Tổ chức lễ kết nạp đảng viên cho học sinh ưu tú
Chiều 23/9, Chi bộ Trường Phổ thông Dân tộc nội trú ( PTDTNT) đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Hồng Hạnh, học sinh lớp 12 năm học 2021-2022, vừa tốt nghiệp THPT năm 2022.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Đức Nguyễn Tấn Bản (bên trái); ông Đào Văn Phước, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường PTDTNT trao quyết định kết nạp Đảng và tặng hoa chúc mừng đảng viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh sinh năm 2004, ngụ KP1, phường Hắc Dịch, TX. Phú Mỹ. Trong quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, Hạnh đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, nổi bật: 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt; tích cực tham gia các phong trào hoạt động của Đoàn trường và vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu.
Video đang HOT
Với những thành tích đó, Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Anh Trần Thanh Tú, Phó Bí thư Đoàn trường tặng hoa chúc mừng đảng viên mới.
Trường PTDTNT có 58 cán bộ quản lý, giáo viên và người lao động. Chi bộ Trường có 32 đảng viên. Thời gian qua, cùng với việc dạy tốt – học tốt, nhà trường luôn coi trọng công tác bồi dưỡng, rèn luyện học sinh trở thành học sinh gương mẫu, công dân có ích; tạo môi trường thuận lợi để các em cống hiến, trưởng thành.
Đà Nẵng: Đến 2025, 70% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo được tích hợp năng lực số
Mục tiêu của Đà Nẵng là đến 2030, 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số.
Học sinh ở Đà Nẵng tham dự lễ khai giảng
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nhằm triển khai các hoạt động trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ có 50% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 70% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, nội dung của chương trình phù hợp với phương thức và quá trình thực hiện chuyển đổi số;
Xây dựng nền tảng số giáo dục nghề nghiệp và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phục vụ cho hoạt động dạy và học; 100% các trường cao đẳng, trường trung cấp thực hiện số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số.
Để thực hiện mục tiêu, trong giai đoạn từ 2022-2030, Đà Nẵng sẽ xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế; phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số; phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và đổi mới phương thức dạy và học; chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước và quản trị nhà trường...
Tiến tới đến năm 2030, 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số; 100% các trường đạt tiêu chuẩn trường chất lượng cao là trường học số...
Giải bài toán thiếu giáo viên: Cần giải pháp đồng bộ Chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều năm để chuẩn bị và năm nay là năm thứ 3 áp dụng đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Nhưng thực tế nhiều nơi buộc phải để trắng môn học vì thiếu giáo viên hoặc điều động giáo viên từ trường này, thậm chí từ cấp học này sang cấp khác để...