Tổ chức chính trị xã hội ‘không thể kinh doanh bảo hiểm’
Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với đề xuất của Chính phủ giao năm tổ chức chính trị xã hội cung cấp bảo hiểm vi mô.
Thảo luận dự thảo Nghị định về bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị – xã hội chiều 13/7, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển không đồng ý với đề xuất của Chính phủ để Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh cung cấp bảo hiểm vi mô do “thua lỗ rất dễ xảy ra và không có khả năng bù đắp”.
Ông Hiển cho biết, bảo hiểm vi mô không là vấn đề mới mà thực chất là bảo hiểm dành cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, phù hợp với tài sản có giá trị thấp. Mô hình kinh doanh này giống các loại bảo hiểm khác, nhưng tính rủi ro lại rất lớn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Các tổ chức chính trị xã hội là tổ chức chính trị của Nhà nước, nếu cung cấp bảo hiểm thì gần như doanh nghiệp, công ty tài chính nhà nước. Khi rủi ro xảy ra, nhà nước sẽ phải gánh chịu.
“Nhà nước đang cổ phần hóa, nếu tổ chức chính trị xã hội kinh doanh bảo hiểm nữa là đi ngược với xu thế. Việc này cũng phải báo cáo Bộ Chính trị chứ không đơn giản”, ông Hiển nói.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng phân tích, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang thí điểm cung cấp bảo hiểm vi mô ở 12 tỉnh thành từ năm 2014 bằng một văn bản của Văn phòng Chính phủ là “quá đơn giản”. Chính phủ phải củng cố lại căn cứ pháp lý, “nếu không sau này có vấn đề sẽ rất phức tạp”.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh: Hoàng Phong.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định việc ban hành chính sách bảo hiểm vi mô rất cần thiết cho những người có hoàn cảnh khó khăn, nhưng giao cho năm tổ chức chính trị xã hội là thiếu cơ sở pháp lý. Theo luật Kinh doanh bảo hiểm, đây là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm chứ không phải tổ chức chính trị xã hội.
“Đây không phải chính sách mới cần ban hành nghị định để triển khai, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi chưa có quy định trong luật. Thực tế Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định và khoảng một năm nữa sẽ được sửa đổi bổ sung”, bà Ngân nói.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội cho rằng tính khả thi và rủi ro của bảo hiểm vi mô rất cao. Loại hình này cần có vốn, khả năng giám sát, tổ chức điều hành, thanh toán đầu tư, nghiệp vụ công nghệ quản lý… mà tổ chức chính trị xã hội không đáp ứng được. Chính phủ xin phép Thường vụ Quốc hội cho tổ chức chính trị xã hội thực hiện bảo hiểm vi mô, nghĩa là không phải nhà nước giao nhiệm vụ, ngân sách sẽ không bố trí kinh phí.
Đồng tình với Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển, bà Ngân đánh giá việc Chính phủ cho phép Hội liên hiệp Phụ nữ thí điểm bảo hiểm vi mô bằng một công văn của Văn phòng Chính phủ là không phù hợp với Luật Kinh doanh bảo hiểm và hệ thống pháp luật hiện hành. Đây “là hành động liều lĩnh”, nếu xảy ra rủi ro thì người tham gia và uy tín của tổ chức chính trị xã hội cũng bị ảnh hưởng.
“Hiện bảo hiểm vi mô thí điểm ở 12 tỉnh nhưng sản phẩm không thấy bóng dáng trong dự thảo nghị định. Tôi thống nhất chưa ban hành nghị định vì thiếu cơ sở pháp lý, chưa thực sự cần thiết”, Chủ tịch Quốc hội nói và nhấn mạnh, “đừng bắt tổ chức chính trị xã hội làm nhiệm vụ không phù hợp với chức năng của họ”, trong khi doanh nghiệp còn không làm nổi, phải rút.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Hoàng Phong.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thực tế doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không thiết tha bảo hiểm vi mô vì không có lợi nhuận, rủi ro cao, phí thấp. Ông thừa nhận điều kiện để các tổ chức chính trị xã hội cung cấp bảo hiểm vi mô đang “đuối” về tổ chức bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất và pháp lý. Sản phẩm mà Hội liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam đang thí điểm cũng rất đơn giản.
“Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Chính phủ điểm tỳ pháp lý để thí điểm, đặc biệt trong điều kiện chúng ta đang tiến hành xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế”, ông Dũng nói và cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng đưa vào nghị quyết của Chính phủ sau khi có kết luận của Thường vụ Quốc hội. Quá trình thí điểm có thể mở rộng sản phẩm và theo dõi, đánh giá, khi sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm thì đưa vào.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc Phùng Quốc Hiển kết luận Thường vụ Quốc hội quyết định chưa ban hành nghị định bảo hiểm vi mô cho các tổ chức chính trị, xã hội theo ý kiến của đa số thành viên. Chính phủ cần rà lại tính pháp lý và có quy định cụ thể, có công cụ kiểm tra, kiểm soát việc thí điểm bảo hiểm vi mô của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
“Đề nghị khống chế số tỉnh đã thí điểm, số sản phẩm đã triển khai, không mở rộng. Chính phủ cần xem lại, nếu hiệu quả thì tiếp tục, không thì thu gọn và đi đến chấm dứt. Chính phủ đã làm từ 2014 nên khó có thể nói chúng tôi đồng ý cho tiếp tục, và tiếp tục hay không là do Chính phủ”, ông Hiển nói.
Bảo hiểm vi mô là các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế và cung cấp cho người có thu nhập thấp và những người yếu thế trong xã hội, với đặc điểm phí thấp, số tiền nhỏ, sản phẩm bảo hiểm đơn giản, dễ hiểu.
Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật liên quan. Hiện nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ có khoảng 500 sản phẩm, nhưng chủ yếu dành cho khách hàng có mức thu nhập từ trung bình trở lên, có khả năng tham gia bảo hiểm với thời gian dài, mức phí lớn. Chỉ có ba doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dành riêng cho người có thu nhập thấp nhưng hai doanh nghiệp đã ngừng triển khai.
Giám sát đảm bảo khoa học, đúng đối tượng
Ngày 15/6, Đoàn kiểm tra của UBTƯ MTTQ Việt Nam do bà Bùi Thị Hòa, Phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam làm trưởng đoàn kiểm tra việc giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch MTTQ thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị.
Cùng tham dự có bà Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
Theo ông Đàm Văn Huân, Phó Chủ tịch MTTQ thành phố Hà Nội cho biết, để giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP, Ủy ban MTTQ thành phố đã hiệp thương với các tổ chức chính trị - xã hội thành lập 6 đoàn kiểm tra đối với Ủy ban MTTQ cấp huyện, cấp xã trong việc giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tại 18 đơn vị quận, huyện, thị xã. Hiện nay các đơn vị mới đang triển khai xét duyệt hồ sơ đề nghị.
MTTQ cấp huyện cũng chủ động xây dựng thành lập 83 đoàn giám sát. MTTQ cấp xã cũng đã thành lập được 1.075 đoàn giám sát; giám sát việc công khai tiêu chuẩn, các ngành nghề được hỗ trợ theo các nhóm đối tượng.
Ngoài việc công khai danh sách tại trụ sở UBND, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số địa phương còn niêm yết danh sách hỗ trợ tại các khu dân cư, đầu ngõ, xóm, chợ thôn để nhân dân tham gia giám sát. Đây là cách làm sáng tạo đảm bảo công khai, minh bạch, không bỏ sót đối tượng.
Chia sẻ về khó khăn, vướng mắc trong giám sát, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, vừa rồi đi kiểm tra công tác giám sát gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại huyện Ba Vì đã có 3 trưởng thôn xin từ chức vì áp lực quá lớn.
Ví như, đối tượng khó khăn nhất là lao động tự do. Hiện Hà Nội có tất cả hơn 34.000 hồ sơ không đủ yêu cầu theo những tiêu chí mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra. Cụ thể, đối tượng lao động tự do trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp gồm những đối tượng nào?. Rất khó thực hiện trong thực tế, ông Dân nói. "Việc cần làm lúc này là xác định đúng đối tượng để không bỏ sót, không trục lợi chính sách. Do đó, đề nghị Trung ương cố gắng có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn".
Ở góc độ khác, ông Phùng Đình Thảo, Phó Chủ tịch Hội CCB thành phố chia sẻ, vai trò giám sát của các cấp Mặt trận từ xã tới huyện đã được thực hiện rất tốt. Có hơn một tuần lễ mà hệ thống văn bản của thành phố được thể hiện rõ ràng, đầy đủ. Theo ông Thảo, 3 đối tượng hỗ trợ trước đó đã hoàn thành. Tuy nhiên, 4 đối tượng bổ sung còn lại còn nhiều vấn đề do hướng dẫn không cụ thể. Nhiều lãnh đạo quận, huyện không dám ký hồ sơ vì không chuẩn.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội cho biết, sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền, các tổ chức thành viên trong việc phòng chống dịch Covid-19 nói chung và giám sát thực hiện chính sách đối với các đối tượng thụ hưởng được phối hợp chặt chẽ. Mặc dù chủ trương gấp gáp nhưng đã được hệ thống Mặt trận vận hành chủ động, đồng bộ. Đây là nét nổi bật cho thấy kinh nghiệm trong phối hợp thực hiện của Thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh đó, các quận, huyện cũng đã bám sát các quy định, khơi dậy trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân để hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, quân đội; người lao động gặp khó khăn; giáo viên mầm non ngoài công lập... Việc hỗ trợ được hệ thống Mặt trận thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tạo được niềm tin của người dân vào công tác phòng dịch.
Phát biểu tại buổi giám sát, bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho biết, Hà Nội là trung tâm của cả nước. Hà Nội cũng là tâm điểm của đại dịch Covid-19 nhưng Hà Nội đã tổ chức triển khai nghiêm túc với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành.
Qua việc giám sát cho thấy sự chuyển động của toàn bộ hệ thống cũng như sự chấp hành nghiêm chỉnh của các cấp lãnh đạo thành phố đã tạo ra bầu không khí, quyết tâm phòng chống dịch và lan tỏa ra cả nước.
Đánh giá kết quả giám sát, theo bà Bùi Thị Hòa, Hà Nội cũng đã chủ động ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện phòng dịch cũng như giám sát gói hỗ trợ.
Hà Nội đã triển khai giám sát, thành lập các đoàn, phân công từng phần việc cụ thể một cách nghiêm túc. Hiện, Hà Nội đã chi trả được gần 100% cho 4 nhóm đối tượng. Ba nhóm đối tượng còn lại đang tiếp tục rà soát thực hiện tiếp. Qua quá trình thực hiện không xuất hiện đơn thư khiếu nại, tố cáo. Việc này, thể thiện trách nhiệm của chính quyền chăm lo cho người dân.
"Lần đầu tiên có sự giám sát đồng bộ, sự phân cấp rõ ràng, khoa học thể hiện vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể. Qua giám sát chúng ta đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Thiết lập và xây dựng được cơ chế phối hợp đúng vai, đúng trách nhiệm", bà Bùi Thị Hòa nói.
Thăm hỏi các gia đình có thuyền viên bị nạn trên biển Nhận được thông tin 1 phương tiện của xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc bị tai nạn rủi ro khi đang khai thác trên biển, chiều tối ngày 11-6, lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh đã đến thăm hỏi, chia buồn cùng các gia đình. Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh đến thăm...