Tổ chức tháng sinh hoạt “Hè vui, khỏe, bổ ích, an toàn” cho học sinh
Theo kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2020 vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thông qua, thời gian sinh hoạt hè của các em học sinh thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 19-7 đến 16-8, ngắn hơn các năm trước, do năm học 2019-2020 kết thúc sau ngày 15-7.
Ảnh minh họa
Chủ đề sinh hoạt của mùa hè năm 2020 là “Hè vui, khỏe, bổ ích, an toàn”, tập trung vào giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, phổ biến giáo dục pháp luật, kết hợp với các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện kỹ năng, nâng cao sức khỏe, thể chất cho học sinh, sinh viên; tuyên truyền về an toàn giao thông, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, góp phần xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp, an toàn.
Ngoài ra, cũng trong hè này, ngành Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh còn tăng cường tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo hiếu học.
Làm gì thay vì cho con "cày hè" để hơn người?
Dự kiến cho học sinh nghỉ hè cả 3 tháng vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra, ngoài niềm vui còn có những băn khoăn: Với ngần đó thời gian, học sinh làm gì để được vui mà vẫn an toàn và chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới?
Thế hệ 7X trở về trước cứ đến hè là nghỉ trọn 3 tháng, cả 90 ngày mặc định không đến lớp học văn hóa.
Với nhà trường thời 4.0, hè tất nhiên có khác xưa, nhưng hoạt động hè luôn là một trong những nội dung giáo dục cần sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường, xã hội.
Video đang HOT
Không nên cho con "cày hè"
Thay vì đôn đáo tìm nơi học thêm, phụ huynh hãy cùng với con em mình và các thành viên khác trong gia đình tổ chức hoạt động hè, trước hết là tại nhà.
Giờ nào việc nấy, người lớn không gây áp lực cho trẻ nhưng để có thói quen tốt, cần quan tâm, khích lệ, dõi theo các em. Có nhiều tài liệu về chơi thể thao, nấu ăn, cắm hoa hay cắt may..., bố mẹ nên dành thời gian đọc, tìm hiểu thực tế rồi làm cùng con. Được như vậy, gia đình sẽ thêm đầm ấm.
Nếu trẻ sẽ bước vào lớp cuối cấp, bố mẹ nên hướng dẫn con ôn lại kiến thức cũ của các môn công cụ và tìm hiểu thêm các môn học sẽ chọn để thi hay xét tuyển.
Từ năm học tới, học sinh có thể được nghỉ trọn vẹn ba tháng hè. Ảnh: Thúy Nga
Phụ huynh cần cân nhắc khi cho con em đến lớp học thêm. Bởi việc học cốt là ở tự học, nếu biết khai thác nguồn học liệu trên mạng thì con trẻ như luôn có thầy cô bên cạnh.
Nếu có điều kiện, phụ huynh cho trẻ đi du lịch, về quê thăm bà con, xem phim..
Tất cả cần sắp xếp từ lúc chuẩn bị vào hè. Bố mẹ chớ vin vào công việc mà không dành thời gian cùng con.
Bố mẹ cũng không nên cho con "cày hè" để hơn người. Có kỹ năng mềm, sống trách nhiệm, biết yêu thương, ngăn nắp trong sinh hoạt, tự học - nếu trẻ hôm nay được như vậy, chắc chắn ngày mai là công dân tử tế.
Nhà trường góp phần phát triển văn hóa đọc
Học trò có 3 tháng hè. Nhưng với thầy cô, đặc biệt là ban giám hiệu hay cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội, mùa hè ngắn hơn nhiều.
Nhà trường cần thỏa thuận với phụ huynh về thời gian, kinh phí, tính toán vừa đủ để trang trải cho các hoạt động. Phụ huynh cảm thấy thoải mái sẽ cho con em tham gia nhiều hơn.
Hoạt động hè ở trường chủ yếu là thể dục thể thao, đọc sách, các câu lạc bộ Tiếng Anh, Tin học, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ý tưởng khởi nghiệp. Có thể rèn luyện thêm cho học sinh yếu hay bồi dưỡng học sinh giỏi, nhưng tuyệt nhiên không tìm cách "lách" để dạy học văn hóa.
Ở các gia đình khó khăn, mùa hè sẽ có em phải phụ giúp gia đình, tích cóp tiền nong chuẩn bị cho năm học mới. Việc này là chính đáng. Nếu khéo động viên, các em cũng sẽ tham gia được hoạt động hè tại trường.
Lãnh đạo trường cần sắp xếp hợp lý thời gian làm việc của thầy cô hướng dẫn hoạt động hè, tạo sự đồng thuận để nội bộ không lùm xùm, tị nạnh lẫn nhau. Dần dần hoạt động hè sẽ thành nếp, bổ trợ cho công tác dạy học và giáo dục của trường.
Mùa hè chính là cơ hội tốt để phát triển văn hóa đọc. Do đó, các trường đầu tư sách báo cho thư viện, cắt cử người trực, động viên học sinh đến thư viện.
Chung một tấm lòng
Khó khăn nhiều trường thường gặp là thiếu hồ bơi, sân bóng, nhà đa năng, cùng với đó là nhân lực như huấn luyện viên, giáo viên âm nhạc, hội họa.
Vì vậy, rất cần cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương tùy điều kiện mà hỗ trợ nhà trường như trang bị thiết bị âm thanh, dụng cụ thể dục thể thao..., từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất để nhà trường tổ chức các hoạt động hè.
Ngoài ra, cần chủ động tổ chức các cuộc thi, hoạt động giao lưu, về nguồn, thiện nguyện..., giúp trẻ sống tích cực, nhân văn. Cũng có thể đẩy mạnh phong trào thi đua vui hè hiệu quả giữa các trường học trên cùng địa bàn. Nếu có nhiều hoạt động thu hút, trẻ sẽ không "cày" game.
Với trẻ thuộc gia đình chính sách và hộ nghèo, địa phương cùng nhà trường chăm lo để các em có thể vui hè như bạn bè cùng trang lứa.
Tựu chung lại, ai cũng mong học sinh có 3 tháng hè ý nghĩa. Nhưng phải làm gì?. Khó có công thức chung bởi mỗi nơi một vẻ, nhưng khi tất cả chung một tấm lòng thì mùa hè sẽ luôn đầy ắp kỷ niệm cho tuổi học trò.
Lợi ích của việc cho con đón hè với thật nhiều trải nghiệm Sau một năm học với nhiều thay đổi trong nửa đầu năm nay, con trẻ cần có một khoảng thời gian thoải mái khám phá mọi thứ trong dịp hè. Những trải nghiệm có được sẽ giúp trẻ học hỏi những điều mới mẻ và tích lũy kỹ năng cần thiết. Một chương trình học ngoại khóa hay hoạt động hè sôi động...