Toàn cảnh làn sóng biểu tình của người nông dân trên khắp châu Âu

Theo dõi VGT trên

Nông dân châu Âu đang tổ chức các cuộc biểu tình trên khắp châu lục với máy kéo, máy cày làm tắc nghẽn đường phố và các cửa khẩu, bất mãn trước các chính sách nông nghiệp của khối liên minh.

Toàn cảnh làn sóng biểu tình của người nông dân trên khắp châu Âu - Hình 1
Đường phố Montoyer (Brussels, Bỉ) bị máy kéo chặn trong cuộc biểu tình của nông dân vào ngày 1/2. Ảnh: Getty

“Chúng tôi đã không còn thể kiếm sống bằng nghề của mình nữa”, một người nông dân tại Pháp nói với phóng viên CNN.

Trong khi một số cuộc biểu tình căng thẳng nhất diễn ra ở Pháp, tình hình tương tự cũng diễn ra ở nhiều quốc gia bao gồm Italy, Tây Ban Nha, Romania, Ba Lan, Hy Lạp, Đức, Bồ Đào Nha và Hà Lan.

Các số liệu mới nhất cho thấy nông nghiệp chỉ chiếm 1,4% GDP của EU, nhưng các cuộc biểu tình ở Đông Âu năm ngoái phản đối hàng hoá nhập khẩu giá rẻ của Ukraine – tạo ra sức tắc nghẽn do hành động phong toả kéo dài tại các cửa khẩu biên giới – cho thấy nông dân là bộ phận có khả năng gây ra sự gián đoạn lớn như thế nào. Chính phủ các nước và EU hiện đều chịu sức ép phải dập tắt các cuộc biểu tình mới.

Toàn cảnh làn sóng biểu tình của người nông dân trên khắp châu Âu - Hình 2
Nông dân đổ rác chặn đường cao tốc gần Vesoul, miền Đông nước Pháp. Ảnh: AFP

Chuyện gì đang diễn ra?

Tuần trước, các cuộc biểu tình của nông dân đã gây chấn động ngay trung tâm Liên minh châu Âu, khi họ tiến vào khu vực toà nhà quốc hội ở Brussels ngày 1/2 trong lúc các nhà lãnh đạo EU đang tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lớn về Ukraine. Sau khi cắm trại bên ngoài tòa nhà quốc hội, họ ném trứng, đốt lửa và bấm còi phản đối.

Nông dân Bỉ tập trung ở các cửa khẩu biên giới Zandvliet, Meer và Postel với Hà Lan, gây ra tình trạng chậm trễ.

Tại Pháp, nông dân cũng chặn các đường cao tốc chính dẫn vào thủ đô Paris cũng như các thành phố Lyon và Toulouse. Hàng chục nông dân dựng lều và đốt lửa để giữ ấm khi cố gắng chặn các tuyến đường vào thủ đô.

Ít nhất 91 người đã bị bắt giữ trong ngày 31/1 vì cản trở giao thông và gây thiệt hại gần chợ Rungis phía Nam Paris, một trung tâm phân phối thực phẩm quan trọng. Hugo Auge – một nông dân Pháp – bày tỏ quy định hiện tại “chế nhạo người nông dân và người tiêu dùng”.

Cũng trong ngày 1/2, nông dân Hy Lạp ngồi trên máy kéo đã tuần hành về phía thành phố lớn thứ hai của đất nước là Thessaloniki, với mục đích chặn các tuyến đường quan trọng trong thành phố.

Hình ảnh từ Bồ Đào Nha cho thấy hàng dài xe tải đậu gần biên giới Tây Ban Nha.

Toàn cảnh làn sóng biểu tình của người nông dân trên khắp châu Âu - Hình 3
Nông dân với máy kéo biểu tình tại Cổng Brandenburg ở Berlin, Đức. Ảnh: DPA

Video đang HOT

Tháng trước, các thành phố ở Đức cũng rơi vào tình trạng tắc nghẽn bởi hàng nghìn nông dân biểu tình bất chấp nhiệt độ lạnh giá, gây sức ép cho liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz.

Các tuyến đường tắc nghẽn lớn trải dài khắp các thành phố từ Đông sang Tây bao gồm Hamburg, Cologne, Bremen, Nuremberg và Munich. Mỗi cuộc biểu tình có sự tham gia của hơn 2.000 máy kéo.

Những cuộc biểu tình trên làm gợi nhớ đến hình ảnh các cuộc biểu tình năm ngoái, khi nông dân ở các nước Đông Âu, bao gồm Ba Lan, Romania và Bulgaria, phản đối ngũ cốc nhập khẩu giá rẻ từ Ukraine, khiến giá trong nước giảm và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các nhà sản xuất địa phương.

Người nông dân bức xúc về điều gì?

Nông dân tham gia biểu tình trên khắp EU nói rằng kể từ xung đột Nga-Ukraine, chi phí năng lượng, phân bón và vận tải đã tăng lên. Bên cạnh đó, các chính phủ lại đang tìm cách giảm giá lương thực tăng cao trong bối cảnh lạm phát.

Dữ liệu của Eurostat cho thấy giá mà nông dân nhận được đối với các sản phẩm nông nghiệp của họ đạt đỉnh điểm vào năm 2022 nhưng đã giảm kể từ đó, trung bình giảm gần 9% từ quý III/2022 đến quýIII/2023.

Tại Pháp, kế hoạch của chính phủ nhằm loại bỏ dần việc giảm thuế đối với nhiên liệu diesel như một phần của chính sách chuyển đổi năng lượng rộng hơn cũng khiến người nông dân tức giận.

Hàng nhập khẩu nước ngoài giá rẻ đã thổi bùng ngọn lửa bất mãn, khiến nông dân cho rằng sản phẩm của họ đang bị cạnh tranh không lành mạnh.

Emmanuel Mathé, một nông dân người Pháp sống tại ngôi làng nhỏ Noisy-Rudignon ở Seine et Marne, chia sẻ: “Chúng tôi phải chịu nhiều quy định hạn chế trong sản xuất, trong khi có những sản phẩm đến từ bên ngoài châu Âu cạnh tranh với chúng tôi mà không cần phải áp dụng điều tương tự”.

Nông dân, đặc biệt là ở Đông Âu, tiếp tục bày tỏ sự bất bình về việc hàng nông sản giá rẻ nhập khẩu từ Ukraine, bao gồm ngũ cốc, đường và thịt. Cụ thể, EU đã miễn hạn ngạch và thuế đối với hàng nhập khẩu của Ukraine sau cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Không chỉ vậy, biến đổi khí hậu cũng đang l.àm t.ình hình trở nên trầm trọng hơn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng và hạn hán đang ngày càng ảnh hưởng đến sản xuất.

Các quy định về môi trường của EU cũng là một trong những yếu tố khiến nông dân châu Âu bức xúc. Renaud Foucart, giảng viên kinh tế cấp cao tại Đại học Lancaster ở Anh, chỉ ra Thỏa thuận xanh châu Âu là nguyên nhân chính gây căng thẳng. Thỏa thuận này quy định các biện pháp bao gồm thuế carbon, cấm thuốc trừ sâu, hạn chế phát thải nitơ và hạn chế sử dụng nước và đất. Ông Foucart cho biết nhữngngười nông dân đang cố gắng trì hoãn việc thực hiện các quy định của Thỏa thuận Xanh càng lâu càng tốt.

Bên cạnh những nỗi bức xúc chung, giảng viên Foucart chỉ ra rằng nông dân ở mỗi quốc gia châu Âu đều có những “tâm tư” của riêng mình. “Ở Đức, nông dân phản đối đ.ánh thuế động cơ diesel nên. Ở Hà Lan, vấn đề cụ thể là việc đ.ánh thuế nitơ, ảnh hưởng đến ngành sản xuất lợn và gà. Ba Lan đi đầu trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine nhưng đồng thời nông dân Ba Lan cũng rất tức giận và phong tỏa biên giới để đảm bảo ngũ cốc Ukraine không đến được Ba Lan”.

Toàn cảnh làn sóng biểu tình của người nông dân trên khắp châu Âu - Hình 4
Nông dân biểu tình phong tỏa đường cao tốc A10 gần trạm thu phí Peage de Saint-Arnoult-en-Yvelines ở phía Tây Nam Paris. Ảnh: AFP

EU làm gì để xoa dịu người nông dân?

Ở cấp chung toàn khối, nông dân đã giành được thỏa hiệp từ Brussels vào ngày 31/1, khi EU trì hoãn các quy định yêu cầu người nông dân không được khai thác quá tải đất và hệ sinh thái.

Ủy ban Châu Âu đã đưa ra miễn trừ cho nông dân EU khỏi yêu cầu không khai thác một phần đất đai tối thiểu của họ trong khi cho phép họ giữ các khoản thanh toán hỗ trợ liên quan.

Ở cấp chính phủ, Berlin đã rút lại một phần kế hoạch cắt giảm trợ cấp dầu diesel vào tháng trước. Chính phủ cho biết việc miễn thuế ô tô đối với xe nông nghiệp sẽ được giữ nguyên và việc cắt giảm thuế diesel sẽ được thực hiện so le trong 3 năm. Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn đang kêu gọi việc huỷ bỏ hoàn toàn quy định cắt giảm.

Hy Lạp tuyên bố sẽ gia hạn thời gian giảm thuế đặc biệt đối với dầu diesel nông nghiệp thêm một năm.

Tuần trước, Pháp đã công bố một loạt biện pháp hỗ trợ nông dân sau khi chịu sức ép trước các cuộc biểu tình. Thủ tướng Pháp mới được bổ nhiệm Gabriel Attal cam kết bảo vệ chủ quyền lương thực”và nói rằng Pháp sẽ tăng cường kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu không thủ các quy định chung trong nỗ lực bảo vệ nông dân khỏi sức ép cạnh tranh không lành mạnh.

Thủ tướng Attal cũng tuyên bố phân bổ 150 triệu euro hỗ trợ thuế cho nông dân chăn nuôi lâu dài từ năm nay. Những phản ứng này dường như đạt hiệu quả, khi hai công đoàn nông nghiệp lớn tại Pháp đã kêu gọi người nông dân chấm dứt biểu tình.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Toàn cảnh làn sóng biểu tình của người nông dân trên khắp châu Âu - Hình 5
Nông dân Hà Lan và Bỉ tham gia phong tỏa đường gần cửa khẩu biên giới Arendonk giữa Bỉ và Hà Lan. Ảnh: AFP

Trong khi chính phủ các nước đã đưa ra những nhượng bộ, một số nông dân nói rằng những biện pháp đó là chưa đủ và đang kêu gọi tiếp tục hành động, đặc biệt tháng 6 năm này còn tổ chức cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von Der Leyen đã ủng hộ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 của EU vào năm 2050. Tuy nhiên, bà đang phải đối mặt với sức ép từ chính đảng trung hữu của mình trong việc giảm bớt luật xanh.

Các đảng cực hữu ở châu Âu hy vọng giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử và có thể lợi dụng sự bất bình của nông dân để trục lợi chính trị.

Có thể thấy rõ động cơ này ở Đức, khi đảng cực hữu Giải pháp thay thế cho nước Đức (AfD) tham gia vào các cuộc biểu tình và bày tỏ tình đoàn kết với nông dân.

Trong lịch sử, từng xuất hiện t.iền lệ cho thấy những người nông dân biểu tình có thể hành động nhiều hơn là chỉ xuống đường.

Vào tháng 3/2023, một đảng dân túy Hà Lan đã tổ chức một cuộc bầu cử lớn. Phong trào Nông dân-Công dân hay BoerburgerBeweging (BBB) phát triển từ các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại các chính sách môi trường của chính phủ. Đây hiện là đảng lớn nhất tại thượng viện Hà Lan.

Nguồn cơn khiến người nông dân châu Âu bất bình đổ ra đường biểu tình

Hàng dài máy cày từ khắp nước Đức đã hướng đến Berlin ngày 15/1, đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt cuộc biểu tình của nông dân châu Âu trong thời gian gần đây.

Nguồn cơn khiến người nông dân châu Âu bất bình đổ ra đường biểu tình - Hình 1
Nông dân lái máy kéo tham gia cuộc biểu tình tại Wiesbaden, Đức, ngày 8/1. Ảnh: THX/TTXVN

Nhiều người nông dân chia sẻ rằng họ đang bị dồn vào chân tường bởi các biện pháp mới của Liên minh châu Âu (EU) và chi phí tăng cao. Giá phân bón và nhiên liệu tăng vọt ở châu Âu sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, người nông dân cho biết họ đang đối mặt với sức ép trên khắp lục địa.

Đức là quốc gia châu Âu mới nhất chịu tác động bởi làn sóng phản đối của giới nông dân. Trong tuần trước, người nông dân đã biểu tình, đưa máy cày chặn các lối vào cao tốc, gây gián đoạn giao thông khắp nước Đức. Họ phản đối kế hoạch từ chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz chủ trương xóa bỏ mức giảm thuế với nhiên liệu họ sử dụng. Trong tháng 1, người biểu tình còn bao vây Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck khi ông cố gắng xuống phà trong kỳ nghỉ cùng gia đình.

Tâm tư của người nông dân

Theo tờ Guardian, trong những năm gần đây, nông dân Tây Âu gia tăng đấu tranh quyết liệt chống lại các chính sách bảo vệ hành tinh mà họ cho là tốn kém. Hà Lan là nơi ghi nhận phản ứng dữ dội nhất. Phán quyết của tòa án về lượng khí thải nitơ vào năm 2019 đã châm ngòi cho biểu tình phản đối nỗ lực của chính phủ nhằm đóng cửa các trang trại và cắt giảm số lượng gia súc gia cầm. Thậm chí một đảng chính trị mới đã ra đời vào năm 2019 sau diễn biến này với tên Phong trào Công dân Nông dân theo chủ nghĩa dân túy trọng nông (BBB).

Ở Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp, nông dân cũng thể hiện bất bình về tác động của các kế hoạch cải cách môi trường và chi phí cao. Nông dân Tây Ban Nha đã xuống đường ở Madrid vào tháng 1/2023 sau khi chính phủ công bố kế hoạch hạn chế lượng nước họ có thể lấy từ con sông Tagus bị hạn hán. Tháng 2 cùng năm, nông dân Pháp lái máy cày qua Paris để phản đối lệnh cấm một số loại thuốc trừ sâu.

Ba Lan và các quốc gia Đông Âu khác cũng ghi nhận làn sóng tương tự, mặc dù chúng chủ yếu liên quan đến việc nhập khẩu ngũ cốc giá rẻ của Ukraina vào EU.

Cựu giáo sư tại Đại học Wageningen ở Hà Lan - ông Jan Douwe van der Ploeg nhận thấy những điểm tương đồng quan trọng trong các trường hợp này, đó là bảo vệ hiện trạng. Ông nhận định với kênh DW (Đức) rằng lo ngại thường liên quan đến quyền tiếp tục sử dụng các khoản trợ cấp hoặc duy trì tiêu thụ năng lượng hóa thạch, thuốc trừ sâu. Ông kết luận: "Tất cả đều là những biểu hiện rõ ràng của nền nông nghiệp công nghiệp hóa".

Rủi ro với mục tiêu khí hậu

Trên hết, các quan chức EU lo ngại về nguy cơ phải đẩy lùi các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng đã chuyển thành luật theo Ủy ban châu Âu. EU đặt mục tiêu tổng thể đến năm 2050 đạt mức phát thải "bằng 0". Đối với nông nghiệp, những thay đổi được lên kế hoạch bao gồm giảm 50% lượng thuốc trừ sâu hóa học vào năm 2030.

Với cuộc bầu cử nghị viện châu Âu dự kiến diễn ra vào tháng 6, một số người lo lắng rằng những kế hoạch này sẽ không còn an toàn nếu nghị viện châu Âu nghiêng về cánh hữu. Ông Marco Contiero tại tổ chức Greenpeace phân tích nguy cơ này đã được thể hiện rõ ràng qua diễn biến liên quan đến Luật Phục hồi Thiên nhiên. Đạo luật này được Nghị viện châu Âu thông qua với tỉ lệ sít sao vào năm 2023 sau cuộc phản kháng vào phút chót bởi Đảng Nhân dân châu Âu (EPP). EPP chiếm nhiều ghế nhất trong nghị viện châu Âu muốn đóng vai người bảo vệ lợi ích của nông dân trước kế hoạch trả lại đất nông nghiệp cho môi trường sống tự nhiên. Ông Contiero nói với DW: "Các đảng bảo thủ cũng như nhiều đảng cánh hữu đã quyết định tận dụng các cộng đồng nông nghiệp như một công cụ bầu cử để đạt được kết quả tốt hơn".

Cô Anne-Kathrin Meister thuộc Liên đoàn Thanh niên Nông thôn Đức (BDL) cho rằng ngành nông nghiệp không phản đối cải cách môi trường nhưng cần được hỗ trợ nhiều hơn.

Theo cô, nông dân là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên khi hệ thực vật và động vật bị suy thoái. Tuy nhiên, chi phí môi trường đi kèm với cái giá mà người tiêu dùng cũng phải sẵn sàng chi trả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điện Kremlin nói về điều duy nhất tốt đẹp trong quan hệ Nga-Mỹ thời ông Trump
06:32:52 18/07/2024
Tổng thống Biden lần đầu hé lộ khả năng rút khỏi cuộc đua với ông Trump
08:58:04 18/07/2024
Lật 10 toa tàu chở khách ở Ấn Độ, ít nhất một người t.hiệt m.ạng
20:07:37 18/07/2024
Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ sẽ tham dự điều trần trước Ủy ban Quốc hội
15:35:21 18/07/2024
Thượng nghị sĩ J.D. Vance chấp nhận đề cử làm 'phó tướng' của ông D.Trump
15:23:58 18/07/2024
Boeing đứng trước nỗi lo mới
18:09:17 18/07/2024
Nhật Bản lo ngại ốc sên tuyệt chủng
15:06:24 19/07/2024
Anh xem xét trục xuất người xin tị nạn đến từ các quốc gia 'an toàn'
17:26:53 19/07/2024

Tin đang nóng

DN Nguyễn Thị Như Loan - Mẹ ruột Cường Đô La bị bắt, Hà Hồ có động thái lạ
20:03:16 19/07/2024
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, tiếc thương nhà lãnh đạo toàn dân yêu mến
18:34:15 19/07/2024
Xuân Bắc, Tự Long và đông đảo nghệ sĩ xúc động tiễn đưa NSƯT Phương Nga
20:52:43 19/07/2024
Chưa xác định được tên công ty có công nhân đi bộ về quê vì không được trả lương
19:43:53 19/07/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
18:11:18 19/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra với "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam?
21:06:23 19/07/2024
Em chồng đến nhà tôi ở nhờ một đêm, ngay sáng hôm sau tuyên bố nộp đơn ly hôn làm cả nhà ngã ngửa
20:20:34 19/07/2024
Vụ Hoàng Thùy nghi vấn chèn ép Bùi Quỳnh Hoa: Nhân chứng lên tiếng tung "cú twist" bất ngờ!
18:22:25 19/07/2024

Tin mới nhất

Rơi trực thăng du lịch tại Indonesia

23:08:47 19/07/2024
Những bức ảnh do Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Indonesia công bố cho thấy chiếc trực thăng chở 5 người trên máy bay - bao gồm phi hành đoàn và hành khách - đã đ.âm phải một vách đá vôi.

Houthi thừa nhận gây ra vụ nổ tại thủ đô của Israel

20:19:41 19/07/2024
Sau vụ tấn công, không quân Israel đã tăng cường tuần tra để bảo vệ không phận, trong khi Thị trưởng Tel Aviv, ông Ron Huldai cùng ngày ban bố tình trạng cảnh giác cao độ .

Anh tuyên bố không giúp Ukraine tấn công mục tiêu ở Nga

20:16:54 19/07/2024
Tổng thống Ukraine cũng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên phát biểu trước Nội các Anh kể từ lần phát biểu gần nhất là vào năm 1997 của Tổng thống Mỹ Bill Clinton.

Hà Lan tổ chức tưởng niệm 10 năm vụ rơi máy bay MH17

20:15:56 19/07/2024
10 năm sau vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines ở Ukraine, Hà Lan đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm trang trọng để tưởng nhớ 298 nạn nhân t.hiệt m.ạng.

Huyền thoại hài kịch Bob Newhart qua đời ở t.uổi 94

20:10:57 19/07/2024
Song song đó, Newhart ấp ủ đam mê với hài kịch và bắt đầu theo đuổi nghiệp diễn xuất. Sau đó, ông ký hợp đồng với công ty giải trí và điện ảnh Warner Bros của Mỹ.

Các chuyên gia xác định nguyên nhân gây sự cố dịch vụ đám mây của Microsoft

20:02:07 19/07/2024
Dịch vụ đám mây của Microsoft ngày 19/7 gặp sự cố đã khiến hàng trăm chuyến bay bị hoãn hoặc hủy, trong khi các dịch vụ ngân hàng, truyền thông và các công ty khác trên thế giới cũng buộc phải tạm ngừng hoạt động.

Hỏa hoạn lớn phá hủy 4 nhà kho tại Tây Ban Nha

19:37:07 19/07/2024
Sở cứu hỏa nhận được báo cáo về vụ nổ vào khoảng 9h30 phút sáng 19/7, xảy ra tại một tòa nhà bên trong khuôn viên nơi vận chuyển nhiên liệu sinh khối.

Anh và Pháp tăng cường hợp tác ngăn chặn nạn di cư trái phép

19:19:09 19/07/2024
Hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường hợp tác trong việc kiểm soát tình trạng di cư trái phép và chống lại các băng đảng tội phạm đứng sau các vụ vượt biên bằng thuyền.

Nga không loại trừ triển khai tên lửa hạt nhân đáp trả kế hoạch của Mỹ và Đức

18:42:07 19/07/2024
Ông Ryabkov cho rằng tình hình vẫn khó lường khi các nước phương Tây vẫn kiếm cớ để cáo buộc Nga xâm phạm an ninh của các nước này. Những điều này sẽ không ngăn cản Nga nỗ lực đảm bảo an ninh dọc theo toàn bộ biên giới quốc gia.

UAV qua mặt phòng không Israel, gây ra vụ nổ tại Tel Aviv

17:26:22 19/07/2024
Vào ngày 30/6, IDF thông báo có 18 binh sĩ nước này đã bị thương, trong đó có một người bị thương nặng trong vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái ở cao nguyên Golan.

ISW: UAV của Ukraine gây áp lực lên phòng không Nga

17:25:54 19/07/2024
Hình ảnh vệ tinh thu được gần đây cho thấy lực lượng Nga đã tập trung ít nhất 7 hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Pantsir-1 xung quanh dinh thự của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Valdai, tỉnh Leningrad.

Động đất độ lớn 7,3 tại Chile

16:07:40 19/07/2024
Trung tâm Địa chấn học châu Âu- Địa Trung Hải (EMSC) cho biết chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 128 km dưới lòng đất, cách thành phố Antofagasta 265 km về phía Đông. Không có cảnh báo sóng thần sau động đất.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện hành tinh mới quay ngược, biến hóa đáng sợ

Lạ vui

01:14:28 20/07/2024
Trên hành tinh bí ẩn TIC 241249530b, khí hậu có lúc chỉ như mùa hè trên Trái Đất, có lúc lại hóa địa ngục làm tan chảy cả titan.

Ten Hag lần đầu nói về cuộc đàm phán gia hạn kéo dài 4 tiếng với Man Utd

Sao thể thao

00:18:54 20/07/2024
HLV Erik ten Hag trải qua cuộc họp căng thẳng với ban lãnh đạo Man Utd trước khi đạt thỏa thuận gia hạn hợp đồng thêm một năm.

"Trồng rau trên mái nhà" trở thành xu hướng: Mỗi người thuê 1m2 đất cũng đủ rau ăn cả tuần

Sáng tạo

00:12:33 20/07/2024
Sau vài năm trải qua ảnh hưởng của dịch bệnh, trong thời gian cách ly, mối quan tâm của người dân đối với việc trồng rau ngày càng cao. Tuy nhiên, đó không chỉ là trào lưu mà còn trở thành xu hướng của nhiều người dân ở thành phố lớn.

Chi Pu và danh ca Trung Quốc khoe dáng với áo dài

Phong cách sao

23:53:34 19/07/2024
Nữ diễn viên, ca sĩ Chi Pu và danh ca Trung Quốc Cung Lâm Na cùng diện áo dài, tươi tắn ở Nha Trang. Cả hai quen biết nhau khi Chi Pu tham gia chương trình Chị đẹp đạp gió rẽ sóng ở Trung Quốc năm 2023.

Chia sẻ gây bất ngờ của Phương Oanh và Shark Bình giữa ồn ào

Sao việt

23:13:19 19/07/2024
Phương Oanh tiếp tục chia sẻ công thức nấu ăn và lần này là món gà hầm hạt sen táo đỏ. Mẹ bỉm không để lộ bất cứ dấu hiệu gì liên quan đến những ồn ào hôn nhân gần đây.

Loạt khoảnh khắc vô tình nhưng lại trở thành huyền thoại của dàn mỹ nhân Hoa ngữ

Sao châu á

23:04:29 19/07/2024
Mới đây, một diễn đàn mạng có đăng tải chủ đề tổng hợp những giây phút vô tình nhưng xuất sắc tới mức trở thành huyền thoại của dàn mỹ nhân Hoa ngữ.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của thác Thung (Hoà Bình)

Du lịch

22:53:31 19/07/2024
Vào mùa hè thác Thung thực sự là một điểm du lịch dã ngoại hấp dẫn, khi mùa mưa tới giúp con thác có nhiều nước và cảnh sắc trở nên hùng vĩ.

NSƯT Kim Tuyến, Đoàn Minh Tài làm giám khảo cuộc thi sản xuất phim ngắn

Hậu trường phim

22:36:02 19/07/2024
NSƯT Kim Tuyến, Đoàn Minh Tài cùng ngồi ghế nóng cuộc thi phim ngắn với mong muốn tìm kiếm thế hệ trẻ tiềm năng, triển vọng cho lĩnh vực phim ảnh, truyền thông.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Tin nổi bật

22:03:42 19/07/2024
Tối 19/7, các chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão.

Đang làm việc trong vườn, người đàn ông trẻ phải đi cấp cứu

Sức khỏe

22:00:39 19/07/2024
Do đó, khi gặp các tổn thương do kim khí, người dân nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và lấy dị vật kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nữ ca sĩ có bản hit đạt gần 50 triệu view nhưng cũng... không hiểu mình đang hát cái gì

Nhạc việt

21:59:31 19/07/2024
Cách đây 9 năm, Tóc Tiên tung ra MV Ngày Mai - một sáng tác của nhạc sĩ Lưu Thiên Hương như bước đệm đ.ánh dấu chặng đường nghệ thuật khi từ nước ngoài trở về Việt Nam.