“Tôi đang sống với đam mê mà cả xã hội, gia đình cười cợt, không chấp nhận”
(GDVN) – Đó là tâm sự của sinh viên đang học ngành Sử gửi đến Tòa soạn khi mà người ta đang tranh cãi sự nhầm lẫn Nguyễn Du là Quang Trung của một học sinh tiểu học.
LTS: Bàn về Lịch sử đã có nhiều bài viết xoay quanh chủ đề này khi mà Lịch sử nghiễm nhiên nằm trong số những môn học “phụ”.
Nhưng khi vấn đề này được nhìn nhận ở góc độ một sinh viên Khoa Lịch sử thì dư luận cũng có thêm một cái nhìn mới.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả quan điểm của bạn Lê Thị Huyền Trang, một sinh viên đang học Sử.
Nếu nhật ký ghi lại những trang “đời” của một con người thì Lịch sử lại có nhiệm vụ ghi lại, gợi nhắc lại lịch sử, truyền thống của một quốc gia, dân tộc mà rộng hơn là lịch sử của nhân loại.
Và cũng chẳng biết từ bao giờ nữa tôi đam mê với nó, tình yêu lịch sử trong tôi cứ lớn lên từng ngày và rồi một quyết định táo bạo: chọn ngành Lịch sử cho 4 năm trên giảng đường Đại Học.
Đã hai năm rồi, hai năm sống trọn vẹn với niềm đam mê. Cái đam mê mà gia đình không muốn chấp nhận, cái đam mê mà cả xã hội đang quay lưng lại với nó, cười cợt nó.
Có lúc dường như nó lạc lõng một mình giữa bể người mênh mông. Buồn có, tủi có, hờn trách cái thực tại… nhưng rồi lại nhanh chóng tan đi cái cảm giác đó khi bắt gặp được những trang tư liệu, những hiện vật quý giá hay những cuốn sách hay.
Có lúc tôi tự hỏi sao mọi người lại chán ghét nó nhỉ, nó rất thú vị mà? Không trả lời được, tôi bèn đi hỏi chị cùng phòng đang học kế toán của một trường danh tiếng tại Hà Nội.
Video đang HOT
Chị cười rồi bảo, em thử nhìn xem, một đứa trẻ vừa độ tuổi đến trường đã biết gì đâu, đã được bố mẹ, thầy cô và tất cả mọi người xung quanh “dạy” rằng: phải học giỏi Toán… còn Lịch sử, Địa lý là những môn phụ không cần quan tâm.
Lịch sử là môn học được dư luận “ưu ái” quan tâm nhất (Ảnh: Thanhnien.com.vn)
Chính cái tâm lý “môn phụ” đó theo chúng mãi cộng với áp lực từ khối lượng kiến thức quá nhiều, cách giảng bài kém phần thu hút của các thầy cô, những bài kiểm tra, rồi thi cử liên tục, liên tục…
Thế đấy, gần mười năm đi học Lịch sử ở trường để rồi kết quả cuối cùng là nỗi kinh sợ nó cũng giống như nỗi sợ các môn Marx-Lenin ở trường Đại Học.
Còn chị học Kế toán thì Lịch sử chẳng giúp ích gì cho công việc cả nên chị cũng không quan tâm lắm.
Lịch sử là môn học được dư luận “ưu ái” quan tâm nhất nên thường xuyên được đề cập nhưng “vẫn” chưa tìm được “giải pháp”.
Còn các môn khoa học xã hội khác thì sao? Thử bàn về môn Địa lý nhé! Mấy ai mà không ước ao, trong cuộc đời có một chuyến du lịch khám phá mọi miền đất nước hoặc lớn hơn là cả năm châu, bốn biển.
Thế nhưng thử làm một cuộc điều tra về kiến thức địa lý xem bao nhiêu phần trăm học sinh phổ thông biết được:
Đất nước Cu Ba nằm ở đâu trên bản đồ thế giới? Vì sao ở một số nước châu Phi thường xảy ra nạn đói? Múi giờ của Việt Nam là bao nhiêu?… còn môn Giáo dục công dân thì đã mặc nhiên được xem là môn phụ từ lâu!
Một trong những môn học quan trọng nhất là Ngữ văn, cũng chỉ là cái vỏ bề ngoài, biết bao bài văn cười ra nước mắt, hằng ngày cứ được tung lên các trang mạng xã hội.
Vậy những môn học còn lại các em học hẳn phải rất là tốt! Ồ không! Các em còn chẳng biết gì về Ngoại ngữ, nhất là các em ở nông thôn, mặc dù được theo học từ 7 đến 10 năm. Trong những năm tháng học ở phổ thông các em đã nhận được cái gì?
Ở đây tôi không muốn trách cứ ai, đổ lỗi cho ai! Nhưng thực sự đã đến lúc xã hội cần phải thay đổi, không thể cứ hỗn loạn mãi được, giáo dục Việt Nam cần có những cải cách phù hợp với những cái nhìn dài hơi và những giá trị Nhân văn cần trở về với vị trí vốn có của nó!
Theo GDVM
Hy Lạp chỉ còn cách phá sản, rời Eurozone một bước chân
Đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ đã hoàn toàn bế tắc khi hai bên cùng không chấp nhận đề nghị của nhau và Athens quyết định "mặc kệ".
Ngày 15-6, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) Annika Breidthardt cho biết, cuộc đàm phán nhằm tìm biện pháo tháo gỡ những khúc mắc trong giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của Hy Lạp tuy có đạt được một số tiến bộ nhưng vẫn còn cách đích một khoảng cách xa vời.
Cụ thể là Hy Lạp đã đồng ý chấp nhận các chỉ tiêu ngân sách năm 2015 mà Liên minh châu Âu đặt ra, cụ thể là giảm thặng dư ngân sách từ 3% xuống còn 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên EU vẫn băn khoăn về vấn đề, làm thế nào để các cam kết của Athens trở thành hiện thực.
Trong khi đó, cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và nhóm chủ nợ về việc giải ngân khoản 7,2 tỷ euro cuối cùng trong gói cứu trợ 240 tỷ euro dành cho nước này đã kết thúc ngày 14-6, mà không đạt được thỏa thuận nào, khi các bên đổ lỗi cho nhau về sự bế tắc trong kết quả đàm phán.
IMF khẳng định, để đạt được thỏa thuận cuối cùng, Hy Lạp phải xử lý hệ thống lương hưu, hiện là gánh nặng chiếm tới 16% nền kinh tế nước này. Trong khi đó, chính quyền Athens chỉ trích đàm phán không đạt kết quả là do lỗi của IMF và các chủ nợ đã quá khắt khe.
Người dân Hy Lạp bày tỏ niềm tin vào Thủ tướng Alex Tsipras
Bà Breidthardt đánh giá cao gói đề xuất mà EU và các chủ nợ quốc tế đưa ra với Hy Lạp, cho rằng những đề xuất đó hoàn toàn khả thi, cân bằng và có cơ sở kinh tế, đáp ứng được nhu cầu của người dân và Chính phủ Hy Lạp, cũng như 18 nước còn lại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone.
EC cho rằng, đề xuất của Hy Lạp vẫn chưa đầy đủ và thúc giục nước này đưa ra những biện pháp cụ thể để đáp lại những nhượng bộ trước đó của các chủ nợ quốc tế, nhằm có thể đạt được một thỏa thuận cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ và buộc phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hy Lạp cần phải trả khoản tiền 300 triệu euro (khoảng 328 triệu USD) vào ngày 05 tháng 6 để tránh vỡ nợ mặc định. Tuy nhiên, đã quá hạn mà nước này vẫn chưa trả nợ, hay nói chính xác hơn là không trả được nợ, trong khi đàm phán với các chủ nợ đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Alex Tsipras trước đó than phiền rằng người ta đang đòi từ chính phủ của ông "những thứ vô lý" và đưa ra "yêu cầu quá khắt khe". Còn vào hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Nội vụ Hy Lạp Nikos Vutsis tuyên bố rằng trong ngân khố không có tiền để thanh toán các khoản vay của IMF.
Theo_Báo Đất Việt
Moscow rắn với Pháp bởi sắp thiết kế xong Mistral kiểu Nga? Moscow cương quyết không chấp nhận các điều kiện thanh lý hợp đồng "không thể chấp nhận được" của Paris, đồng thời sắp hoàn tất thiết kế tàu Mistral kiểu Nga. Nga không chấp nhận "điều kiện vô lý" của Pháp Đến nay, tuy Nga và Pháp vẫn tuyên bố chưa từ bỏ hợp đồng mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng...