tờ CNN, về thất bại của cô trong kỳ thi năm 2009.

Gaokao là kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc, được đánh giá là một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới. Kết quả bài thi có tính quyết định tới khả năng thành công sau này của người trẻ.

Áp lực thi cử khiến hàng triệu thí sinh lao đầu vào học, thậm chí ngay trên giường bệnh. Nhiều em lo sợ thi trượt hoặc không chịu nổi thất bại khiến tình trạng tự tử học đường trước và sau kỳ thi diễn ra nghiêm trọng.

Với tư cách là người từng nếm trải áp lực cũng như nỗi xấu hổ khi nhận kết quả thi không tốt, Shen Lu chia sẻ kinh nghiệm bản thân như một lời động viên gửi tới giới trẻ Trung Quốc, hy vọng các em có cái nhìn thoáng hơn.

Theo Zing

Thí sinh rớt đại học oan, Sở kiến nghị kiểm tra lại quy chế

Dù nộp đơn kêu cứu khắp nơi nhưng đến nay cả ba thí sinh tỉnh Phú Yên đậu thành rớt do sai đối tượng ưu tiên vẫn chưa được xem xét trúng tuyển vào trường khác.

Ba thí sinh này gồm Bùi Trần Phương Ngân (học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ), Huỳnh Thiên Trang (Trường THPT Nguyễn Văn Linh) và Lê Thị Tường Vi (Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh).

Trước đó, ba thí sinh này nằm trong số sáu thí sinh được Trường ĐH Kinh tế TP HCM cấp giấy triệu tập trúng tuyển. Nhưng đến lúc nhập học, nhà trường cho biết thí sinh không đủ điểm trúng tuyển do không có giấy tờ chứng minh thuộc diện ưu tiên.

Thí sinh rớt đại học oan, Sở kiến nghị kiểm tra lại quy chế - Hình 1

Thí sinh trúng tuyển ĐH năm 2015 đến làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Nhà trường và thí sinh đổ lỗi cho nhau

Liên quan việc này, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên đã có công văn gửi Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, ba trường THPT có thí sinh "rớt oan" đã họp bộ phận nhận hồ sơ, nhập dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh để làm rõ trách nhiệm sai sót thuộc về thí sinh hay nhà trường, xác định mức độ lỗi nặng, nhẹ để có cơ sở xử lý theo quy chế.

Ông Phạm Ngọc Thơ, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Phú Yên, cho biết, Sở đã gửi toàn bộ hồ sơ biên bản buổi làm việc giữa phụ huynh và giáo viên phụ trách hướng dẫn. Sở cũng đề nghị Bộ xem xét giải quyết nguyện vọng của thí sinh xin xét qua trường ĐH khác.

Theo biên bản của các đơn vị gửi báo cáo, thí sinh Bùi Trần Phương Ngân, Huỳnh Thiên Trang "tự khai đối tượng 06", còn thí sinh Lê Thị Tường Vi "tự bổ sung đối tượng 06". Các thí sinh này đều khẳng định không phải tự mình khai mà do nhà trường hướng dẫn.

"Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh xác nhận cán bộ hướng dẫn khẳng định trường hợp của thí sinh Lê Thị Tường Vi có bố tham gia chiến trường Campuchia nhưng không có đủ các hồ sơ theo quy định nên không được hưởng ưu tiên 06. Nhưng khi đi thi ở Nha Trang, em này tự bổ sung mình thuộc ưu tiên 06. Học sinh và nhà trường đổ lỗi cho nhau nên rất khó xử lý. Hai trường hợp còn lại do cán bộ lãnh đạo nhà trường hướng dẫn sai và họ cũng đã nhận lỗi. Bản thân giáo viên chủ nhiệm cũng không nắm rõ quy chế", ông Thơ nói.

Trong các công văn Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên gửi Bộ GD&ĐT báo cáo về vụ việc này cho rằng: "Các thí sinh trên đều có bố từng tham gia nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuhcia (có giấy xác nhận của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh). Khi làm phiếu đăng ký dự thi, các em chưa rõ quy chế, giáo viên hướng dẫn chưa thấu đáo, nên các em nhầm tưởng thuộc đối tương ưu tiên 06".

Ông Ngô Ngọc Thư, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên cho biết: "Qua sự việc trên, Sở GD&ĐT Phú Yên và các trường THPT của tỉnh rút kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ và nhập dữ liệu ĐKDT của thí sinh trong thời gian tới".

Anh được hưởng ưu tiên, em lại không được

Chiều 2/11, ông Phạm Ngọc Thơ cho biết, Sở GD&ĐT Phú Yên đã trả lời phụ huynh rằng Bộ GD&ĐT cho biết trường hợp thí sinh trên không đủ hồ sơ vì chỉ có huân chương chiến công nhưng không có quyết định trợ cấp một lần nên không được hưởng ưu tiên theo quy định. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn kiến nghị. Vì vậy, Sở tiếp tục làm văn bản đề nghị Bộ GD&ĐT có xem xét được hay không.

"Nếu thực hiện theo Nghị định 31 chắc chắn không có thí sinh nào được hưởng ưu tiên theo quy định này. Chúng tôi mong muốn Bộ xem xét lại chính sách ưu tiên và thực hiện cho hợp lý. Nếu chúng tôi không làm thì phụ huynh phản ứng. Dù chúng tôi giải thích rồi nhưng phụ huynh không chịu. Vì vậy, chúng tôi muốn kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét quy chế cho rõ ràng để tránh hiểu lầm", ông Thơ nói.

Theo ông Ngô Ngọc Thư, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên, hiện nay, một số thí sinh Phú Yên thuộc đối tượng 06 như ba thí sinh trên đã và đang học tại các trường ĐH, CĐ từ năm 2013 đến nay. Có trường hợp cũng chính phụ huynh đó, những năm trước người anh được hưởng đối tượng ưu tiên 06, còn năm nay người em kê khai như vậy lại không được hưởng ưu tiên đối tượng này.

"Đề nghị Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục xem xét lại và đề xuất lãnh đạo bộ về quy định đối tượng hưởng chế độ ưu tiên 06 cho phù hợp và thống nhất", ông Thư kiến nghị.

Ai được hưởng đối tượng 06?

Theo thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26/2/2015 của Bộ trưởng GD&ĐT, đối tượng 06 gồm: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01; con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế có giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; con của người có công giúp đỡ cách mạng.

Điều 49 của Nghị định 31/2013 quy định: Hồ sơ để được hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế gồm: Giấy tờ chứng minh được khen tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng; quyết định trợ cấp một lần của giám đốc sở LĐ-TB&XH.

Thí sinh thuộc đối tượng 06 phải có hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ trên.

Theo Trần Huỳnh/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phụcQuỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
23:33:36 23/12/2024
Cặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấyCặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấy
23:49:02 23/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Ngô Thanh Vân - Huy Trần?Chuyện gì đang xảy ra với Ngô Thanh Vân - Huy Trần?
21:03:47 23/12/2024
Đi đám cưới có mặt Xemesis, Xoài Non công khai chạm môi với 1 người khácĐi đám cưới có mặt Xemesis, Xoài Non công khai chạm môi với 1 người khác
20:56:09 23/12/2024
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2
23:43:04 23/12/2024
Sự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ SoobinSự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ Soobin
21:54:50 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"

Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"

Sao việt

06:51:21 24/12/2024
Thời gian qua, thông tin ca sĩ Như Quỳnh mời Hồ Văn Cường biểu diễn cùng trong liveshow của mình gây nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều
Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Nhạc việt

06:48:38 24/12/2024
Sau tin đồn bị đòi nợ hơn 1,5 tỷ, Liz Kim Cương đáp trả bằng một bản ballad ngọt ngào mang tên Tình Yêu Không Như Phim Hàn Quốc
Nhóm nhạc san bằng kỷ lục với BTS, là "phép màu" của đế chế giải trí đang xuống dốc

Nhóm nhạc san bằng kỷ lục với BTS, là "phép màu" của đế chế giải trí đang xuống dốc

Nhạc quốc tế

06:41:20 24/12/2024
Là nhóm nhạc có fanbase quốc tế nổi bật nhất Kpop hiện tại, màn comeback của Stray Kids lập tức thiết lập nên nhiều thành tích khủng.
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Netizen

06:29:50 24/12/2024
Trong đêm, người dân ở Long An phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở trước cổng chùa, bên cạnh có tờ giấy nhờ nuôi bé nên người.
Danh tính "trùm cuối" trong When the Phone Rings được hé lộ nhờ một chi tiết không ai ngờ đến

Danh tính "trùm cuối" trong When the Phone Rings được hé lộ nhờ một chi tiết không ai ngờ đến

Phim châu á

06:04:44 24/12/2024
Tính đến thời điểm hiện tại, bộ phim đã đi được hơn nửa chặng đường, song những kẻ thủ ác đứng sau vẫn còn là một ẩn số.
Loạt phim Việt lỗ nặng 2024, cảnh nóng lẫn sao hot không cứu nổi doanh thu

Loạt phim Việt lỗ nặng 2024, cảnh nóng lẫn sao hot không cứu nổi doanh thu

Hậu trường phim

06:04:10 24/12/2024
Trong số những phim Việt có doanh thu chạm đáy năm 2024, có tác phẩm dù ngập cảnh nóng cũng không bán được vé, thậm chí rời rạp chỉ sau vài ngày.
Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Ẩm thực

06:02:43 24/12/2024
Cánh gà nướng mật ong mù tạt là món ăn tuyệt vời cho những buổi tiệc, bữa ăn nhẹ hoặc trong mùa Giáng sinh quây quần cùng gia đình.
Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thế giới

06:02:33 24/12/2024
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, dịch tả đang lây lan tại thành phố Shwe Kokko ở Myanmar gần với biên giới Thái Lan. Hiện Thái Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh tả và đều ở tại huyện Mae Sot, tỉnh biên giới Tak.
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sức khỏe

06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Sao âu mỹ

05:58:29 24/12/2024
Ngôi sao 55 tuổi Jennifer Lopez vượt qua khó khăn bằng cách nghĩ rằng mọi chuyện xảy ra là vì cô cần rút ra bài học cho chính mình.
Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Sao thể thao

00:55:03 24/12/2024
Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son cho biết anh muốn ghi 3 bàn vào lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.