Tôi luôn nhắc con có một người mẹ thầm lặng mang tên ‘bà ngoại’
Mẹ lau nước mắt cho tôi, tôi lại đưa tay lau dòng nước mắt cho con trai và nói rằng: “Con là đứa trẻ hạnh phúc nhất trên đời khi có 2 người mẹ luôn ở bên yêu thương”.
Tôi đang tận hưởng từng giây phút hạnh phúc nhất khi còn mẹ hiện hữu bên đời.
Ảnh: Phan Thanh Cẩm Giang
Cậu con trai đang mải mê chơi, chợt chạy nhảy đi tìm ngoại bởi mùi cơm gạo mới trên bếp củi lan tỏa khắp gian nhà. Đôi mắt nhắm tít, con trai cười thỏa chí khi được nếm miếng cơm cháy giòn rụm, nói: “Cảm ơn mẹ ngoại!”.
Mẹ ngoại! Đó là cách con trai tôi thường gọi bà ngoại kể từ khi bập bẹ cất tiếng. Nếu không có bà, thì có lẽ quá trình làm mẹ của tôi đã không được vuông tròn để đón con chào đời.
Với rất nhiều người phụ nữ khi có thai và sinh con, ngoài chồng thì mẹ đẻ chính là người luôn ở bên chăm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ.
Video đang HOT
Với tôi, suốt thai kỳ cho đến lúc sinh nở, chồng tôi thường vắng mặt bởi anh bận công việc. Mẹ đã cùng tôi đồng hành từ những cơn ốm nghén vật vã, cho tới những đêm khăn gói vào bệnh viện để truyền dịch dưỡng thai.
Nhiều đêm, tôi thức giấc, thấy mẹ ngồi bên ôm chặt đôi chân gầy gò của tôi, đôi mắt ướt đẫm vì xót xa. Hành trình sinh con của tôi được xem là gian nan vất vả so với nhiều người khác. Mẹ đã ở bên tôi, cùng vượt qua thời kỳ thai nghén.
Nhiều đêm mẹ thức trắng khi tôi bị cơn nghén hành vật vã. Bàn tay mẹ chai sần xoa bóp cho tôi dễ chịu hơn. Những lần tôi ngất đi vì kiệt sức, mẹ xót xa: “Thằng bé này mà chào đời, việc đầu tiên là ngoại sẽ đánh vào mông thật đau vì tội hành mẹ!”.
Ấy vậy, khi bế đứa cháu đỏ hỏn vào lòng, ngắm nhìn ánh mắt, đôi môi, mẹ lại hạnh phúc thốt lên: “Vượt qua bao vất vả, giờ đổi được cục cưng này thật xứng đáng!”.
Cũng từ đó mẹ không lúc nào ngơi nghỉ, từ sớm tinh mơ đến khi sập tối. Mẹ muốn tự tay chăm sóc con cháu được khoẻ mạnh vuông tròn.
Bên cạnh con luôn có dáng ngoại tắm nắng, xông hơ, ầu ơ ru ngủ. Những lúc con bệnh luôn có đôi mắt ngoại lo lắng dõi theo. Ngoại vui khi con khoẻ mạnh nô đùa, ngoại bỏ ăn khi con khóc đòi cha.
Giờ đây, con lớn lên mỗi ngày, mái tóc ngoại dần bạc trắng, đôi tay ngày càng nhăn nheo, run rẩy. Đôi mắt chất chứa tình yêu thương luôn dõi theo con ngày một mờ dần. Và ngoại chơi đùa, chăm sóc con cũng ngày một khó khăn hơn.
Nhưng tôi biết, trong trái tim của bà, tình yêu thương đậm sâu dành cho con cháu, đặc biệt là con trai tôi, vẫn thắm tươi mãi mãi.
Những lúc mỏi mệt vì cuộc sống, tôi rơi nước mắt vì thiếu vắng người bạn đời bên cạnh, mẹ lại ôm chặt tôi và con trai tôi vào lòng để xoa dịu bớt tủi hờn.
Mẹ lau nước mắt cho tôi, tôi lại đưa tay lau dòng nước mắt cho con trai và nói rằng: “Con là đứa trẻ hạnh phúc nhất trên đời khi có 2 người mẹ luôn ở bên yêu thương”.
Như cảm nhận được sợi dây kết chặt tình thân, con đáp lời trong trẻo: “Mai này ngoại già yếu, con sẽ chăm sóc ngoại như ngoại đã chăm sóc con!”.
Sau khi con trai đến tận nơi tìm, tối đó, bác giúp việc vừa khóc vừa đưa tôi 5 lượng vàng nhờ cất vào két giúp
Sau sự việc này, tôi không biết có nên cho bác giúp việc nghỉ luôn không?
Vợ chồng tôi kinh doanh, buôn bán thời trang và hàng đông lạnh; cuối năm ngoái chúng tôi mở thêm một cửa hàng nữa ở huyện nên công việc khá bận rộn. Chúng tôi không có thời gian để nấu nướng, dọn dẹp và đưa đón con đi học như trước. Bàn đi tính lại, chồng tôi bảo cứ liên hệ với trung tâm giới thiệu việc làm, tìm một bác giúp việc tầm hơn 50 tuổi. Anh cho rằng ở tuổi ấy, người ta đã chín chắn, lại cẩn thận và siêng năng hơn nên hiệu quả làm việc cũng tốt hơn.
Qua giới thiệu của trung tâm, bác Quyết đến nhà chúng tôi nhận việc vào 4 tháng trước. Điều khiến vợ chồng tôi ngạc nhiên là bác Quyết vốn là giáo viên tiểu học đã về hưu. Bác ấy siêng năng, thật thà, nấu ăn ngon, dọn dẹp đâu ra đó, cư xử cũng rất tốt. Đặc biệt, bác ấy rất thích trẻ con nên giành luôn việc chăm sóc con gái 5 tuổi của tôi. Con gái tôi cũng mến bác ấy nên cứ gọi bác là bà ngoại. Con bé còn đòi sang ngủ với "bà ngoại" chứ không chịu ngủ cùng vợ chồng tôi nữa. Mà thấy bác Quyết đêm nào cũng đọc truyện cổ tích, hát ru cho con bé ngủ hay dạy con học chữ, học số nên tôi cũng yên tâm. Từ lúc có bác ấy, không khí trong nhà thêm phần vui vẻ, ấm cúng hơn.
Tối qua, bác giúp việc bỗng đem sang phòng tôi một chiếc hộp màu đỏ, nhờ tôi cất giúp vào két sắt. Tôi ngạc nhiên hỏi đó là gì, bác ấy mới mở ra cho tôi xem. Bên trong là 5 lượng vàng thẻ, một số tài sản rất lớn. Tôi kinh ngạc hỏi tại sao bác ấy đã có tiền dưỡng già, lại là giáo viên về hưu mà lại đi làm giúp việc thế này?
Ảnh minh họa (Nguồn AI)
Bác Quyết vừa sụt sùi nước mắt vừa kể chuyện gia đình mình. Thì ra chồng bác mất sớm, bác vừa làm nghề dạy học, vừa bán trái cây kiếm tiền nuôi 2 con trai ăn học. Thế mà các con trưởng thành, lấy vợ rồi lại không biết thương mẹ, cũng không biết thương nhau. Đứa nào cũng tị nạnh, nhìn ngó vào tài sản, nhà cửa chứ không muốn nuôi mẹ. Nhà 2 anh con trai sát nhau, bác Quyết sống với con trai lớn nhưng bác bệnh nằm liệt giường, các con cũng không hay biết. Họ còn bắt mẹ phải làm việc nhà, nấu ăn, dọn dẹp. Chán nản quá, bác ấy mới đăng ký làm giúp việc là để tránh các con cũng như muốn dạy chúng một bài học.
Nào ngờ, biết bác ấy vừa có tiền lương hưu, vừa có tiền làm giúp việc nên 2 anh con trai lại đến vòi vĩnh tiền bạc. Bác Quyết sợ họ biết được 5 lượng vàng này thì sẽ không để bác ấy yên, mà bác ấy cũng sẽ mất số tiền dành dụm vất vả để dưỡng già. Vậy nên bác ấy mới gửi cho vợ chồng tôi giữ giúp, khi nào bác đau bệnh thì sẽ lấy lại.
Tôi khuyên bác vào viện dưỡng lão thì bác lắc đầu. Bác nói 2 con trai còn khỏe mạnh, có công việc mà mẹ vào viện dưỡng lão ở, như thế thì các con bác biết giấu mặt vào đâu với làng xóm, họ hàng. Biết hoàn cảnh của bác giúp việc mà tôi xót xa thay. Nhưng tôi cũng lo lắng chuyện bị con trai bác giúp việc làm phiền vì họ đã đến đây tìm gặp bác 2 lần rồi và lần nào cũng to tiếng, cãi vã. Tôi không biết có nên tiếp tục giữ bác ấy ở lại làm việc cho nhà mình không nữa?
Thấy bà ngoại khóc thút thít trong góc bếp, cháu trai nói một câu ấm lòng Dịp Quốc tế Thiếu nhi năm trước, chồng tôi mang về một chú cún nhỏ để tặng cho con trai, mong con có thêm một người bạn. Mẹ tôi năm nay đã bước vào độ tuổi 70, tuổi xế chiều sau quãng đời vất vả ngược xuôi lo toan, nuôi nấng những đứa con khôn lớn. Khi anh em chúng tôi lập gia...