Tốc Chiến đang đi vào chính vết xe đổ của “Liên Minh Mobile”, tựa game “dead” khi chưa kịp sinh nhật 1 tuổi
Trước khi Liên Minh: Tốc Chiến ra đời thì đây là tựa game được xem là kỳ vọng của game MOBA di động Việt Nam, tự xưng là “ Liên Minh Mobile”.
Thị phần game MOBA di động tại Việt Nam trước khi Liên Minh: Tốc Chiến ra đời được xem là sân chơi “solo” của Liên Quân Mobile. Ngay cả khi tựa game này còn đang vấp phải sự cạnh tranh của 3Q 360mobi và Mobile Legends: Bang Bang, thì gần như cũng không có sản phẩm nào đủ sức phá vỡ được thế độc tôn của Liên Quân. Và cả Vainglory, một trong số những tựa game MOBA được đánh giá là hàng đầu trên thế giới, cũng không tạo được thế cạnh tranh sòng phẳng đối với tựa game của Garena.
Tựa game từng tự nhận là Liên Minh Mobile
Cho đến khi một cái tên là AOG – Đấu Trường Vinh Quang, một sản phẩm mà thậm chí tự “gáy” là “Liên Minh Mobile”. Đối với những người từng là fan ruột của dòng game MOBA di động hẳn không thể quên tựa game này. Bản đồ rộng, cắm mắt, last hit thậm chí còn chuẩn hơn cả Tốc Chiến hiện tại, kết hợp cùng với hệ thống tướng gần như được bê nguyên xi từ LMHT sang (tất nhiên đã sửa lại ngoại hình, tên gọi)… Điều này đã tạo cho thị phần game MOBA Mobile có được một làn gió mới và hy vọng tạo được thế ganh đua với Liên Quân Mobile.
Để rồi ra đi không ngày tái ngộ
Video đang HOT
Nhưng rồi thì sao, số phận AOG chấm dứt khi chưa kịp tổ chức sinh nhật 1 tuổi. Bởi vì sao? Vì hack map, vì giật lag, vì ping lúc nào cũng hiển thị 500ms, vì không thể ghép trận, vì một trận đấu kéo dài quá lâu, do NPH không có được định hướng rõ ràng cho một sản phẩm Esports… Đó là những vấn đề mà ngay cả NPH cũng không kịp trở tay để khắc phục khiến cho đến bây giờ, nhiều game thủ vẫn tỏ ra tiếc nuối về số phận của tựa game này quá yểu mệnh, dù nói một cách khách quan AOG hay Liên Minh Mobile thực sự là sản phẩm tiềm năng và có sức hấp dẫn riêng biệt.
Nhìn lại Liên Minh: Tốc Chiến bây giờ mới thấy rằng, tựa game này cũng đang gặp phải các vấn đề y hệt như AOG ngày trước. Cũng hack map, cũng lag, ping cũng cao, cũng gặp khó khăn trong lúc tìm trận đấu đến nỗi mà Riot cũng phải thừa nhận. Đối với cộng đồng thì chưa thực sự nhìn thấy một định hướng phát triển rõ ràng cho Liên Minh: Tốc Chiến, đặc biệt là các giải đấu trong nước để tạo sân chơi cho game thủ Việt.
Ping “đỏ lòm” không còn là thứ gì lạ lẫm đối với game thủ Tốc Chiến
Thậm chí, Tốc Chiến còn gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn như buff bẩn, cày thuê… điều mà AOG ngày trước không có hay nói chính xác hơn là chưa có vì tuổi đời quá ngắn ngủi cộng với quy mô “phủ sóng” của tựa game này chưa rộng đến mức có được một lượng người chơi lớn để xuất hiện cày thuê hoặc buff bẩn.
Rồi đến lượt buff bẩn tràn lan
Tốc Chiến đã ra mắt tại thị trường Việt Nam được hơn bốn tháng, đây không còn là quãng thời gian ngắn và thời gian không chờ đợi ai. Nếu như không khắc phục triệt để tất cả các vấn đề kể trên, kết hợp với việc tạo được sự kỳ vọng cho cộng đồng về một tựa game Esports thực sự có quy mô với các giải đấu lớn thì không biết chừng, Tốc Chiến có thể sẽ lại lùi vào dĩ vãng, như những gì AOG đã gặp phải ngày trước. Tất nhiên, với chất lượng của Riot và năng lực của VNG, game thủ hoàn toàn hy vọng điều này sẽ không xảy ra, hy vọng như vậy.
Quá chán Liên Quân, game thủ Việt tìm cách chơi lại dead game, trò chơi từng được xem là "Liên Minh Mobile"
Dù đã đóng cửa tại thị trường Việt Nam, song một bộ phận game thủ đã chán Liên Quân vẫn muốn tìm cách chơi lại tựa game này.
Vào thời điểm đầu năm 2019, AOG - Đấu Trường Vinh Quang chính là một hiện tượng của làng game mobile Việt nói chung cũng như thị phần game MOBA nói riêng. Bởi vào thời điểm đó, game MOBA là sân chơi solo giữa hai ông lớn VNG và Garena với hai đại diện Mobile Legends: Bang Bang và Liên Quân Mobile. Sự xuất hiện của Gamota cùng AOG - Đấu Trường Vinh Quang đem lại một trải nghiệm mới mẻ đối với game thủ vào lúc đó.
AOG - Đấu Trường Vinh Quang khác biệt với hai tựa game kể trên bởi một cơ chế gameplay tương đối giống với Liên Minh Huyền Thoại nên Gamota không ngần ngại gọi tựa game này là "Liên Minh Mobile". Một bản đồ rộng, hệ thống cắm mắt, last hit, rồng, Baron... đều rất giống với LMHT, thậm chí bộ kỹ năng bốn chiêu thức của tướng cũng tương đồng và khiến game thủ liên tưởng ngay tới LMHT.
Tưởng chừng có một khởi đầu hoàn hảo, AOG - Đấu Trường Vinh Quang sẽ có một bước chạy đà mạnh mẽ. Tuy nhiên hàng loạt những sự cố của sản phẩm này về sau như hàng chờ server quá lâu, hack map, ping 500ms, không ghép được trận, giá tướng quá cao... khiến cho AOG dần đi vào quên lãng và chính thức trở thành "dead game" vào đầu năm 2020, khi mà Gamota vẫn chưa kịp mừng sinh nhật một tuổi cho tựa game này.
Tuy đã đóng cửa, song không phải là không có người chơi muốn trải nghiệm lại AOG - Đấu Trường Vinh Quang. Mới đây, một game thủ đã đăng tải phiên bản tiếng Anh của AOG - Đấu Trường Vinh Quang lên một group cộng đồng trên Facebook và nhận xét về những ưu nhược điểm của tựa game này như về map, về tướng, về giá tiền... Thậm chí người chơi này còn đánh giá AOG - Đấu Trường Vinh Quang đạt điểm số 10/10 về đồ họa.
Có vẻ như, nhiều người chơi vẫn chưa từng trải nghiệm AOG phiên bản Việt Nam do Gamota phát hành nên vô hình chung cảm thấy hứng thú, phấn khởi với sự tươi mới mà phiên bản tiếng Anh mang lại, thay vì trải nghiệm Liên Quân Mobile. Nhưng với các game thủ đã từng biết, từng chơi AOG - Đấu Trường Vinh Quang thì tựa game này không có gì quá xa lạ.
"Cái này là Đấu Trường Vinh Quang ngày đó ở Việt Nam mình đó", "Đây là game chết AOG mà bạn tôi, từng về Việt Nam nhưng do thời gian 1 trận lâu quá nên ** ai chơi". Hai trong số các bình luận của game thủ Việt về tựa game này.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, vẫn có nhiều người chơi Việt nhớ đến cái tên AOG - Đấu Trường Vinh Quang, dù tựa game này đã đóng cửa, âu đó cũng là một kỷ niệm đối với ai đã từng chơi, từng mong đợi sản phẩm MOBA đình đám một thời này.
Game MOBA bị người chơi coi là "dead" sắp phát hành chính thức tại Việt Nam bởi NPH chưa từng làm eSports? Tựa game MOBA này được đỡ đầu bởi hai ông lớn "siêu to khổng lồ" nhưng vẫn bị người chơi Việt coi là dead game. Thị phần game MOBA trên nền tảng di động những năm vừa qua là một sân chơi vô cùng khốc liệt mà người "sống" thì ít mà kẻ "chết" thì nhiều. Ví dụ ngay tại thị trường Việt...