Giận nhau, chồng bỏ về nhà mẹ đẻ và pha xử lý bất ngờ của vợ
Rút kinh nghiệm lần trước, cãi nhau không chờ vợ đuổi, tôi ôm đồ về với mẹ luôn. Nhưng tôi chỉ đắc chí được vài hôm, vì mãi không thấy cô ấy có động thái gì.
Tôi nằm trên giường, lăn qua lăn lại, đồng hồ đã chỉ 12h đêm mà vẫn không ngủ được. Tôi nhớ vợ, mấy lần cầm điện thoại nhắn tin rồi lại xóa. Chồng về nhà mẹ ở một tuần, vậy mà một tin nhắn của vợ cũng không thấy. Cô ấy định thi gan với tôi chăng?
Tôi vừa cưới vợ không lâu, nhưng hai vợ chồng thường xuyên xảy ra tranh cãi. Có lẽ vì vợ tôi luôn muốn vợ chồng bình đẳng trong mọi vấn đề. Trong khi tôi nghĩ, cuộc sống này không bao giờ hoàn toàn bình đẳng được.
Chúng tôi yêu nhau, yêu rất nhiều. Vì yêu mà vội vàng cưới xin sau nửa năm hẹn hò. Lúc yêu, thấy đối phương lúc nào cũng dễ thương, sau khi cưới nhau lại tị nạnh nhau từng chuyện nhỏ.
Quan điểm của tôi, phụ nữ nên coi việc nấu nướng là quan trọng, rửa bát cũng không nên để đàn ông làm, trừ khi đàn ông tự nguyện. Nhưng vợ tôi lại phân chia như ngày xưa đi học phân công trực nhật. Hôm nay cô ấy làm việc nhà, mai đến lượt tôi.
Phụ nữ có gia đình sau khi tan làm cần đi chợ, về nhà dọn dẹp, nấu nướng. Đàn ông không thể như thế được mà còn phải giao lưu, mở rộng quan hệ trên bàn nhậu hoặc tập thể dục thể thao.
Lỡ bỏ nhà đi, tôi thấy xấu hổ nếu tự quay về (Ảnh minh họa: iStock).
Có lẽ khi yêu, cô ấy không thể hiện quan điểm, còn tôi lại chiều chuộng. Lấy nhau mới biết nhiều suy nghĩ khá trái ngược. Ban đầu chỉ là đề nghị nhẹ nhàng, sau rồi thành khó chịu, cáu bẳn.
Một lần sau bữa tối, vợ có việc phải ra ngoài. Khi về tới nhà, thấy bát đũa vẫn còn nguyên trên bàn chưa dọn, vợ chỉ trích tôi quá lười biếng. Tôi bảo, từ nhỏ tới giờ chưa từng rửa bát. Mẹ tôi không để tôi làm những việc ấy, không thể sau khi lấy vợ sẽ thay đổi ngay được.
Vợ tôi nghe xong liền hét lên: “Thế anh về nhà mẹ anh mà ở”. Nhìn cái thái độ hung hăng của cô ấy, tôi lập tức rời khỏi nhà. Đến ngày thứ hai, không rõ mẹ tôi gọi điện cho vợ nói gì mà thấy cô ấy sang nhà xin lỗi, bảo hôm trước mệt nên hơi to tiếng. Vậy là hai vợ chồng dắt nhau về.
Lần này cãi nhau, không chờ vợ đuổi, tôi ôm đồ về với mẹ luôn. Nhưng tôi chỉ đắc chí được vài hôm, vì mãi không thấy vợ tôi động tĩnh gì.
Video đang HOT
Bỗng có tiếng gõ cửa, mẹ tôi bước vào. Mẹ hỏi tôi giờ này làm gì mà còn sáng đèn. Rồi mẹ bảo tôi: “Con xếp quần áo, sáng mai về nhà đi, mẹ không chứa chấp con nữa. Đàn ông lấy vợ rồi mà hễ giận vợ là chạy về nhà mẹ đẻ. Con tưởng vợ con cần con à? Không có con ở nhà, nó càng nhàn thân”.
Mẹ tôi kể, sáng nay mẹ gọi điện cho vợ tôi, bảo vợ chồng có chuyện gì về nhà đóng cửa bảo nhau. Vợ mà để chồng vắng nhà lâu, lỡ gái gú bên ngoài cũng không biết.
Không ngờ, vợ tôi nghe xong thản nhiên trả lời: “Mẹ ơi, con đang định gọi điện nhờ mẹ giữ anh ấy ở lại bên đó ít lâu. Con ở một mình tan làm muốn về thì về, không về thì đi chơi. Cơm không muốn ăn thì đi ăn hàng.
Nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, không ai bày bừa. Con cũng không phải mệt mỏi tranh cãi với ai cả”.
Mẹ lắc đầu bảo tôi: “Lỗi này không phải do con, là do mẹ nuông chiều con quá, hậu quả là giờ vợ con phải chịu khổ. Con đi làm, vợ con cũng đi làm, sao về nhà lại phải hầu hạ con?”.
Mẹ tôi còn dọa rằng, không chỉ đàn ông vắng vợ sẽ hư mà phụ nữ ra ngoài cũng có khối người theo đuổi. Không biết chừng, vợ tôi gặp người tâm lý, chu đáo hơn lại nghĩ chọn tôi là sai lầm. Khi đó, tôi có hối hận cũng đã muộn.
Tôi thật không ngờ, vợ tôi lại bản lĩnh như vậy. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, tôi thấy cần một lý do để về cho đỡ “mất mặt”. Mình tự bỏ đi, nay lại tự mò về, sau này tôi còn ăn to nói lớn thế nào với vợ được nữa.
Theo các cao nhân, tôi nên kiếm lý do gì để về nhà trong tư thế ngẩng cao đầu?
Vợ chồng trẻ nên biết 5 luật bất thành văn trong đời sống hôn nhân
Chẳng có cuộc hôn nhân nào tự tin sẽ hạnh phúc mãi mãi, hôn nhân cũng có những luật mà vợ chồng nào cũng nên biết để giữ gìn được sự bền chặt, gắn kết.
Cặp đôi nào kết hôn mà không hi vọng sẽ có cuộc sống hạnh phúc, hôn nhân bền chặt. Tuy nhiên để đạt được điều đó thật sự không hề dễ dàng.
Hôn nhân hạnh phúc cần hai người cùng cố gắng và vun đắp. Đồng thời, các cặp vợ chồng trẻ nên hiểu 5 luật bất thành văn sau để giữ mối quan hệ luôn cân bằng, ổn định.
1. Đừng bao giờ nói điều làm tổn thương người khác
Mối quan hệ có sâu đậm đến đâu thì cũng có lúc các cặp đôi cãi vã. Một khi cãi cọ, họ có thể đánh mất lí trí và nói những lời làm tổn thương nhau. Lúc này, bạn nên học cách nhắc nhở bản thân dù có giận dữ thế nào đi chăng nữa thì cũng không được nói ra lời quá đáng.
Ví dụ, bạn đừng nên lôi bố mẹ đối phương vào cuộc cãi cọ, nhắc lại những chuyện cũ để hỏi tội hay đùng đùng nói về việc ly hôn.
Đây là những lời nói gây tổn thương rất lớn, một khi đã thốt ra thì không thể sửa chữa và rất khó để bù đắp được.
Ảnh minh họa.
2. Bớt nhìn vào nhược điểm và hãy biết trân trọng ưu điểm của đối phương
Hai người yêu nhau vì ưu điểm nhưng họ lại phải sống với khuyết điểm của nửa kia cả đời sau khi đã kết hôn. Ai mà chẳng có khuyết điểm, làm gì có ai hoàn hảo toàn bộ mọi mặt.
Bởi vậy, muốn hôn nhân hạnh phúc thì đừng chỉ biết nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của nhau. Thay vào đó, bạn nên trân trọng ưu điểm và tôn trọng điểm mạnh của bạn đời. Bạn cũng đừng dùng khuyết điểm của vợ/chồng rồi mang đi so sánh với ưu điểm của người khác. Bạn hãy biết đề cao mặt tốt của người ấy, bớt săm soi, phiền nào chỉ vì những khuyết điểm của họ. Chỉ có như thế thì cả hai mới tận hưởng được hạnh phúc hôn nhân.
3. Nỗ lực làm việc để kiếm tiền
Một cặp đôi vợ chồng gặp vấn đề về tài chính thì luôn luôn bất ổn trong mọi việc. Với cuộc sống gia đình, tiền bạc có vai trò vô cùng quan trọng, bất cứ việc gì cũng cần sử dụng đến tiền. Nếu không có chỗ dựa tài chính ổn định, gia đình sẽ lục đục rất nhiều, cãi cọ suốt ngày, không hài lòng về nhau. Hôn nhân như thế thì sẽ sớm tan vỡ.
Bởi vậy, các bạn nên nỗ lực trong công việc để kiếm tiền lo toan cho gia đình. Khi vợ chồng có cùng mục tiêu và phấn đấu hết mình, những ngày tháng tiếp theo sẽ càng tốt đẹp hơn.
4. Nên biết cách dành lời khen ngợi cho nhau
Bất cứ ai cũng vậy, rất thích nghe được lời khen người khác dành cho mình. Trong đời sống vợ chồng, lời khen bạn đời dành cho lại càng có sức mạnh lớn lao về mặt tinh thần. Nó giúp cho vợ/chồng bạn có động lực hơn, đồng thời đây cũng là một bí quyết để thắt chặt tình cảm giữa cả hai.
Nhiều người luôn có suy nghĩ rằng nếu như chê bai nhiều thì sẽ khiến bạn đời có động lực tiến về phía trước. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Lời chê có thể khiến nửa kia của bạn nhụt chí, chán nản, thậm chí buông xuôi. Trái lại, lời khen lại giống như một liệu pháp tinh thần mang đến điều tích cực.
Khen ngợi cũng đóng vai trò thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ giữa cả hai. Là một điều quan trọng tạo ra những ngọt ngào trong đời sống hôn nhân. Bởi vậy, hãy biết cách khen ngợi nhau nhé.
Ảnh minh họa.
5. Thực hiện mô hình vợ chồng bình đẳng
Trong nhiều gia đình, đôi khi người vợ lại mạnh mẽ, đóng vai trò gánh vác trách nhiệm cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên theo năm tháng, ông chồng trở nên ỷ lại, không muốn quán xuyến hoặc có thể không đủ tâm sức để quán xuyến việc nhà.
Vợ cũng vì thể mà cảm thấy không hài lòng khi mình bỏ nhiều công sức mà chồng lại chẳng biết sẻ chia. Chồng thì cảm thấy mình đã bị vợ chèn ép suốt nhiều năm, bây giờ chẳng biết bắt đầu lại từ đâu cả.
Bởi vậy, một mô hình gia đình hoàn hảo là hai vợ chồng phải bình đẳng với nhau. Cả hai cùng nhau gánh vác gia đình, cùng thể hiện trách nhiệm với hôn nhân.
Có vấn đề gì hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc và đương nhiên chẳng có ai hơn ai trong mối quan hệ này cả.
Cuộc sống hôn nhân luôn phải được quản lý cẩn thận và không được bỏ bê ngày nào. Bởi vậy, hai vợ chồng hãy cùng cố gắng chung tay xây đắp để cuộc sống tốt đẹp, tình cảm bền chặt hơn.
Vì sao người cho đi quá nhiều lại khó tìm thấy hạnh phúc? Người cho đi quá độ thường sợ việc từ chối người khác, vì họ lo lắng mình sẽ bị ghét bỏ, bị loại trừ, bị cô lập. Một điều ít ai ngờ rằng, người cho đi quá nhiều đã vô tình "nuông chiều", khiến người khác không yêu thương họ, không tôn trọng họ. Đây chính là "tốt người hại mình" đúng nghĩa....