Tôi bật khóc, cảm ơn cuộc đời vì vẫn còn có mẹ
Hạnh phúc khi có mẹ tưởng chừng là lẽ dĩ nhiên, nhưng không phải ai cũng may mắn có trong đời.
Sáng sớm, mẹ gọi điện cho tôi bảo: “Hôm nay rằm, cả nhà đông đủ lại nhớ con. Hôm nào có thời gian, vợ chồng con đưa cháu về chơi nhé”.
Nghe lời mẹ nói, lại nghĩ đến cảnh sum họp ở nhà, tự nhiên tôi thấy tủi thân, nước mắt cứ thế trào ra không ngăn nổi.
10 năm rồi, kể từ ngày tôi lấy chồng xa, mỗi tháng 7, nghĩ mẹ cha nay đã già, lòng lại cuộn trào nỗi thương nỗi nhớ.
Hôm qua, tôi đi làm về ngang qua một ngôi chùa, thấy rất nhiều Phật tử từ chùa đi ra, trên ngực mỗi người đều cài hoa. Có người cài bông hồng trắng, có người cài bông hồng đỏ. Chỉ là màu hoa mà như nhìn thấy rõ nỗi đau và cả niềm hạnh phúc của những mất – còn.
Những lúc như thế, tôi nhớ mẹ rất nhiều. Nỗi nhớ như ngập cả không gian, như lan ra cả miền kỷ niệm.
Mới hôm kia, tôi ngủ mơ thấy mẹ. Tôi mơ thấy mình đứng một mình ở ngõ lúc trời nhá nhem tối, ánh mắt chăm chú về nơi cuối con đường làng. Mẹ đang cố cấy nốt cho xong mảnh ruộng. Nỗi mong chờ và sợ hãi khi bóng tối dần bủa vây khiến tôi bật khóc.
Video đang HOT
Hạnh phúc của con nhiều khi chỉ gói gọn trong nụ cười của mẹ (Ảnh minh họa: Adobe Stock).
Rồi một bóng hình xuất hiện phía mờ xa, dáng đi quen thuộc với đôi quang gánh trên vai. Tôi vừa chạy tới, vừa gọi: “Mẹ ơi, mẹ về rồi”.
Bàn tay nhỏ nhắn của cậu con trai 2 tuổi tìm mẹ khiến tôi tỉnh giấc. Trời đang đêm, lúc đó tôi mới biết mình vừa mơ, thấy mình quay lại những ngày thơ bé.
Kỳ lạ, càng nhiều tuổi, tôi càng hay nhớ về những ngày nhỏ dại. Khi cha mẹ tôi còn trẻ và anh chị em tôi quấn quýt dưới một mái nhà.
Hồi đó, những ngày như rằm tháng 7 này thật vui biết bao nhiêu. Mẹ thường đi chợ từ sáng sớm, mua hoa mua quả về bày lên ban thờ, làm mâm cơm thật tươm tất để cúng tổ tiên.
Cả nhà quây quần bên nhau ăn bữa cơm ngon hơn thường ngày. Cha mẹ giải thích cho chúng tôi vì sao rằm tháng 7 còn gọi là lễ Vu Lan hay ngày xá tội vong nhân. Hồi đó, tôi còn nhỏ, chưa biết nhiều và cũng chẳng nghĩ nhiều. Chỉ tự nhủ mình phải học giỏi, sau này làm ra nhiều tiền báo hiếu cha mẹ.
Tôi lớn lên, đi học xa và lấy chồng xa. Sau đó là làm vợ, làm mẹ, làm dâu, học gánh những trách nhiệm của người lớn trên vai. Gánh nặng cơm áo gạo tiền, áp lực nuôi dạy con cái nhiều khi khiến tôi mệt mỏi. Những lúc như thế, tôi mới thấy thương cha mẹ thật nhiều.
Đôi khi, tôi thấy mình thật vô dụng. Cha mẹ sinh ra, chăm bẵm, nuôi dạy trưởng thành. Từ nhỏ đến lớn, thứ tôi dành cho cha mẹ hầu hết chỉ là những nỗi lo, chưa từng làm được gì để báo hiếu cha mẹ.
Có lần, tôi đã nói với mẹ mình như thế. Mẹ nghe xong, ánh mắt nhìn tôi trìu mến, mỉm cười: “Cha mẹ sinh các con, nuôi các con lớn khôn không phải để chờ mong đền đáp. Chỉ cần con sống thật hạnh phúc, đó là cách báo hiếu tốt nhất”.
Tôi từng nghĩ mẹ chỉ nói vậy để an ủi tôi. Sau này làm mẹ, tôi mới nhận ra: Đối với mẹ cha, không có gì hạnh phúc hơn nhìn con mình khỏe mạnh, bình an.
Lại một rằm tháng 7 nữa về, lại thêm một mùa Vu Lan tôi xa mẹ. Những đứa con may mắn được sống gần cha mẹ sẽ không bao giờ hiểu được cảm giác này. Cảm giác nhớ mẹ mà không thể chạy về gặp ngay. Cảm giác mình như đứa trẻ lạc lõng, bơ vơ dù đang ở chốn đông người chỉ vì xa vắng mẹ.
Hóa ra, con dù lớn bao nhiêu, khi nghĩ về mẹ vẫn cảm giác mình chỉ là đứa trẻ vụng dại. Đứa trẻ ấy vẫn luôn thèm ăn bát canh mẹ nấu, uống bát nước chè mẹ đun, vẫn muốn được bàn tay mẹ vuốt ve, vỗ về những khi ốm đau, mệt mỏi.
Lâu lắm rồi, tôi từng xem một bộ phim. Trong phim, có cảnh một cô gái mồ côi nói với bạn mình : “Cậu thật hạnh phúc vì có mẹ”. Hạnh phúc ấy, tưởng là lẽ dĩ nhiên, nhưng không phải ai cũng may mắn có trong đời.
Vậy nên mỗi ngày trôi qua, giữa bon chen xuôi ngược cùng những được – mất ở đời, tôi vẫn biết mình may mắn khi còn có mẹ. Có mẹ, có chốn đi về. Có mẹ làm điểm tựa để vững vàng mà bước đi mỗi khi lòng yếu mềm, chân mệt mỏi.
Lấy chồng xa, đêm tân hôn, mẹ chồng nói một câu mà tôi khóc nức nở
Tôi ôm mặt bật khóc khi nghe câu nói của mẹ chồng vào chính đêm tân hôn của mình.
Khi quyết định lấy chồng xa, tôi cũng băn khoăn lắm. Sống xa cha mẹ, nhiều khi có tâm sự cũng chẳng biết giãi bày cùng ai. Nhưng vì yêu chồng và cảm thấy anh là chỗ dựa vững chắc nên tôi đồng ý cưới.
Ngày cưới, thấy bố buồn, mẹ khóc mà tôi cũng khóc theo. Tôi là con gái duy nhất trong nhà, từ bé đã được bố mẹ "cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa", chăm sóc tôi chẳng khác nào công chúa. Mẹ cứ dặn dò, bảo tôi phải sống hiếu thuận, lễ nghĩa với nhà chồng. Chỉ cần tôi hạnh phúc thì bố mẹ cũng yên lòng và xem như tôi đã báo hiếu ông bà rồi.
Lúc chia tay, bố mẹ chồng tôi cứ nắm tay bố mẹ tôi suốt. Bố chồng bảo bố tôi cứ yên tâm, nhất định ông bà sẽ chăm sóc, yêu thương tôi như con ruột trong nhà. Mẹ chồng còn đùa, nói chỉ cần chồng tôi dám làm vợ buồn, bà sẽ dạy dỗ anh một trận nên thân. Bố mẹ chồng nói thế, bố mẹ tôi cũng tạm yên lòng mà về lại quê.
Đêm tân hôn, mẹ chồng đột ngột vào phòng vợ chồng tôi. Lúc đó, tôi đang khóc vì nhớ bố mẹ. Thấy bà, tôi vội nín khóc, lau nước mắt vì sợ bị mẹ mắng. Bất ngờ, mẹ chồng ôm lấy tôi, nhẹ nhàng vỗ về lưng tôi. Bà nói: "Nếu muốn khóc thì cứ khóc cho thỏa, mẹ chứ có phải ai xa lạ đâu mà con đề phòng".
Mẹ chồng nói thế, cảm giác tủi thân khi xa cha mẹ lại trào dâng, tôi ôm lấy bà mà khóc nức nở. Chồng tôi đứng lớ ngớ bên cạnh mà chẳng biết phải làm gì. Một lúc sau, khi đã bình tĩnh hơn, tôi mới buông mẹ chồng ra.
Mẹ lau mặt cho tôi, nói khi nào tôi nhớ bố mẹ thì cứ việc về quê thăm ông bà. "Cách có một đêm đi xe khách hay hơn tiếng đồng hồ ngồi máy bay chứ có mấy đâu, con đừng lo lắng quá. Với ba mẹ cũng thương con như con ruột trong nhà, có gì buồn thì cứ tâm sự với mẹ. Mẹ con trong nhà, đừng giữ kẽ với nhau mà có khoảng cách". Mẹ chồng ân cần dặn dò tôi như thế.
Đêm tân hôn, tôi cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của ba mẹ chồng dành cho mình. Xem như tôi không uổng công lấy chồng xa quê. Mẹ chồng đã mở lời, tôi có nên xin phép bố mẹ cho mình về quê ăn Tết Nguyên Đán năm nay không? Năm đầu làm dâu mà về ngoại dịp Tết thì có bị mọi người gièm pha không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên với.
Trong bữa ăn mẹ chồng đi rửa tay những 3 lần, tò mò đi theo tôi bỗng bật khóc Cớ sao lên chăm con dâu sắp sinh, đến giờ ăn cơm mẹ chồng lại liên tục đi rửa tay chứ? Thế nhưng khi đến gần hơn, tôi đã bật khóc! Ngày tôi lấy chồng, anh chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng tôi tin đó chỉ là tạm thời, sau này chúng tôi sẽ có tương lai tươi sáng hơn. Bởi lẽ...