Tổ chức thi trên máy tính: 3 yếu tố quan trọng
Từ kinh nghiệm của ĐHQG Hà Nội, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Trưởng ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội) cho rằng, để tổ chức thi trên máy tính, chúng ta cần lưu tâm đến 3 phương diện.
Đó là: Cơ sở vật chất, kỹ thuật phải đảm bảo như ĐHQG Hà Nội đã tổ chức trong các đợt thi đánh giá năng lực; xây dựng quy chế, chế tài tổ chức thi chặt chẽ; tập huấn cán bộ tại các trung tâm khảo thí. Cùng với đó, vẫn cần nhiều đợt thi thử tại các địa phương để có thêm kinh nghiệm cho bộ phận tổ chức thi và cả thí sinh.
Ứng dụng công nghệ trong thi cử và kiểm định chất lượng là yêu cầu tất yếu trong đổi mới GD. Ảnh: Quý Trung
Nghiên cứu, phát triển nhiều thập kỷ
GS Nguyễn Đình Đức thể hiện sự đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao nhữngđiều chỉnh của phương án thi sau năm 2020 mà Bộ GD&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ. Phương án được đề xuất trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm đã tích lũy được qua mấy năm đổi mới thi THPT, bảo đảm tính ổn định của lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh là gọn nhẹ, giảm áp lực và giảm tốn kém cho thí sinh (và cho cả các trường đại học), có thể đánh giá là phù hợp, khả thi và thực tiễn.
Cùng với đó, nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12, phù hợp với thực tế. Phương thức thi trên giấy như hiện nay và đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính một số đợt trong năm giúp giảm áp lực thi cử cũng như tạo điều kiện cho thí sinh có thêm cơ hội ôn tập, củng cố kiến thức và cải thiện kết quả từng bước tốt hơn trong các kỳ thi ở các đợt khác nhau trên máy tính.
Nói sâu thêm về việc tổ chức thi trên máy tính, GS Nguyễn Đình Đức cho biết: Tính khả thi của hoạt động tổ chức thi trên máy tính đã được nghiên cứu và phát triển qua nhiều thập kỷ trên thế giới với các tổ chức khảo thí độc lập của các nước trên thế giới như: SAT, ACT… cũng như từ kinh nghiệm tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực trên máy tính trong những năm 2014, 2015, 2016 ở ĐHQG Hà Nội. Nhưng có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương có điều kiện chuẩn bị tốt về máy móc, đường truyền mạng, đội ngũ cán bộ tại các trung tâm khảo thí được đào tạo, bồi dưỡng bài bản.
“Những năm gần đây số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT khoảng 900.000 thí sinh/năm, tính trung bình mỗi tỉnh thành khoảng 140.000 thí sinh/năm, như vậy mỗi tháng mỗi địa phương phải tổ chức cho khoảng hơn 11.000 thí sinh dự thi. Từ con số này chúng ta có thể hình dung được khối lượng cơ sở vật chất và nhân lực khá lớn phục vụ cho việc thi hoàn toàn trên máy tính và do vậy sẽ rất gấp và khó khăn (về cơ sở vật chất) nếu tổ chức ngay và đồng loạt. Tôi tin là con số ước tính này sẽ rất hữu ích với các bộ phận hữu quan liên quan đến công tác chuẩn bị cho các kỳ thi này” – GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
Thi đánh giá năng lực tại ĐHQGHN. Ảnh Internet
Không có giải pháp nào là tuyệt đối
Video đang HOT
Khẳng định thi trên máy tính ưu việt hơn thi trên giấy, nhưng theo GS Nguyễn Đình Đức, không có giải pháp nào là tuyệt đối. Với hình thức thi trên máy tính, mấu chốt chống gian lận, tiêu cực là giám sát người cầm “chìa khóa” của máy chủ, vì có thể thay đổi kết quả thi, thậm chí can thiệp hàng loạt kết quả của nhiều người. Đây là vấn đề quan trọng cần có giải pháp. Trong một kỳ thi, để tránh gian lận, chúng ta cần giám sát chặt chẽ quá trình thi cử, và công tác chấm thi và tất cả các yếu tố cũng như con người tham gia vào các hoạt động này.
“Trong vụ việc gian lận thi cử của Kỳ thi THPT quốc gia 2018, sai phạm chủ yếu ở khâu xử lý kết quả bài thi. Do đó, theo kinh nghiệm từ ĐHQG, ngay sau khi thí sinh làm xong bài thi đánh giá năng lực thì máy tính chấm điểm luôn; các em biết điểm thi ngay tại chỗ. Thí sinh sau khi làm xong, có ngay kết quả thi, ký xác nhận vào kết quả đó và không có thay đổi nữa. Điều này khiến thí sinh an tâm và gia đình tin tưởng về tính khách quan minh bạch kết quả của kỳ thi. Bộ GD&ĐT có thể tham khảo giải pháp này” – GS Nguyễn Đình Đức cho hay.
Trả lời câu hỏi: ĐHQG có tin tưởng và sử dụng kết quả để xét tuyển nếu sử dụng phương án thi mới, GS Nguyễn Đình Đức cho biết: “Khi không thực hiện thi đánh giá năng lực mà sử dụng kết quả thi chung, ĐHQG Hà Nội có chuẩn bị một phương án thi khác bổ sung. Tuy nhiên, suy đi tính lại, mỗi năm ĐHQG Hà Nội nhận được hơn 120 nghìn hồ sơ dự tuyển, nhưng chỉ lấy gần 10 nghìn chỉ tiêu.
Với tỉ lệ chọi khoảng 1/10 như vậy, chúng tôi hoàn toàn có thể chọn được học sinh chất lượng và không cần thiết một bài thi chọn lọc bổ sung nữa. Cùng với đó, ĐHQG thực sự tin tưởng vào kết quả thi chung này vì qua nhiều năm tổ chức, Bộ GD&ĐT đã có kinh nghiệm tổ chức thi THPT quốc gia, đặc biệt đề thi ngày càng được chuẩn hóa và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa để làm căn cứ để xét tuyển vào đại học”.
4 khâu mấu chốt để có một kỳ thi tốt
GS Nguyễn Đình Đức nhiều lần phát biểu và khẳng định, để có một kỳ thi tốt, có 4 khâu mấu chốt, đó là, đề thi; phương án tổ chức thi (bao gồm cả việc coi thi, giám sát); công tác chấm thi và cuối cùng là xét tuyển. Hiện nay, phương án công bố của Bộ GD&ĐT đã đề cập đến phương án tổ chức thi và một phần liên quan đến đề thi.
Nhấn mạnh đề thi rất quan trọng, theo GS Nguyễn Đình Đức, để các trường đại học có cơ sở lấy kết quả Kỳ thi THPT xét tuyển đại học, đề thi phải đánh giá được năng lực và kỹ năng của thí sinh có đáp ứng để học ở bậc đại học hay không. Các trường đại học phải yên tâm với chất lượng của các đề thi này. Do đó, trước mắt những năm đầu, bộ đề thi có thể bao hàm kiến thức trong chương trình lớp 12 cho thí sinh khỏi sốc. Nhưng sau đó, bộ đề thi cần bao trùm toàn bộ kiến thức và các kỹ năng, được chuẩn bị kỹ và chuẩn hóa kỹ (như chất lượng các bộ đề SAT và ACT của Hoa Kỳ), từ đó mới có thể đánh giá chính xác năng lực học sinh cũng như chất lượng tốt nghiệp bậc giáo dục phổ thông, đồng thời, các trường đại học có thể tin tưởng sử dụng kết quả để xét tuyển.
Với các bài thi SAT, ACT của Hoa Kỳ, học sinh đều có các bộ tài liệu hướng dẫn ôn tập, giúp lượng hóa kiến thức. Đây vừa là căn cứ để thí sinh ôn tập, cũng là cơ sở để các trường đại học đưa ra điểm sàn của kỳ thi SAT, ACT để xét tuyển phù với với khung kiến thức, kỹ năng trong bộ đề này và yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Như vậy, kiến thức và đề thi SAT và ACT không còn là “ngáo ộp” nữa và thí sinh dựa vào năng lực của mình được kiểm tra trong bộ sách hướng dẫn này cũng có thể tự ước lượng điểm thi SAT và ACT cho mình.
“Tôi cho rằng, Bộ GD&ĐT có thể tham khảo và xây dựng các bộ cẩm nang ôn tập thi THPT quốc gia của Việt Nam tương tự như vậy. Khi bộ tài liệu này được công khai, xã hội cũng được tham gia giám sát, các trường đại học có thể dựa trên nội dung, căn cứ tin tưởng vào chất lượng của kỳ thi để xét tuyển vào đại học” - GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
TP.Long Khánh: Xây dựng môi trường giáo dục năng động
Những năm gần đây, ngành GD-ĐT TP.Long Khánh tập trung nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các bậc học. Cùng với đó là sự phát triển về cơ sở vật chất, trường lớp ở cả hai loại hình trường công lập và tư thục, tạo môi trường giáo dục năng động cho thành phố mới.
Học sinh Trường tiểu học Kim Đồng (phường Xuân An, TP.Long Khánh) tham gia sinh hoạt ngoại khóa đọc sách tại trường. Ảnh:N.Liên
Kết quả từ những đổi thay trên chính là thành tích và môi trường dạy và học của ngành Giáo dục thành phố đã có những kết quả đáng khích lệ, trở thành những mô hình điển hình cho ngành Giáo dục địa phương cũng như trong tỉnh.
* Đầu tư xây dựng trường lớp
Là ngôi trường được hình thành với 100% kinh phí xây dựng được tài trợ từ một doanh nghiệp có người thân sinh sống trên địa bàn, Trường mầm non Bảo Quang (xã Bảo Quang) sau khi xây dựng xong đã góp phần để địa phương hoàn thành tiêu chí cuối cùng về giáo dục trong xây dựng nông thôn mới.
Trường mầm non Bảo Quang (xã Bảo Quang) có quy mô xây dựng trên diện tích 5 ngàn m2, gồm 12 phòng học với 293 trẻ đang học tại trường. Bà Trần Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng Trường mầm non Bảo Quang cho biết, trước khi có trường mới, trẻ em trên địa bàn xã phải học rải rác tại 5 điểm trường nhỏ của 5 ấp trong xã. Các em thiếu không gian vui chơi, sinh hoạt, công tác quản lý cũng gặp khó khăn. Từ khi có trường mới, nhà trường đã nhập 3 điểm trường về chung trường mới, 2 điểm trường còn lại vừa được xây dựng nên bảo đảm điều kiện cho trẻ học tập. Bà Thanh chia sẻ: "Những năm học trước, do điều kiện học tập còn nhiều khó khăn nên có một số phụ huynh đưa con em mình đến các cơ sở giáo dục mầm non ngoài địa bàn xã để học. Tuy nhiên 2 năm nay, lượng học sinh trên địa bàn xã đăng ký học tại trường đã tăng trở lại sau khi xã có trường mẫu giáo mới vì trường bảo đảm được điều kiện học tập và vui chơi cho các cháu".
Trường mầm non Bảo Quang được xây dựng mới từ nguồn xã hội hóa giáo dục. Ảnh:N.Liên
Bà Phạm Thị Minh Đức, Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi (phường Xuân Bình) chia sẻ, trường đang được UBND thành phố cấp kinh phí 13 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp các phòng học và phòng chức năng. Theo bà Đức, trước đây nhà trường luôn phải tận dụng các phòng của giáo viên, phòng họp để làm phòng chức năng. Những phòng chức năng "dã chiến" phải gánh nhiều nhiệm vụ như: phụ đạo cho học sinh giỏi và học sinh yếu, sinh hoạt đội nhóm... "Sau khi trường hoàn thành, sẽ có 24 phòng học và bổ sung các phòng chức năng riêng cho các môn ngoại khóa, bảo đảm công tác dạy và học của nhà trường. Đây cũng là mong mỏi của Ban giám hiệu cũng như học sinh và phụ huynh trong nhiều năm qua" - bà Đức cho biết thêm.
Một số trường khác ở các bậc học trên địa bàn TP.Long Khánh đã và đang được nâng cấp đầu tư sửa chữa như: Trường THCS Nguyễn Trãi, Chu Văn An; Trường tiểu học Kim Đồng, Long Khánh, Trần Phú; Trường mầm non An Bình, Sen Hồng, Hàng Gòn... Tất cả những trường được đầu tư xây dựng, sửa chữa đều theo hướng bền vững, bảo đảm đủ tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia.
* Nâng cao chất lượng dạy và học
Nâng cao chất lượng dạy và học luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, mỗi nơi có một cách thức thực hiện khác nhau.
Để các nhà trường chủ động trong chi phí hoạt động, TP.Long Khánh đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD-ĐT. Điều này sẽ giúp các cơ sở giáo dục phát huy được vai trò của người đứng đầu, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong quản lý. Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT thành phố tăng cường phối hợp với thanh tra thành phố, UBND các phường, xã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục, nhất là về dạy thêm, học thêm sai quy định, để kịp thời tham mưu UBND thành phố xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
Bữa ăn trưa tại Trường mầm non Bảo Quang. Ảnh:N.Liên
Trường tiểu học Kim Đồng (phường Xuân An) hiện đang đi đầu thành phố về công tác vận dụng phương thức tự chủ trong mọi hoạt động của nhà trường. Ông Võ Thần Tiên, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, điểm nổi bật nhất của nhà trường là sự sáng tạo trong quản lý cũng như giảng dạy. Để nâng cao chất lượng giáo dục của trường, Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho các giáo viên phát triển trình độ chuyên môn, tổ chức nhiều chuyên đề xuất phát từ nhu cầu thực tế của giáo viên, tuyệt đối không tổ chức một cách máy móc, gây lãng phí thời gian của giáo viên. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu còn có trách nhiệm nắm vững công tác chuyên môn trong giảng dạy, thường xuyên có những ý tưởng thiết thực, đổi mới, xây dựng các mô hình dạy học đáp ứng nhu cầu thực tế để cập nhật cho giáo viên.
Với những nỗ lực trên, Trường tiểu học Kim Đồng luôn đi đầu trong các hội thi về chuyên môn, nhiều giáo viên giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Đặc biệt, nhà trường còn đầu tư, nâng cao chất lượng dạy môn ngoại ngữ bằng cách kết nối với các trung tâm ngoại ngữ tổ chức giao lưu nhằm tăng tính tương tác, khả năng dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh trong trường. Với cách thức sáng tạo này, Trường tiểu học Kim Đồng đã được chọn là đại diện tỉnh Đồng Nai báo cáo thành tích tại hội nghị tập huấn xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT tổ chức tại tỉnh Nghệ An.
Là phụ huynh có 2 con đều là học sinh Trường tiểu học Kim Đồng, bà Lê Thị Mỹ Hạnh (phường Xuân An) cho biết, bản thân bà cũng như các phụ huynh có con đang học tại trường đều rất yên tâm về môi trường giáo dục của nhà trường. Theo bà Hạnh, không chỉ là ngôi trường khang trang, sạch đẹp mà các thầy cô đều thân thiện, thương yêu, quan tâm đến học sinh.
Giữ vững và phát huy kết quả đã đạt được
Ông Trần Công Nghị, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Long Khánh nhận định, để đạt được kết quả giáo dục có chất lượng cao nhờ vào sự nỗ lực lớn của đội ngũ quản lý, giáo viên cũng như sự đồng thuận của phụ huynh học sinh trong suốt quá trình dạy và học.
Nhằm tiếp tục giữ vững và phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành tiếp tục rà soát lại mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Đồng thời, ngành nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, khuyến khích áp dụng có sáng tạo những mô hình mới, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh. Đặc biệt, ngành tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục.
Ngọc Liên
Theo baodongnai
Nụ cười vượt gian khó của học sinh vùng cao Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) có 239 học sinh nội trú trong tổng số gần 523 học sinh toàn trường. Không chỉ gặp khó khăn bởi địa hình, địa bàn xã hiểm trở, trường PTDTBT Tiểu học Nậm Chà còn phải đối mặt với những khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn. Từ thị...