Tổ chức thi sai sót, lãnh đạo sở xin lỗi thí sinh
Ông Võ Ngọc Thạch, Phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai, ngày 2/3 đã thừa nhận sai sót trong khâu tổ chức kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp tỉnh năm học 2015-2016.
Đồng thời ông Thạch gửi lời xin lỗi đến 20 thí sinh cùng phụ huynh bị ảnh hưởng trong kỳ thi vừa qua. Trước đó ngày 27/2, Sở GD&ĐT Đồng Nai tổ chức kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp tỉnh năm học 2015-2016 dành cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
Tuy nhiên, tại phòng thi số 5 thuộc hội đồng thi trường THCS Trần Hưng Đạo (TP Biên Hòa), đường truyền Internet gặp sự cố dẫn đến tất cả 20 thí sinh không hoàn thành bài thi.
Hệ thống máy tính trong phòng thi số 5, hội đồng thi Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP Biên Hòa) gặp sự cố trong kỳ thi .
Hội đồng thi dự kiến tổ chức lại vào buổi chiều 28/2 nhưng kết quả thi của 20 thí sinh đã lên bảng điểm nên không thể tổ chức thi lại. Hội đồng thi đề nghị ban chỉ đạo hội thi xem xét đặc cách trao giải một số em có điểm cao với phòng thi này.
Video đang HOT
Kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet dành cho các em học sinh được tổ chức hằng năm từ cấp trường đến cấp quốc gia. Những học sinh đoạt giải sẽ được cấp giấy chứng nhận học sinh giỏi cấp tỉnh, được cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh theo quy định.
Theo A Lộc / Tuổi Trẻ
An Giang: Đề thi của Sở GD&ĐT biên soạn mắc nhiều sai sót
Theo xác nhận của ThS Hoàng Xuân Quảng, Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang, đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn toán lớp 12 do ở GD&ĐT An Giang biên soạn có nhiều sai sót.
Ngày 29/12, tỉnh An Giang đồng loạt tổ chức khảo sát chất lượng học kỳ I môn toán lớp 12. Theo đó trong thời gian 150 phút, (không kể thời gian phát đề) học sinh phải giải 5 bài toán theo thứ tự từ 1 đến 5 do Sở GD&ĐT An Giang biên soạn (gọi tắt là đề thi).
Tuy nhiên ngay sau khi buổi khảo sát kết thúc, chúng tôi nhận được thông tin từ nhiều giáo viên môn toán tại tỉnh An Giang (bằng file DPF) phản ánh đề thi có nhiều điểm sai sót về hình thức văn bản, quy cách ký hiệu toán học, sử dụng thuật ngữ toán học...
Để đảm bảo tính khách quan và rộng đường dư luận, chúng tôi liên hệ với ThS Hoàng Xuân Quảng, Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang, người có nhiều năm giảng dạy môn toán.
Sau khi xem xét, ThS Quảng khẳng định: Phản ánh của giáo viên về cơ bản là chính xác. Đề thi mắc nhiều sai sót. "Không chỉ sai về hình thức văn bản, mà ngay cả những ký hiệu toán học, thuật ngữ chuyên môn của ngành toán cũng bị sử dụng chưa chính xác...", ThS Quảng nhấn mạnh.
Ảnh chụp đề thi.
1.Trước hết về hình thức văn bản: Đề thi mắc nhiều sai sót cơ bản. Theo ThS Quảng, với yêu cầu của kỳ thi chung cho học sinh cả tỉnh, đòi hỏi phải nghiêm túc, chính xác và khoa học, thế nhưng đề thi lại mắc nhiều sai sót về hình thức văn bản. Ở đây xin đưa ra một vài ví dụ. Sau chữ "hàm số" không có khoảng trống (Bài 1); bỏ dấu hai chấm mà không có khoảng trống (câu a, b Bài 2); thể hiện dấu bằng (=) ở dòng trên, còn giá trị "a" bị rớt xuống dòng dưới (Bài 4); hay dùng dấu chấm phẩy (;) để kết thúc câu (câu a, b Bài 4).
2. Sai sót về ký hiệu toán học. Quy cách ghi các ký hiệu toán học thường phải lấy sách giáo khoa hiện hành làm chuẩn. Nhưng trong trường hợp này đề thi đã sử dụng khá tùy tiện. Theo quy định chung, các ký hiệu toán học phải được viết theo dạng in nghiêng, nhưng trong đề thi các ký hiệu "(C)" và "m" được viết với chữ in đứng (Bài 1). Sai sót này tiếp tục xuất hiện ở các Bài 4 và 5.
Theo ThS Quảng, tuy sai sót này không lớn, nhưng không thể chấp nhận được so với vị trí của đề thi cho toàn tỉnh.
3. Sử dụng thuật ngữ chuyên môn thiếu chính xác. Cũng như các môn khoa học khác, toán học có thuật ngữ chuyên ngành mang tính bắt buộc. Thế nhưng trong đề thi này, nhóm biên soạn lại sử dụng chưa đúng một số thuật ngữ rất cơ bản. Theo ThS Quảng, ở câu b Bài 1, chính xác của thuật ngữ là: "tiếp tuyến của đồ thị", nhưng nhóm biên soạn lại ra đề là "tiếp tuyến với đồ thị" (câu b Bài 1); hay sử dụng thuật ngữ "biện luận theo m" thay vì "biện luận theo tham số m" (câu c Bài 1). Thậm chí trường hợp còn gây khó hiểu, thay vì "Giải phương trình" lại dùng "Tìm x biến". Thậm chí còn viết nhầm thành "biết" (câu c Bài 2).
4. Diễn đạt 3 không chặt chẽ: Trong Bài 3 lẽ ra phải viết là" Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x4 - 3x2 2 trên đoạn [1;5] nhưng đề thi lại thể hiện thành Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số sau trên đoạn [1;5] y = x4 - 3x2 2.
Theo ThS Quảng, bên cạnh việc chỉ ra đúng một số điểm sai sót, một số ý kiến của giáo viên này cũng chưa thật chính xác. Thí dụ góp ý về việc nêu rõ "số thực", "số phức". "Tôi nghĩ rằng không cần thiết, vì tới thời điểm thi cuối học kỳ I học sinh lớp 12 chưa học "số phức", nên nói đến số ta thường hiểu đó là "số thực". Trong sách giáo khoa cũng thường trình bày như vậy", ThS Quảng nhấn mạnh.
Tuy nhiên theo ThS Quảng, ngay cả đáp án của đề thi này vẫn mắc sai sót.
Theo Lục Tùng/Lao động
Vở luyện tập Toán lớp 5 sai ngay từ trang bìa Theo phản ánh của độc giả Dương Văn Trung (Đồng Nai), bìa cuốn vở luyện tập Toán lớp 5 in phép chia có lỗi sai đáng tiếc. Phản ánh với Zing.vn, anh Trung - nhân viên một nhà sách - cho biết, lỗi sai trên trang bìa cuốn vở ô li Luyện tập Toán lớp 5, quyển 1 của NXB Đại học Quốc...