Tôi chọn nghề giáo vì yêu sự hồn nhiên, ngây thơ của học trò!
“ Nghề giáo là nghề cao quý trong các nghề cao quý, tôi chọn nghề giáo vì tôi yêu sự hồn nhiên ngây thơ, đôi mắt trong sáng, những câu nói hồn nhiên của học trò”.
Đó là những chia sẻ của cô giáo Thái Thị Hải Yến, giáo viên Trường tiểu học Nam Hòa ( thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) sau hơn 10 năm gắn bó với nghề dạy học.
Tận tâm, yêu nghề mến trẻ
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất hiếu học Đô Lương (tỉnh Nghệ An) và yêu nghề dạy học nên sau khi tốt nghiệp cấp 3, Thái Thị Hải yến (sinh năm 1988) đã chọn thi ngành Sư phạm tiểu học tại Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh.
Cái duyên gắn bó với ngành giáo dục đất Mỏ Quảng Ninh của Hải Yến bắt đầu từ đó.
Năm 2009, sau khi tốt nghiệp, cô giáo trẻ Hải Yến được phân công về Trường Tiểu học Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh để công tác.
Suốt thời gian công tác trong ngành Giáo dục, cô Yến được biết đến là một giá o viên chủ nhiệm giỏi, nhiệt huyết.
Cô giáo Thái Thị Hải Yến, giáo viên Trường tiểu học Nam Hòa (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Hơn 10 năm làm công tác chủ nhiệm cô giáo trẻ luôn nhận được sự tin yêu, ủng hộ từ phía nhà trường và phụ huynh học sinh.
Cô Yến tâm sự: “Nghề giáo là nghề cao quý trong các nghề cao quý, tôi chọn nghề giáo vì tôi yêu sự hồn nhiên ngây thơ của tuổi học trò.
Tôi yêu những gương mặt ngây thơ, đôi mắt trong sáng, những câu nói hồn nhiên của học trò.
Những lúc công việc khó khăn, áp lực, tôi thường xuống lớp lặng nhìn lũ trẻ đùa vui, hay ngồi kể chuyện cho bọn trẻ nghe trong tiếng cười giòn tan như vậy mọi khó khăn, buồn phiền tan biến, tôi có thêm động lực để yêu thương và dâng hiến”.
Hơn 10 năm công tác trong ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh, cô Yến đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm.
Điển hình như năm học 2016-2017, cô Yến đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Cũng năm học này, cô Yến vinh dự được công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thị xã và là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Nhiều năm liền cô là giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, cống hiến nhiều tiết dạy hay cho ngành.
Thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, cô Yến cùng đồng nghiệp học hỏi, nghiên cứu sách giáo khoa trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh.
Nhiều tiết dạy mẫu trong tổ, nhóm, tiết chuyên đề thành công trong đó có sự đóng góp phần công sức không nhỏ của cô giáo Yến.
Nắm bắt chủ trương đổi mới chương trình giáo dục hướng tới phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh, cô Yến ý thức được vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Chính vì vậy, cô giáo là cầu nối quan trọng giữa nhà trường và phụ huynh góp phần phát huy tính tích cực của học sinh.
Qua nhóm Zalo của lớp, cô Yến luôn chủ động nắm bắt thông tin của học sinh, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách dạy con ở nhà.
Thời điểm dịch bệnh, với chủ trương “tạm dừng đến trường không dừng học”, cô giáo Yến đã thiết kế nhiều bài học qua mạng cho học trò.
Video đang HOT
Là học sinh lớp 1 nên việc dạy online có nhiều khó khăn, nhưng qua cách kênh thông tin, cô trò vẫn cùng nhau ôn tập, học hỏi.
Nói về bí quyết chủ nhiệm giỏi, cô Yến cho hay: “Là giáo viên chủ nhiệm điều quan trọng là tạo dựng và duy trì được nề nếp lớp học tốt, gắn kết giữa nhà trường và phụ huynh từ đó sẽ tạo nên uy tín của cô.
Lớp học luôn có nội quy rõ ràng cùng các hình thức khen thưởng, khích lệ khiến các em học sinh chăm ngoan, có động lực phấn đấu”.
Để tạo không khí vui vẻ, tích cực từ học sinh, trong giờ giải lao cô Yến thường xen kẽ kể các mẩu chuyện ngắn có ý nghĩa giáo dục cho học sinh.
Hay động viên học trò cùng tham gia các hoạt động của lớp, trang trí lớp học thân thiện để tạo sự gần gũi giữa thầy cô, phụ huynh và học sinh trong lớp.
Nghề giáo cho cô nhiều kỷ niệm khó quên
Theo cô giáo Hải Yến, nghề dạy học đã mang lại cho cô nhiều kỷ niệm vui buồn. Nhưng kỉ niệm sâu sắc nhất với cô là năm học đầu tiên vào nghề.
Sáng nào cô cũng thấy cậu học trò tên Quang đi học muộn, thậm chí em còn nhiều ngày nghỉ học không phép.
Vào một buổi sáng, khi tiết học vần khép lại, Quang mới xin cô vào lớp. Lúc đó cô Yến rất bực và quát to: “Mấy giờ rồi cậu mới đến lớp?”
“Tôi chưa nói xong em đã òa lên khóc nức nở. Thoáng chút bối rối, tôi chạnh lòng khi nhìn em.
Lúc này, tôi dịu giọng hỏi em lí do vì sao em đi học muộn. Nhưng em vẫn nghẹn ngào không nói. Rồi một học sinh trong lớp nhanh nhảu trả lời thay bạn:
- Thưa cô nhà bạn xa lắm!
- Thưa cô, không có ai đưa bạn đi học đâu ạ!”
Cô giáo Hải Yến là giáo viên chủ nhiệm giỏi, được đồng nghiệp quý mến, phụ huynh học sinh yêu quý (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Nỗi tức giận trong cô giáo trẻ dịu đi, xen vào đó là sự cảm thông. Giờ ra chơi hôm đó, cô Yến ân cần hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình em.
Cô Yến lặng người khi nghe hoàn cảnh gia đình Quang, bố em phải đi làm rất xa, mẹ em mải lo kiếm sống nuôi các con và bà nội nên không quan tâm chuyện học hành của con cái. Quang đến lớp vì em thèm được học.
“Thời gian này, bà nội em ốm, em phải giúp mẹ chăm sóc bà. Bởi vậy, dù rất cố gắng em cũng không thể đến trường đúng giờ được. Tôi lặng đi theo lời kể ngây thơ, ríu rít của em”, cô Yến chia sẻ.
Cuối buổi học hôm đó, dù nhà xa nhưng cô giáo quyết định sẽ đưa Quang về nhà.
Đi dọc 3 km bờ ruộng,sau tiếng reo “nhà em đây rồi” cô Yến nhìn lên căn nhà vách đất lụp xụp, nhỏ bé mà chạnh lòng.
Từ đó, cô Yến thường xuyên đến nhà trò chuyện, vận động mẹ Quang để em được đi học đầy đủ
Dường như hiểu được nỗi lòng của cô, Quang chăm chỉ học hành, năm học đó em là một trong những học sinh giỏi nhất của lớp.
Sau khi trao phần thưởng, liên hoan chia tay xong về nghỉ hè, cô Yến vô cùng xúc động khi nhận được món quà bất ngờ từ Quang.
Đó là một bức tranh do chính tay Quang vẽ, trong đó có một cô giáo và một em học sinh xung quanh là rừng cây, hoa cỏ. Cạnh bức tranh là dòng chữ “Cô giáo như mẹ hiền”.
Đừng coi Giáo dục công dân là môn phụ
Nếu nói một môn học là chính hay phụ nó tùy thuộc quan điểm của từng người, nhưng có rất nhiều người đã khẳng định đây không phải là môn phụ, là môn rất đáng học.
"Cuộc sống con người ta có những ngã rẽ khá bất ngờ, ngày xưa tôi không nghĩ mình sẽ theo nghề giáo nhưng khi học cấp 3 thì thầy hiệu trưởng và một cô giáo dạy môn Giáo dục công dân trong trường đã khiến tôi cảm phục.
Cách sống của các thầy cô, cách truyền đạt kiến thức đã cuốn hút tôi rất nhiều và điều đó đã thôi thúc tôi theo đuổi môn này, đến khi làm hồ sơ thi đại học là tự nhiên đánh dấu vào ô Giáo dục công dân.
Nhiều người cũng hỏi tôi tại sao không chọn Toán, Văn...? Cứ như vậy học xong ra trường đi dạy và gắn bó với bộ môn này cho đến nay đã được 20 năm".
Thầy Trần Văn Năng - Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã cho biết như vậy khi trò chuyện với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Thầy Năng chia sẻ: "Xác định đã gắn với nghề nghiệp của mình rồi thì hãy sống vì đam mê và bản thân tự nhận thấy tôi rất say nghề". Ảnh: Tùng Dương.
Theo thầy Năng: "Mẹ tôi cũng là giáo viên nên có lẽ nghề nghiệp đã chọn tôi, ra trường với một bầu nhiệt huyết mong được cống hiến. Thời điểm đó các thầy cô dạy môn Giáo dục công dân hầu hết đều nhiều tuổi nhưng khi đó tôi vào nghề lại trẻ quá nên có phần hơi e ngại.
Buổi dạy đầu tiên, tôi bước vào lớp với thái độ khá nghiêm túc nên các em học sinh có phần e ngại, nhưng sau đó cách tôi tiếp xúc, giảng dạy đã khiến cho học sinh cảm thấy rất gần gũi.
Tôi truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa, nhưng vận dụng thêm kiến thức thực tế khiến cho các em rất thích và rất muốn nghe, nhờ đó mà tiết học không còn khô cứng.
Đặc thù của môn Giáo dục công dân ở các lớp 10 - 11 - 12 khác nhau về nội dung chương trình, chính vì vậy trước đây rất nhiều học sinh và thầy cô cho rằng đó là môn phụ không cần thiết, nhiều em không quan tâm. Định kiến đó đã tạo nên một rào cản vô hình, nhưng khi đi dạy tôi đã thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ đó.
Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, tôi mở rộng gắn liền với thực tế cuộc sống, với những câu chuyện, những dẫn chứng mang tính thời sự sẽ thuyết phục được học sinh. Chính vì thế đại đa số học sinh rất thích những giờ tôi giảng, đó cũng là niềm hạnh phúc của nghề.
Khi lên lớp tôi ứng dụng rất nhiều Công nghệ thông tin để đưa vào bài giảng, đặc biệt là PowerPoint, những clip ngắn hoặc cho học sinh nghe những câu chuyện...liên quan đến chủ đề của bài học.
Ví dụ bài học nói về quá trình phát triển, tôi cho học sinh xem clip về sự tiến hóa của con người, hoặc quá trình phát triển từ hạt trở thành mầm rồi đến một cây trưởng thành. Đó là quá trình phát triển.
Hoặc quá trình thay đổi xã hội loài người thì có thể dùng clip chạy qua các giai đoạn từ nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa...
Rất nhiều clip liên quan đến nội dung bài học mà tôi phải nghiên cứu, sưu tầm đề làm sao cho sát và dễ hiểu nhất, sau đó biên tập lại đưa vào bài giảng. Những tiết học như vậy học sinh rất nhớ kiến thức.
Các em thích những thứ mới lạ, không phải là đọc chép. File Slide, PowerPoint...với những kiến thức cơ bản khi trình chiếu lên các em nhìn thấy và có thể ghi chép theo ý của mình, hơn nữa có những minh họa bằng hình ảnh, âm thanh làm cho học sinh dễ nhớ hơn, cuốn hút, không nhàm chán.
Một cách nữa tôi hay vận dụng là học sinh sẽ chuẩn bị một nội dung được giao, sau khi tự tìm hiểu và các con sẽ đứng lên nói về nơi đó, sự việc đó rồi cả lớp cùng tranh luận. Như vậy sự hứng thú trong học tập gây ra nhiều tranh luận khiến các con rất thoải mái".
Thầy Năng luôn hết lòng với học sinh trong từng tiết học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thầy Năng cho biết: "Một số bài học giúp học sinh rèn luyện đức tính như: Liêm khiết, chí công vô tư hoặc sáng tạo, năng động...Thông qua những bài học đó nhóm giáo viên dạy Giáo dục công dân luôn lồng ghép các chương trình, hướng các con tới những hình vi đạo đức để cư xử làm sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
Với học kỳ 2 lớp 10 có thêm một số phạm trù cơ bản về Đạo đức học như: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, tình yêu, hôn nhân, gia đình, tự hoàn thiện bản thân, nhân nghĩa...
Trong các tiết học đó chúng tôi đều lồng ghép, đưa vào những nội dung cần chuyển tải, dạy cho học sinh cách ứng xử. Ví dụ về liêm sỉ, thế nào là tự trọng, là tự ái, thế nào là thực hiện nghĩ vụ công dân.
Đặc biệt là trách nhiệm công dân vì Trường Ams số lượng học sinh giỏi rất nhiều, các con có thể đi du học nước ngoài nhưng cũng rất cần các con có trách nhiệm đóng góp chất xám cho đất nước.
Vậy nên chúng tôi nhấn mạnh vào nghĩa vụ. Cái nghĩa vụ nhỏ nhất các con phải thực hiện trong gia đình, nghĩa vụ của học sinh, nghĩa vụ với đất nước. Chúng tôi chẻ nhỏ từng phạm trù một để dạy học sinh được chi tiết, cặn kẽ dễ hiểu hơn.
Đôi khi có học sinh cảm nhận được những điều chưa ai nói với các con, nhưng ở trường sẽ biết được những điều đó như thế nào. Hoặc thậm chí là đạo đức, các em cứ nghĩ đơn giản là sống tốt nhưng điều đó vẫn chưa đủ mà phải để các em hiểu được đó là những quy tắc chuẩn mực trong xã hội mà con người đặt ra, mỗi người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực, các con cần phải tránh hay phát huy điều gì".
Mỗi môn học đều mang lại những giá trị nhất định
Thầy Năng chia sẻ: "Trong công việc thì vui hay buồn nó hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mình, tôi có quan niệm sống tích cực và giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, và mỗi môn học sẽ mang lại những giá trị nhất định.
Đôi khi tôi cũng có nghe vài phụ huynh hoặc đâu có em nói đây là môn phụ không cần học, nghe vậy tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, buồn nhưng rồi việc đó cũng thoảng qua.
Xác định đã gắn với nghề nghiệp của mình rồi thì hãy sống vì đam mê và bản thân tự nhận thấy tôi rất say nghề. Vài lần có ý định chuyển ngang nhưng cuối cùng vẫn không thể dứt ra được, có lẽ vì vậy tôi càng yêu nghề, tìm cách làm cho bộ môn của mình dạy được học sinh yêu quý hơn.
Trong suốt 20 năm qua đi dạy học có quá nhiều kỷ niệm, có lần học sinh của tôi gặp vướng mắc về mặt tâm lý mà không biết nói cùng ai, mãi sau mày khi tôi phát hiện ra và tôi đã gợi mở để em đó chia sẻ.
Thấy em đó có thái độ buồn, có những câu nói cảm thấy bất cần mang tính tiêu cực. Ban đầu học sinh không chia sẻ nên tôi đã tạo cho em đó sự tin tưởng. Sau nhưng chia sẻ và định hướng của tôi thì các em học sinh đã ổn định tâm lý, có cái nhìn tích cực hơn về gia đình và xã hội".
"Tôi truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa, nhưng vận dụng thêm kiến thức thực tế khiến cho các em rất thích và rất muốn nghe, nhờ đó mà tiết học không còn khô cứng". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
"Đôi khi tôi cũng có nghe vài phụ huynh hoặc đâu có em nói đây là môn phụ không cần học, nghe vậy tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, buồn nhưng rồi việc đó cũng thoảng qua". Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thầy Năng chia sẻ thêm: "Nếu để nói một môn học là chính hay phụ nó tùy thuộc vào quan điểm của từng người, nhưng có rất nhiều người đã khẳng định đây không phải là môn phụ và là môn quan trọng, rất đáng học. Nhưng điều quan trọng hơn là cách của giáo viên đối diện với vấn đề này ra sao mà thôi, có người thì dạy chưa hết mình nhưng không phải là đa số.
Nhưng với tôi thì khác, môn này cho phép tôi nói những điều mà môn khác không nói được, tôi nói được những chia sẻ với học sinh, nói về tình hình thời sự...Người ta nghĩ rằng môn Giáo dục công dân chỉ là học về đạo đức nhưng như vậy vẫn chưa hết ý.
Ở lớp 10 Giáo dục công dân chia làm hai phần, một là triết học và hai là các phạm trù đạo đức cơ bản như tôi đã nói ở trên là lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, tình yêu...
Với lớp 11 cũng có hai phần về kinh tế với sản xuất vật chất, hàng hóa tiền tệ, thị trường, quy luật giá trị, sự biến động giá cả trên thị trường, quy luật lưu thông, cạnh tranh, cung cầu, công nghiệp hóa...các thành phần kinh tế hiện nay.
Ở học kỳ 2 lớp 11 học về chính trị, nói về chủ nghĩa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa...và điều này có quá nhiều kiến thức để nói.
Ngoài ra các em còn được học rất nhiều về chính sách của đất nước ta hiện nay như dân số, việc làm, môi trường, tài nguyên, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng an ninh...cho đến chính sách đối ngoại.
Riêng ở lớp 12 các con lại được học và tìm hiểu về pháp luật, những quyền cơ bản của công dân, về dân chủ, chính trị...của đất nước. Tất cả đều được trang bị để các con bước vào đời và đây là việc rất cần thiết và quan trọng. Dạy các con làm người.
Với chương trình mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp ban hành thì môn học này còn hay hơn nữa, chương trình được viết theo hướng tinh gọn hướng theo xu thế phát triển của đất nước và thế giới.
Vậy nên không chỉ là đạo đức, môn Giáo dục công dân rất rộng, khi dạy giáo viên nên liên hệ với thực tế thì học sinh sẽ có những hiểu biết vô cùng lớn về các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó sẽ khiến học sinh yêu thích và coi trọng bộ môn này".
Làm đúng hết nhưng cô chỉ cho 6 điểm, hỏi lý do mới biết vì không đi học thêm Chứng kiến một số đồng nghiệp dùng chiêu trò ép học sinh đi học thêm tôi rất bức xúc, tôi nghĩ những người này nên bỏ nghề. Tôi là hiệu trưởng dành hơn 2/3 cuộc đời gắn bó với nghề giáo, trong đó 20 năm dạy trẻ bình thường, 10 năm dạy trẻ khuyết tật. Tròn 30 năm cống hiến cho nghề cao...