Tổ chức triển khai giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2018
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương vừa ký ban hành Kế hoạch giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2018.
ảnh minh họa
Kế hoạch nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN), góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
Theo đó, cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP&AN Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tham mưu giúp Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về công tác GDQP&AN, chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (BDKTQP&AN) cho các đối tượng.
Đặc biệt là 504 trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn giao về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từ 1/1/2017 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 3/9/2016 của Chính phủ.
Các bộ, ngành trung ương và Hội đồng GDQP&AN các cấp rà soát, nắm số lượng, phân loại các đối tượng, xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức BDKTQP&AN cho các đối tượng theo quy định.
Video đang HOT
Các bộ, ngành trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về GDQP tiếp tục triển khai xây dựng các trung tâm GDQP&AN theo Quyết định 161/QĐ-TTg ngày 30/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống trung tâm GDQP&AN giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng liên quan khảo sát các trường nghề trong quân đội, đề xuất với Chính phủ chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ thành các trung tâm GDQP&AN để thực hiện GDQP&AN cho sinh viên.
Ban Thường trực Hội đồng GDQP&AN Trung ương chỉ đạo, đôn đốc các quân khu, địa phương thường xuyên củng cố, kiện toàn hội đồng GDQP&AN các cấp, đảm bảo đủ số lượng, đúng thành phần theo quy định; duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nhất là chất lượng các phiên họp hội đồng và thực hiện tốt việc kiểm tra công tác GDQP&AN theo kế hoạch ở tất cả các cấp.
Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP&AN Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra công tác GDQP&AN các Trung tâm GDQP&AN thuộc Đại học Thái Nguyên và các trường:
Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ; kiểm tra, khảo sát, chấn chỉnh các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được giao quyền tự chủ môn học GDQP&AN theo các điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì đưa vào liên kết với trung tâm GDQP&AN hoặc trường quân sự cấp tỉnh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Lấy nhau 6 năm, chồng có tới 3 đứa con riêng
Anh nói không có con thì xin con nuôi cũng được.Chị lại trăn trở. Anh vốn dĩ khỏe manh, sao phải xin con nuôi chứ. Chị động viên anh ra ngoài kiếm con.
ảnh minh họa
Dắt tay 3 đứa trẻ bước đi trên đường, khuôn mặt chị nở nụ cười rạng rỡ. Cả 3 đứa trẻ đều tíu tít hỏi chị rất nhiều điều khiến chị vui lắm. Chúng thật là thông minh, chị nghĩ như vậy. Và chị hạnh phúc khi được làm mẹ của chúng, mặc dù...
Vừa về đến ngõ, vài người đã lao ra chỉ trỏ chị:
-Làm giám đốc, một đống tiền của sao không tự đẻ con mà nuôi mà lại chấp nhận đi nuôi con riêng của chồng chứ. Có khi không biết đẻ cũng nên nên mới phải chấp nhận như vậy.
Từng câu từng chữ chị đều nghe rõ mồn một nhưng hình như chị chẳng quan tâm mấy thì phải. Nụ cười vẫn cứ nở trên môi, họ có nói thì vẫn cứ nói đi, miệng họ gắn trên mặt họ mà, chị cấm làm sao được. Chị hiểu những việc mà chị đang làm. Với chị nó hoàn toàn là đúng đắn, chẳng có gì sai trái ở đây cả. Phụ nữ người ta nói rồi, giống như hạt mưa sa, hạt rơi xuống giếng, hạt ra ruộng cày. Chị nói ra ở đây không phải để than thân trách phận, chị nói ra ở đây là để ám chỉ rằng phụ nữ mỗi người một phận, chẳng ai giống ai. Chị sống làm sao để không hổ thẹn với lương tâm của chị là được. Còn những chuyện khác không quan trọng.
(Ảnh minh họa)
Chị và anh kết hôn cũng đã được 6 năm rồi. Anh chị cũng đã có 1 công ty riêng, anh làm chủ tịch hội đồng quản trị còn chị là giám đốc. Mọi người ai cũng nức nở anh chị thật giỏi. Hạnh phúc như vậy là không ai sánh bằng. Cho đến khi cưới nhau một thời gian quá lâu rồi mà chị vẫn không có con. Đương nhiên chuyện này chẳng ai được biết ngoài anh chị. Chị đã không ít lần muốn ly hôn để giải phóng cho anh nhưng anh không đồng ý. Anh nói không có con thì xin con nuôi cũng được.Chị lại trăn trở. Anh vốn dĩ khỏe manh, sao phải xin con nuôi chứ. Chị động viên anh ra ngoài kiếm con.
Và cả 3 đứa trẻ kia đều là con riêng của anh với những người đàn bà khác nhau. Thật khó mà tin hơn khi chính chị là người đã tìm những người đàn bà ấy cho anh. Chị không sinh được con cho anh thì để người khác sinh con cho anh. Và những người đàn bà đó sau khi sinh xong, đều đưa lại con cho chị chăm sóc. Không phải vì tham tiền mà vì họ quá khâm phục, quá nhẫn nhịn, quá bao dung. Hiếm có người vợ nào được như chị. Họ nghĩ rằng, ở với chị, con cái họ sẽ được nuôi dạy đầy đủ, tử tế. Với lại, chị thực sự khiến cho họ cảm động. Một người phụ nữ dám hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình để bảo vệ tình yêu của mình với chồng, giúp chồng hoàn thành trách nhiệm của mình với gia đình, dòng họ.
Tự tay họ sau khi sinh xong đã chẳng ngần ngại mà trao con cho chị. Chị rơi nước mắt, cảm ơn họ rất nhiều. Chị hạnh phúc như chính chị vừa trải qua cơn vượt cạn vậy.
Và đúng 10 năm sau...
Khi những đứa trẻ đã trở nên hiểu biết rồi thì chúng thông minh vô cùng. Tất cả đều nhờ 1 tay chị chăm sóc. Chúng cũng biết rõ chị không phải mẹ đẻ của chúng nhưng cái cách mà chị chăm sóc cho chúng lại khiến chúng cảm động. Từng ly từng tý một, ngay cả khi chúng đau ốm, bệnh tật. Nhiều lúc mệt mỏi vì chăm con của người khác với chồng mình, chị cũng tủi thân ghê lắm. Nhưng lũ trẻ đã 1 tiếng gọi mẹ thì chúng mãi mãi là con của chị. Dù có thế nào, chị cũng phải yêu thương, chăm sóc và bảo vệ cho chúng.
Còn chị, chị hiểu rằng, nếu như chị không đối xử thật tâm mình với những đứa trẻ đó thì chúng sẽ chẳng bao giờ đối xử thật lòng, coi chị là mẹ của chúng. Về phía anh, sự cao thượng của chị đã khiến anh chẳng thể đi tìm bất cứ người phụ nữ nào khác. Những gì chị hy sinh cho anh, anh trân trọng còn không kịp nữa cơ mà.
Giờ mọi người ai cũng khen chị là người phụ nữ thông minh, biết nhìn xa trông rộng, chị nghe xong chỉ cười. Chị chẳng nhìn xa trông rộng, chị là đàn bà, chị cũng có sự ích kỉ, sự ghen tuông, hờn giận. Nhất là chứng kiến cảnh chồng mình đi chung chạ với người đàn bà khác. Nhưng chị yêu anh, tình yêu đã khiến cho chị thêm động lực vượt qua tất cả. Con của anh cũng là con của chị, chị chẳng phân biệt. Ông trời đã không cho chị được làm mẹ thì chị sẽ tự tạo ra cơ hội làm mẹ của mình. Một người phụ nữ như chị chẳng phải thật đáng khâm phục, đáng ngưỡng mộ biết bao hay sao??
Theo Blogtamsu
Vẫn còn nhiều "nút thắt" trong xử lý nợ xấu Theo nhiều chuyên gia, qua thực tiễn hoạt động, việc xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD nói chung và VAMC nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và...