Tòa tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm
Sau hơn một tháng xét xử và nghị án kéo dài, ngày 11/4, TAND TP.HCM sẽ tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Các bị cáo trong vụ án bị truy tố về các tội: Tham ô tài sản; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo buộc, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ( Ngân hàng SCB), bị cáo Trương Mỹ Lan nắm giữ 91,5% cổ phần.
Nắm trong tay SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan đã thao túng toàn bộ hoạt động của ngân hàng này, sử dụng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác, sau đó chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân.
Trong vòng 10 năm, từ 2012 đến 7/10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.
Để thực hiện việc thao túng SCB, bị cáo Lan đã sắp xếp, bố trí những người thân tín vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng này như Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc…
Tại phiên tòa, các bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên của Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) và cháu gái Trương Huệ Vân, đều thừa nhận hành vi phạm tội và khai làm theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan, trong khi bà Lan vẫn một mực phủ nhận tội danh bị cáo buộc.
Bị cáo khai, bản thân chỉ nắm giữ 4,9% cổ phần SCB, 2 người con gái mỗi người 5% và 30% là của cổ đông nước ngoài; các bạn bè ở Việt Nam nắm 30%.
Về cáo buộc đưa người thân tín vào SCB nắm giữ các chức vụ quan trọng, bà Lan khẳng định, những người ở SCB không phải thân tín của mình.
Video đang HOT
Trong phần luận tội, đại diện VKS cho rằng, bị cáo Trương Mỹ Lan có vai trò chủ mưu, cầm đầu nhưng không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, ngoan cố, đổ lỗi cho nhân viên cấp dưới, không ăn năn hối cải… nên cần loại ra khỏi đời sống xã hội vĩnh viễn.
Vì vậy, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Lan mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”; từ 19-20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”; mức án 20 năm tù tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt là tử hình.
Bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Trương Mỹ Lan) thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Bị cáo khai ký các văn bản theo chỉ đạo của vợ.
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo của SCB và cháu gái bị cáo Lan là Trương Huệ Vân đều khai làm theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.
Trong quá trình tranh luận, xét thấy nhiều bị cáo ăn năn hối cải, tác động gia đình khắc phục thêm hậu quả nên đại diện VKS đã đề nghị giảm án cho 22 bị cáo, trong đó có bị cáo Trương Huệ Vân, Chu Lập Cơ và Nguyễn Cao Trí.
Riêng bị cáo Trương Mỹ Lan và Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra – giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước), VKS vẫn giữ nguyên quan điểm như truy tố, nhấn mạnh 2 bị cáo này không thành khẩn.
Bị cáo Trương Mỹ Lan xin chuyển 1.350 tỷ cho Trương Huệ Vân khắc phục hậu quả
Bà Trương Mỹ Lan làm đơn đề nghị Hội đồng xét xử cho phép được chuyển 1.350 tỷ đồng sang cho Trương Huệ Vân và 300 tỷ đồng cho ông Chu Lập Cơ để 2 bị cáo này khắc phục hậu quả.
Sáng ngày 21/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm.
Trước khi các luật sư tiếp tục bào chữa cho các bị cáo, HĐXX thông báo vừa nhận được đơn của bà Trương Mỹ Lan. Trong đơn bà Lan đề nghị được chuyển 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí nộp trả và 350 tỷ đồng của cá nhân khác trả cho bà, sang cho cháu gái là Trương Huệ Vân để Huệ Vân khắc phục hậu quả.
Bà Lan cũng đề nghị được chuyển 300 tỷ đồng từ số tiền bán tài sản của mình sang cho chồng là Chu Lập Cơ để ông này khắc phục hậu quả.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sáng 21/3. Ảnh: Nguyễn Huế
Bào chữa cho bị cáo Chu Lập Cơ, luật sư không tranh luận về tội danh mà bị cáo bị truy tố. Tuy nhiên, luật sư cho rằng bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng nhưng mức án VKS đề nghị từ 10 - 11 năm tù là quá nghiêm khắc.
Theo luật sư, để hợp nhất 3 ngân hàng, bà Lan phải kêu gọi đầu tư, vận động người thân, tìm nguồn tài chính đưa vào tái cơ cấu, trong đó có tòa nhà Time Square là tài sản của chồng mình. Tại tòa, lời khai của những người liên quan đều cho thấy bà Lan có rất nhiều tài sản nên ông Cơ tin tưởng, đồng ý cho bà Lan mượn để thế chấp.
"Ngoài việc ông Cơ giúp vợ thì còn muốn tham gia để tránh sự sụp đổ của 3 ngân hàng, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế lúc bấy giờ. Việc chồng cho vợ mượn tài sản là việc hết sức bình thường. Bản thân ông Cơ cũng không nhất thiết phải theo dõi quá trình sử dụng tài sản vì tin tưởng hoàn toàn vào vợ.
Bên cạnh đó, trước khi đặt bút ký giấy tờ cho mượn tài sản thế chấp thì ông Cơ cũng tin tưởng vào hệ thống văn phòng, tin tưởng tuyệt đối vợ mình", luật sư trình bày.
Các luật sư tham dự phiên tòa. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo luật sư, tòa nhà Time Square là tài sản của bị cáo Chu Lập Cơ nên việc định giá không đúng sẽ ảnh hưởng đến uy tín, tâm lý bị cáo; bị cáo không có hành vi cố ý, không hưởng lợi từ hành vi ký giấy tờ để vợ mang tài sản đi thế chấp.
Luật sư cũng nêu, ông Cơ có nhiều tình tiết giảm nhẹ như cùng gia đình đã tài trợ cung cấp thuốc men, vắc-xin, cơ sở vật chất trong đại dịch Covid-19. Ông Cơ có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, được nhận nhiều bằng khen. Bị cáo rất thành khẩn, ăn năn trước hành vi của mình dù chỉ cho mượn tài sản, có nguy cơ mất trắng khối tài sản nhưng vẫn day dứt do hành vi của mình nên đã có đơn xin tự nguyện khắc phục hậu quả.
Quang cảnh phiên xét xử. Ảnh: Nguyễn Huế
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Chu Lập Cơ nói: "Tôi xem Việt Nam như là quê hương thứ hai của mình. Tôi đồng ý cho mượn tài sản để tham gia vào tái cấu trúc Ngân hàng SCB. Bị cáo ký vào các văn bản nhưng không phải là người đi vay".
Về phần bào chữa cho bị cáo Trương Huệ Vân, luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc các yếu tố dẫn đến hành vi phạm tội cũng như mức độ hành vi mà bị cáo Vân gây nên.
Theo luật sư, bị cáo Vân đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như cáo trạng truy tố và tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng để làm rõ vụ án.
Luật sư không tranh luận về tội danh "Tham ô tài sản" mà Trương Huệ Vân bị cáo buộc. Tuy nhiên, luật sư cho rằng bản chất hành vi phạm tội của Vân chỉ là đồng phạm, giúp sức, bị cáo nhận chỉ đạo từ bà Trương Mỹ Lan. Bị cáo Vân hoàn toàn tin tưởng vào bà Lan, được bà Lan nuôi ăn học từ nhỏ, gọi bà Lan là mẹ, nên bị cáo luôn nghe lời, lệ thuộc hoàn toàn vào bà Lan.
Theo luật sư, trước đây Vân được giao điều hành những công ty có hoạt động kinh doanh thực. Cho đến năm 2021, khi Vạn Thịnh Phát mua lại Công ty Cổ phần Lavifood, bà Lan giao cho Vân điều hành trực tiếp. Từ đó, Vân thuê Nguyễn Phi Long về làm tổng giám đốc để quản lý công ty. Sau đó, Vân chỉ tiếp nhận ý chí chỉ đạo của bà Lan rồi chỉ đạo lại cho Long thực hiện.
Bị cáo Chu Lập Cơ (chồng của bà Trương Mỹ Lan). Ảnh: Nguyễn Huế
Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX phân hóa rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Trương Huệ Vân, bị cáo không làm việc trực tiếp với Ngân hàng SCB nên không thể biết rõ các sai phạm liên quan.
Theo luật sư, mức án 19 - 20 năm tù mà VKS đề nghị đối với bị cáo Vân là quá nghiêm khắc.
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Trương Huệ Vân thừa nhận bản thân thiếu hiểu biết pháp luật nên đã phạm tội. Bị cáo mong nhận được sự khoan hồng để được sớm trở về.
Ngoài ra, bị cáo Vân cũng xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho 2 bị cáo Nguyễn Phi Long và Đặng Quang Nguyên, nguyên là thuộc cấp của Vân.
Bà Trương Mỹ Lan xin HĐXX chuyển 1.000 tỷ đồng mà ông Nguyễn Cao Trí trả vào SCB Trình bày tại tòa, bà Trương Mỹ Lan mong muốn HĐXX giúp chuyển 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí hoàn trả cho bà để đưa vào Ngân hàng SCB vì SCB đang rất cần tiền, giải quyết kinh tế tài chính. Ngày 12/3, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục với phần xét...