Tọa đàm tìm giải pháp thiết thực giáo dục lối sống cho học sinh
Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh, trường THPT Lê Hồng Phong ( TX Phổ Yên, Thái Nguyên) vừa tổ chức tọa đàm, tìm ra các giải pháp thiết thực.
Trường THPT Lê Hồng Phong (TX Phổ Yên, Thái Nguyên) tọa đàm, tìm giải pháp giáo dục lối sống cho học sinh
Tại cuộc tọa đàm, cán bộ chủ chốt cùng các giáo viên chủ nhiệm của nhà trường đã nêu ra nhiều vấn đề, phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp bám sát vào tình hình thực tiễn tại trường.
Các ý kiến tập trung vào một số vấn đề nổi bật trong giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh, như: Nguyên nhân xã hội và xu thế tâm lí, ứng xử của học sinh; Tác động của công nghệ thông tin và mạng xã hội; Mối quan hệ tương tác giữa nhà trường với gia đình…
Ông Đào Quang Thành, Trưởng phòng Chính trị, Tư tưởng và Pháp chế – Sở GD&ĐT Thái Nguyên phát biểu tại chương trình tọa đàm
“Nhà trường muốn nghe các ý kiến trao đổi, chia sẻ tâm huyết từ các thầy cô – những người trực tiếp, thường xuyên tiếp cận, tương tác trong các hoạt động giáo dục học sinh, từ đó lên ý tưởng và tìm ra những cách làm thiết thực. Các thầy cô cần chú ý gắn nội dung giáo dục đạo đức lối sống vào các môn học sao cho tự nhiên, phù hợp, đặc biệt cần bám sát vấn đề không gian mạng để kịp thời nắm bắt được tình hình học sinh” – thầy giáo Nguyễn Xuân Bách, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.
Theo kế hoạch, nhà trường sẽ tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm như: Lồng ghép vào bộ môn và các hoạt động ngoại khóa; Tăng cường tương tác với phụ huynh học sinh; Tập trung vào kế hoạch giáo dục “4 lễ phép”, “5 thân thiện”, “3 trung thực”, “12 trách nhiệm”.
Video đang HOT
Không khí thân thiện, tích cực của thầy cô và học trò trường THPT Lê Hồng Phong (TX Phổ Yên, Thái Nguyên)
Ông Đào Quang Thành, Trưởng phòng Chính trị, Tư tưởng và Pháp chế – Sở GD&ĐT Thái Nguyên nhấn mạnh: “Giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh là trách nhiệm toàn xã hội, nhưng nhà trường và thầy cô giáo là tiên phong, trực tiếp. Vấn đề này muốn đạt hiệu quả thì không thể thông qua mệnh lệnh, mà phải thông qua các hoạt động thiết thực hằng ngày, để có thể thấm vào học sinh một cách tự nhiên”.
Giáo dục đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục là một nhiệm vụ đang được ưu tiên tập trung của ngành giáo dục Thái Nguyên. Theo đó, trong kế hoạch cụ thể, mục tiêu đáng chú ý đã đặt ra là xây dựng nét phong cách nổi bật của học sinh tỉnh Thái Nguyên: Lễ phép; Thân thiện; Trung thực; Trách nhiệm.
Thái Nguyên: Tạo nét đẹp trong văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên
"Lễ phép, thân thiện, trung thực và trách nhiệm" - đó là những nội dung cốt lõi mà ngành giáo dục Thái Nguyên đang hướng tới xây dựng phong cách nổi bật của học sinh tỉnh nhà.
Một diễn đàn giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử tại trường THPT Lương Ngọc Quyến (TP Thái Nguyên).
Xây dựng "Thông điệp nhà trường"
Điểm nhấn trong công tác giáo đục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh giai đoạn 2021 - 2025 của Thái Nguyên là xây dựng cho được nét phong cách nổi bật của học sinh tỉnh nhà: Lễ phép, thân thiện, trung thực và trách nhiệm.
Theo đó, một trong những nội dung đang được ngành giáo dục Thái Nguyên quan tâm là việc xây dựng "Thông điệp nhà trường". Mỗi đơn vị trường học đều xây dựng thông điệp nhà trường phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học và đặc điểm đơn vị. Thông điệp nhà trường phải hàm chứa những nội dung cốt lõi nhằm giáo dục học sinh có lễ phép, thân thiện, trung thực, trách nhiệm.
Thông điệp nhà trường của mỗi một đơn vị, cơ sở giáo dục có thể tập trung vào một số nội dung mang tính định hướng sau: "5 xin" trong giao tiếp (Xin chào; Xin phép; Xin lỗi; Xin góp ý; Xin cảm ơn); "5 luôn" khi tiếp xúc (Luôn dạy tốt, học tốt; Luôn mỉm cười thân thiện; Luôn nhẹ nhàng, lịch thiệp; Luôn thấu hiểu, chia sẻ; Luôn nhiệt tình, giúp đỡ).
Game show "Dân ta phải biết sử ta" tại Thái Nguyên thu hút đông đảo học sinh các nhà trường tham gia.
Bên cạnh đó còn là thông điệp "5 không" khi ở trường (Không mang vũ khí, chất dễ gây cháy nổ, thuốc lá, các chất gây nghiện đến trường; Không mang dụng cụ, thiết bị ra ngoài phòng học; Không vứt rác bừa bãi, không mang quà bánh lên khu vực lớp học;
Không nói tục chửi bậy; Không mất trật tự, không làm việc riêng trong giờ học); "3 nhớ" và "1 đừng quên" trước khi ra về (Nhớ lau sạch bảng sau mỗi giờ học và cuối buổi học; Nhớ thu gom rác, phế thải để đúng nơi quy định; Nhớ kê lại bàn ghế, đồ dùng trong phòng; Đừng quên tắt các thiết bị điện trước khi ra về).
"Ngay trong năm học 2021 - 2022, các đơn vị trường học sẽ xây dựng và giới thiệu mô hình tiêu biểu về giáo dục đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử trong trường học trong từng cấp học; lựa chọn, xây dựng mô hình phù hợp với đặc điểm của địa phương, đơn vị và phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, báo cáo về cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện mô hình", Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên trao đổi.
Cô giáo và học sinh trường PT Dân tộc nội trú THCS Đại Từ đón các em lớp 6 đầu cấp vào trường
Sinh động hóa các hoạt động giáo dục
"Chúng em được các thầy cô giáo, các anh chị và bạn bè trong trường nhắc nhở thường xuyên việc thực hiện tốt nội quy. Được học tập trong một môi trường chuẩn mực, thân thiện, em cảm thấy rất tự hào và yên tâm về ngôi trường của mình".
Nguyễn Thị Thu Uyên, học sinh lớp 12, trường THPT Lương Ngọc Quyến
Để hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống trở nên sinh động, hấp dẫn với học sinh, ngành giáo dục Thái Nguyên đã xây dựng một số hoạt động thiết thực, cụ thể: Mỗi cán bộ đảng viên giáo viên xây dựng một nội dung, nhận một địa chỉ giúp đỡ học sinh; Xây dựng kế hoạch lồng ghép trong dạy học chính khóa, ngoại khóa các nội dung tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh"; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, biểu dương, khen thưởng, giới thiệu tấm gương, mô hình tốt kịp thời...
Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, giáo dục Lý luận chính trị theo hướng tiếp cận tự nhiên, tránh giáo điều, cứng nhắc, Phòng GD&ĐT Đại Từ đã hướng dẫn các trường tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đa dạng hóa các hình thức giáo dục cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, kết hợp với vui chơi, thực hành (hoạt động tập thể, lao động, vệ sinh trường lớp, hoạt động xã hội...).
Tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ, nhà trường đã xây dựng riêng một bộ quy tắc ứng xử, với các tiêu chí rèn luyện phù hợp với các em học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó đề cao yếu tố thân thiện, gắn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều hình thức giáo dục đã phát huy hiệu quả tốt, như: Kể chuyện đạo đức ứng xử đầu giờ; Giúp đỡ học sinh lớp 6 đầu cấp mới xa nhà nhanh chóng ổn định và hòa nhập...
Thầy và trò trường THPT Lương Ngọc Quyến (TP Thái Nguyên) thăm hỏi, tặng quà, tri ân gia đình có công với cách mạng.
"Các em học tập và sinh hoạt ở đây được thầy cô rèn luyện cho tác phong tự giác, tự lập, thân thiện, biết yêu thương chia sẻ. Nhờ đó, giữa học trò với giáo viên, giữa học trò với nhau, tất cả đều giữ một mối quan hệ thân thiết, gắn bó" - cô giáo Chu Thị Lan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Đối với trường THPT Lương Ngọc Quyến, các thầy cô giáo đã lồng ghép vào các hoạt động giáo dục với bộ tiêu chí 21 nội dung về giáo dục lễ phép, thân thiện, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời, vấn đề phòng ngừa bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong nhà trường được đặc biệt chú trọng.
Theo thầy giáo, Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Hà trao đổi, nhà trường không chỉ duy trì việc thực hiện tốt nội quy nền nếp, rèn luyện kỹ năng sống cho học trò, mà còn vận động các thầy cô giáo thường xuyên gần gũi, sát sao, nắm bắt tâm tư hoàn cảnh để động viên, giúp đỡ, giáo dục học sinh.
Trưởng thành từ hoạt động trải nghiệm Những năm qua, ngoài giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, các nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để tạo môi trường học tập lành mạnh, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Học sinh Trường THPT Yên Khánh A trong giờ sinh hoạt ngoại khóa. Giáo dục đạo đức qua giờ sinh...