Tòa cấp huyện không được “xử” chủ tịch UBND huyện?
Những vụ khiếu kiện quyết định hành chính UBND cấp huyện và hành vi hành chính của chủ tịch UBND huyện sẽ do TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm.
Đó là một trong những nội dung gây tranh luận nhiều tại tọa đàm về dự thảo Luật tố tụng hành chính sửa đổi do TAND tối cao tổ chức tại TP.HCM ngày 11/4.
Theo Viện Khoa học xét xử TAND tối cao, tỉ lệ án hành chính sơ thẩm bị hủy án, sửa án là 4-5%/năm, cao gấp 4-5 lần so với các loại án khác.
Đa số quyết định, hành vi bị khiếu kiện của UBND cấp huyện và chủ tịch UBND huyện thuộc lĩnh vực quản lý đất đai, thường rất khó và phức tạp. Vì vậy, dự thảo giao những vụ việc thuộc loại này cho TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu tham dự tọa đàm (các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế trở vào phía Nam) cho rằng nên giữ thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của TAND cấp huyện theo quy định hiện hành, tức được giải quyết sơ thẩm các vụ khiếu kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính của UBND cũng như chủ tịch UBND huyện.
Các thẩm phán cho rằng tòa cấp huyện xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên không ngại xét xử UBND hoặc chủ tịch UBND huyện thua kiện. Nếu đưa các vụ việc này lên tòa án cấp tỉnh là bất lợi hơn cho dân, làm khó người dân, buộc dân phải đi xa hơn, cực nhọc hơn.
Việc án hành chính sơ thẩm bị hủy, sửa nhiều do thẩm phán ở cấp huyện chưa đủ năng lực chứ không phải do thẩm phán “sợ” UBND huyện hay huyện ủy.
“Nếu dân dám kiện chủ tịch UBND huyện mà thẩm phán không dám “xử” thì sao dân tin được. Thẩm phán đại diện cho công lý, nhân danh Nhà nước mà không “đụng” được tới chủ tịch huyện thì ai làm được. Tôi đề nghị để TAND cấp huyện giải quyết sơ thẩm các vụ kiện này là hợp lý” – đại biểu đến từ TAND tỉnh Long An nêu ý kiến.
Video đang HOT
Bà Trịnh Thị Thanh Bình, chánh án TAND tỉnh Bến Tre, góp ý: “Có trường hợp quyết định của cơ quan hành chính sai nhưng đã được cưỡng chế thực hiện rồi. Khi bản án tuyên thì cơ quan thua kiện không chịu trách nhiệm về việc khắc phục hậu quả.
Huyện ủy mời tất cả các cơ quan, ban ngành họp nhưng không bàn ra cách giải quyết. Tôi kiến nghị buộc cơ quan ra quyết định trái pháp luật phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, thi hành án theo bản án của tòa tuyên”.
Các đại biểu đến từ TAND các tỉnh khác cũng than phiền hiện nay luật không quy định cơ quan nào thi hành án hành chính. Một bản án hành chính có hiệu lực pháp luật, cơ quan hành chính “thua kiện” không chịu thi hành án thì không ai làm được gì cả.
Rốt cuộc người dân bị xâm phạm quyền lợi, vác đơn đi kiện, kiện được rồi kết quả cũng không được gì. Ông Huỳnh Văn Hạnh, giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, đề nghị phải có quy định (có thể là pháp lệnh) về việc thi hành án hành chính như quy định về thi hành án dân sự hoặc hình sự hiện nay./.
Theo Ngọc Hà
Theo_VOV
Tòa tuyên 'người bị súng công an xã nổ bị thương' vô tội
Trong hai ngày 7-8.4, TAND TP. Cà Mau (Cà Mau), mở phiên xét xử sơ thẩm vụ "chống người thi hành công vụ" đối với bị cáo Huỳnh Nhật Quang (33 tuổi, ngụ ấp Tân Thạnh, H. Giá Rai, Bạc Liêu).
Quang cảnh phiên tòa - Ảnh: Gia Bách
Theo cáo trạng, khoảng 23 giờ 30 phút ngày 4.2.2013, trong lúc lực lượng Công an xã Tắc Vân (TP.Cà Mau) tuần tra đã phát hiện mô tô BKS 94R1- 1464 do Phan Chí Nguyện điều khiển vi phạm luật giao thông đường bộ nên lực lượng làm nhiệm vụ dừng xe lập biên bản xử lý hành chính.
Trong lúc lập biên bản, Quang đến xin ông Dương Chí Dũng (thời điểm đó là Phó trưởng Công an xã Tắc Vân) khỏi lập biên bản thì ông Dũng từ chối. Bị từ chối, Quang dùng lời lẽ thô tục nhục mạ lực lượng làm nhiệm vụ nên được mời về trụ sở làm việc.
Quang không chấp hành mà dùng nón bảo hiểm đánh vào đầu ông Nguyễn Trường Cữu, là cảnh sát khu vực.
Trước hành động quá khích của Quang, lực lượng làm nhiệm vụ còng tay, khống chế giải Quang về trụ sở. Trên đường đi, Quang tiếp tục la lối, chửi lực lượng làm nhiệm vụ. Khi vào trụ sở, Quang tiếp tục chửi và xô đẩy bàn ghế và xe tại trụ sở làm việc. Ông Dũng đến giải thích thì Quang không nghe mà xông đến đánh ông Dũng nên ông này định nổ súng cảnh cáo. Trong lúc đó, Quang lao tới và trúng má phải của Quang, gây thương tích 8%.
Tại phiên tòa, Quang không thừa nhận mình chống người thi hành công vụ vì lực lượng Công an xã đề nghị bị cáo xuất trình giấy tờ xe để kiểm tra, là thi hành công vụ không đúng vì xe của Quang không vi phạm luật giao thông.
Đại diện Viện KSND cho rằng do Quang chửi lực lượng làm nhiệm vụ nên lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra giấy tờ để xử lý hành chính về hành vi này.
Tuy nhiên, theo HĐXX, sau khi lực lượng làm nhiệm vụ đã thực hiện hoàn tất công việc xử lý vi phạm của Nguyện, lực lượng đã đi chỉ còn lại Phan Văn Mến (cảnh sát khu vực). Lúc này, Quang có lời nói xem thường vai trò, trách nhiệm của lực lượng Công an xã. Lời Quang nói là sai nhưng không làm cản trở việc xử lý Nguyện và cũng không ép buộc ai trong tổ công tác thực hiện hành vi trái phép về việc xử lý đối với Nguyên hay xử lý một công vụ nào khác.
Xuất phát từ câu nói của Quang, Mến đã đề nghị Quang xuất trình giấy tờ xe để kiểm tra, Quang không đồng ý nên giữa Quang và Mến cự cãi nhau và Mến yêu cầu ông Dương Chí Dũng quay lại. Khi quay lại, ông Dũng nghe Mến thuật lại câu chửi của Quang, ông Dũng ra lệnh cho Mến kiểm tra giấy tờ xe và giấy tờ tùy thân của Quang. Cho rằng mình không vi phạm nên Quang không đồng ý cho kiểm tra giấy tờ.
Luật sư bào chữa cho Quang cho rằng việc lực lượng đề nghị Quang xuất trình giấy tờ để kiểm tra là thực hiện không đúng quy định của pháp luật nên phản kháng của Quang không phải chống người thi hành công vụ. Viện KSND lại cho rằng, do lời nói xúc phạm danh dự lực lượng làm nhiệm vụ nên lực lượng kiểm tra giấy tờ là để áp dụng biện pháp xử lý hành chính là hoàn toàn đúng.
Tại tòa ông Dũng mới nói rõ láy do lực lượng kiểm tra giấy tờ là mục đích tiến hành phạt hành chính. Còn tất cả lời khai của các nhân chứng với cơ quan CSĐT và những chứng khác đều không có sở chứng minh rõ ràng cụ thể việc lực lượng tiến hành kiểm tra giấy tờ và giấy tờ tùy thân của Quang là nhằm mục đích gì, lý do gì? Trong khi suốt quá trình phản kháng Quang cho rằng mình không vì phạm nhưung không có chứng cứ để chứng minh là lực lượng giải thích cho Quang biết lý do, mục đích kiểm tra. Nếu cho rằng tiến hành xử phạt hành chính Quang, th2i theo pháp luật hiện hành hành vi này của Quang được thực hiện theo thủ tục đơn giản.
Những lời khai của Dũng, Mến Cữu, các nhân chứng và cả Quang đều xác định Dũng ra lệnh kiểm tra giấy tờ. Mến đề nghị Quang xuất trình giấy tờ xe để kiểm tra chứ không phải xuất trình giấy tờ để tiến hành ra quyết định xử phạt hành chính hay xuất trình giấy tờ để lập biên bản. Đồng thời không có chứng cứ nào để chứng minh là lực lượng có cho Quang biết là việc Quang chửi lực lượng là đã vi phạm hành chính nên lực lượng tiến hành xử phạt hành chính đề nghị Quang chấp hành,
Tại phiên tòa, ông Dũng cho rằng do cơ quan điều tra hỏi vấn đề gì, thì anh trình bày vấn đề đó nên ông không thể trình bày chi tiết từng hành vi cụ thể, từng câu khẩu lệnh của ông và lực lượng như trình bày tại phiên tòa. Lời của ông Dũng là không có cơ sở chấp hành vì tại biên bản ghi lời khai của anh và những người khác do điều tra viên và kiểm sát viên ghi đều có đề nghị người khai trình bày cụ thể diễn biến nội dung sự việc xảy ra. Nhưng các thực hiện như khai tại phiên tòa, mặt khác lời khai tại cơ quan điều tra lại phù hợp với logic diễn biến chuỗi sự việc.
Từ đó, HĐXX cho rằng, hành vi phản kháng của Quang không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ.
Trong phần luận tội của mình, đại diện Viện KSND TP.Cà Mau giữ quyền công tố tại phiên tòa đề nghị mức án đối với Quang là 6 đến 9 tháng tù giam. Nhưng từ những nhận định trên, HĐXX tuyên hành vi của Quang không phạm tội chống người thi hành công vụ.
Trong một diễn biến khác, đối với thương tích của Quang do ông Dũng gây ra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau ra quyết định không khởi tố vụ án. Qua xem xét, TAND TP.Cà Mau trả hồ sơ cho Viện KSND cùng cấp đề nghị cho điều tra bổ sung mới có đủ cơ sở kết luận nhưng không được chấp nhận. HĐXX kiến nghị Viện KSND tỉnh Cà Mau cần xem xét lại quyết định không khởi tố vụ án.
Trước đó, vào ngày 19.2.2012, Cơ quan CSĐT Công an TP. Cà Mau khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối Huỳnh Nhật Quang về hành vi "Chống người thi hành công vụ" và Quang bị bắt tạm giam 15 ngày, được người nhà bão lãnh tại ngoại đến ngày ra tòa.
Gia Bách
Theo Thanhnien
Nguyên Tổng giám đốc ALC II "biến" tàu trăm triệu thành 130 tỷ chối tội tham ô Hôm nay (6/4), Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã xét xử vụ "tham ô tài sản" nâng khống con tàu lặn giá từ trăm triệu lên 130 tỷ đồng do Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám độc công ty cho thuê tài chính II - tức Cty ALC II) và đồng phạm thực hiện. Trước đó, vào tháng 9/2014, cấp...