Tình yêu, khát vọng của thầy cô ngược non gieo chữ

Theo dõi VGT trên

Mường Nhé đổi thay hôm nay có phần đóng góp không nhỏ của ngành giáo dục. Đã có biết bao thầy, cô giáo dành cả cuộc đời, miệt mài ‘gánh’ chữ lên non

Uốn lượn theo triền núi quanh năm sương trắng phủ mờ, thấp thoáng giữa những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Thái, Mông Hà Nhì nằm cheo leo trên những đỉnh núi là những điểm trường với lá cờ Tổ quốc đỏ thắm và tiếng ê a của học trò.

Những địa danh như Mường Toong, Sín Thầu, Huổi Lếch, Pá Mỳ… gắn với những câu chuyện của nhiều thầy cô lội suối, trèo đèo, vượt núi lên những điểm mây mù, gió lạnh gieo chữ cho học trò.

Chuyện tình của cô giáo Hà thành trên mảnh đất biên cương

Cho đến bây giờ, sau hơn 10 năm rời nơi ồn ào, náo nhiệt để lên Mường Nhé, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thắm (sinh năm 1982) vẫn cho rằng đó là quyết định đúng đắn nhất của đời mình.

“Gieo chữ”, “trồng người” trong gian khó, thiếu thốn nhưng cô Thắm lại tìm được niềm vui và hạnh phúc.

“Nhiều lúc cứ nghĩ, tất cả như một giấc mộng dài chưa qua kể từ những ngày đầu tôi đặt chân lên mảnh đất Mường Nhé này”, cô giáo Thắm bắt đầu câu chuyện ngược non gieo chữ của mình.

So với các đồng nghiệp, cô giáo Thắm bắt đầu bước vào nghề ở tuổi khá lớn khi năm 2009 cô mới bắt đầu nhận công tác tại Mường Nhé.

Cô Thắm sinh ra và lớn lên tại Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2000 do gia đình đông anh chị em, cô Thắm phải vào Lâm Đồng rồi đến Linh Trung (Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) để làm công nhân. Những tưởng cuộc sống của cô sẽ gắn bó với nơi ồn ào, náo nhiệt của Sài thành, thế nhưng, sư phạm là ước mơ từ nhỏ, nên những ngày làm công nhân, cô Thắm vẫn âm thầm nghĩ về một ngày mình sẽ được đứng trên bục giảng. Nghĩ là vậy, nhưng thực tế cuộc sống vất vả chưa thể cho cô Thắm thực hiện ước mơ.

Tình yêu, khát vọng của thầy cô ngược non gieo chữ - Hình 1

Vợ chồng cô Nguyễn Thị Hồng Thắm và thầy Vì Văn Xuân. Ảnh: LC

Năm 2007, được sự động viên của gia đình, cô gái 25 tuổi quyết tâm trở về theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây (Thường Tín, Hà Nội).

“Mẹ ơi, con học sư phạm xong, mẹ cho con đi vùng cao làm cô giáo nhé”, cô Thắm tâm sự với mẹ ngay khi quay lại giảng đường để thực hiện ước mơ.

Sau những năm miệt mài trên giảng đường, năm 2009, khi đó đã 27 tuổi, thời điểm đó nhiều bạn bè cùng trang lứa đã yên bề gia thất, cô Thắm một mình ngược non “gieo chữ” với khát vọng thực hiện ước mơ làm cô giáo vùng cao.

“Nói là đi vùng sâu vùng xa, nhưng thực tế mình cũng chẳng biết một ngày mình sẽ đặt chân lên tận Mường Nhé này”, cô Thắm tâm sự.

Đoạn đường lên Mường Nhé của cô Thắm cũng trở thành ký ức mãi không thể nào quên. Cô Thắm được người cậu của mình đưa từ Hà Nội lên Mường Toong (Mường Nhé) bằng xe máy. Sau gần 20 giờ đồng hồ di chuyển liên tục bằng xe máy, cô Thắm đến Mường Toong lúc 3h sáng. “Ngày ấy, tôi chỉ biết men theo con đường tối đen như mực được soi sáng bằng ánh đèn pha xe máy và chiếc đèn pin cầm theo”.

Khi có dịp ra lại trung tâm thành phố của Điện Biên, cô Thắm giật mình vì quãng đường đi quá vất vả và nguy hiểm.

Lên công tác, cô Thắm được bố trí về Trường Tiểu học Mường Toong số 3 (nay là trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lếch). Thời điểm đó, cô Thắm đã cận kề 30 tuổi nhưng chưa lập gia đình.

Đến năm 2012, trường nhận thêm giáo viên mới, ngoài những giáo viên trẻ hơn cô Thắm thì còn có thầy giáo Tòng Văn Xuân (sinh năm 1983) đến từ Sơn La cũng trạc tuổi cô Thắm và đặc biệt là… còn độc thân.

Được sự tác thành của bạn bè, đồng nghiệp, hai trái tim đồng điệu, cô Thắm và thầy Xuân đã đến với nhau, cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Một buổi báo hỷ vui nhất trường ở Huổi Lếch đã diễn ra.

Giờ, gia đình nhỏ của thầy Xuân – cô Thắm đã có đủ nếp đủ tẻ. Khi được hỏi về dự định tương lai, cả hai thầy cô đều muốn gắn bó với mảnh đất nơi đây đến khi về hưu.

Cô Thắm chia sẻ: “Ở Huổi Lếch này, cuộc sống những ngày gian khó nhất đã qua. Dẫu vẫn còn khó khăn nhưng chúng tôi cũng xác định Mường Nhé đã, đang và sẽ là nơi dựng xây hạnh phúc của mình. Chúng tôi sẽ cùng chung sức đóng góp cho ngành giáo dục vùng khó với hi vọng học trò ở đây mai sau lớn lên sẽ có cuộc sống tốt hơn cha mẹ các em”.

Chuyển công tác từ chỗ thuận lợi vào nơi khó khăn

Chuyện những thầy cô giáo ngược non gieo chữ ở xã Pá Mỳ (Mường Nhé) cũng không ít, nhưng phần nhiều mọi người gắn bó đủ một thời gian rồi chuyển về vùng thuận lợi, không nhiều cặp vợ chồng nguyện gắn bó với vùng khó dành tâm huyết phát triển giáo dục nơi đây.

Được sự giới thiệu của Ban giám hiệu trường Phổ thông dân tộc nội trú Tiểu học Pá Mỳ và Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Pá Mỳ, chúng tôi được nghe chuyện tình nguyện gắn bó với vùng khó của 2 vợ chồng cô Hương, thầy Linh.

Video đang HOT

Được biết, cô Nguyễn Thị Thu Hương và thầy Bùi Đức Linh cùng sinh năm 1984 ở xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tuy là sinh cùng năm và ở cùng xã nhưng cả hai không hề biết nhau, họ quen nhau và thành vợ chồng ở vùng biên cương Mường Nhé này khi cả hai cùng lên dạy học.

Kể về những ngày đầu lên Mường Nhé, cô Hương nhớ mãi việc mình ôm chiếc chăn ngồi sau thầy giáo đưa vào trường mà bị ngã tụt lại dưới dốc. May là ôm chiếc chăn nên người không bị thương.

Tình yêu, khát vọng của thầy cô ngược non gieo chữ - Hình 2

Cô Nguyễn Thị Thu Hương và thầy Bùi Đức Linh. Ảnh: LC

“Bản thân là người ở miền trung du, cũng quen với núi, với đồi nhưng tôi không ngờ lên trên Mường Nhé này núi thì cao, đèo thì quanh co, suối thì vào mùa mưa cứ cuồn cuộn lên.

Những ngày đầu vào trong trường, tôi không tưởng tượng nổi đường về thăm quê sẽ đi như thế nào. Để ra được đến quốc lộ, bắt xe phải đi đủ các loại đường, từ đường cho trâu bò đi, đến xuống bè qua suối rồi lên dốc cao…

Không phải ước mơ từ nhỏ là trở thành cô giáo vùng cao thì có lẽ tôi không thể ở lại nơi này lâu như thế. Kể từ năm 2008 khi đặt chân lên đây lần đầu tiên cho đến bây giờ, càng ngày tôi càng dành nhiều tình cảm với mảnh đất Pá Mỳ. Tôi sẽ gắn bó với giáo dục Pá Mỳ đến lúc về hưu. Cả hai vợ chồng đều muốn gửi gắm tình cảm và kiến thức mà mình có được để dành cho học sinh nơi đây “, cô Hương kể.

Còn thầy Bùi Đức Linh nhớ lại: “Ngày 25/9/2007 là lần đầu tiên tôi đặt chân lên Mường Nhé. Được phân công dạy học ở xã Chà Cang (hiện tại thuộc huyện Nậm Pồ) – trung tâm tạm thời của huyện Mường Nhé.

Tuy là vùng trung tâm nhưng năm 2007, cuộc sống còn vất vả khó khăn vô cùng, đặc biệt là ở những lớp chúng tôi lên làm nhiệm vụ xóa mù buổi tối”.

“Đến bây giờ tôi vẫn thầm cảm ơn mẹ tôi vì thời điểm đó sự chuẩn bị của mẹ khiến tôi không ngờ đến”, thầy Linh kể, “trước khi lên đường đi nhận việc, mẹ nhét vào balo của tôi 2 tay lưới. Kỳ thực, nhà tôi rất gần sông nên thời còn học phổ thông tôi rất hay đi đánh lưới. Lúc mẹ để lưới vào balo tôi nghĩ, ai lại mang lưới lên núi làm gì. Nhưng mẹ chuẩn bị cho nên tôi cũng mang đi làm kỷ niệm.

Lên đến Chà Cang, không ngờ cuộc sống vất vả như vậy. Các thầy cô đi bản đều rất khó khăn trong việc tìm thức ăn, bởi chợ không có, bà con thì nghèo, cũng chẳng nuôi được con gì để bán. Thời điểm đó, hàng tháng chúng tôi phải đi xuống trung tâm mua khoảng chục kilogam cá khô lên ăn dần. Ăn nhiều cá khô quá cũng không chịu được, may có 2 tay lưới của mẹ đưa nên cứ hễ khi nào được nghỉ, tôi lại ra suối kiếm được ít cá tươi để thầy cô, học trò chia nhau cải thiện bữa ăn”.

Đến bây giờ, ngoài giờ học, thầy Linh cũng truyền nghề đi lưới ở suối Nậm Nhé cho các em học sinh ở Pá Mỳ.

Kể về chuyện tình cảm của mình, thầy Linh và cô Hương cho biết, họ gặp nhau trong lớp đảng viên mới ở Chà Cang. Vừa là đồng hương, đồng niên nên không khó họ tìm thấy sự đồng điệu.

Ngày ấy, so với các vùng khác thì Chà Cang còn có chút phát triển hơn thế nhưng từ Chà Cang vào đến Pá Mỳ cũng ngót nghét gần 100km.

Đường xa, sóng điện thoại tậm tịt, chập chờn nên họ chỉ có thể gửi tình cảm ở xa gần trăm km. Trải qua 5 lần, 7 lượt vượt núi, băng đèo, năm 2010 cô Hương và thầy Linh quyết định góp gạo thổi cơm chung.

Khi cả hai về một nhà, thầy Linh quyết định chuyển từ trung tâm về Pá Mỳ. Quyết định chuyển vùng của thầy Linh khiến không ít người ngạc nhiên bởi nhiều người mong có cơ hội ra vùng thuận lợi thì thầy Linh lại làm điều ngược lại.

Khi được hỏi về tương lai 2 vợ chồng có ý định chuyển về vùng thuận lợi hay chuyển về xuôi không thì cả cô Hương và thầy Linh đều khẳng định sẽ cống hiến cho ngành giáo dục ở Mường Nhé đến lúc về hưu.

“Mảnh đất này còn gian khó, nhưng ở đây mọi người rất tình cảm, gắn bó. Mấy năm nay, cuộc sống của bà con cũng đã khấm khá hơn. Tuy đường sá đi lại còn khó nhưng chúng tôi bỏ ý nghĩ về xuôi từ rất lâu rồi.

Cả hai vợ chồng cũng chỉ hi vọng mình có thể trao gửi được tình cảm và cống hiến tri thức mà mình có, góp phần xây dựng thêm những lượt người mới ở Pá Mỳ có tri thức để các em có thể thoát nghèo”, vợ chồng thầy Linh và cô Hương cùng chia sẻ.

Làm bách nghệ, gom tiền đi học sư phạm với ước mơ thành cô giáo vùng cao

Tiếp chúng tôi trong phòng học “đẹp nhất trường” Phổ thông bán trú Tiểu học Huổi Lếch, cô giáo Vũ Thị Kim Hưng (sinh năm 1987, quê tại Yên Lập, Phú Thọ) có hoàn cảnh rất đặc biệt khi bố mất sớm, mẹ đi làm xa. Từ nhỏ, cô Hưng sống với nhà bác ruột và lớn lên cùng các anh, chị còn của bác

Có tuổi thơ thiếu thốn, vất vả nhưng cô Hưng luôn mong ước trở thành cô giáo, đặc biệt là cô giáo vùng cao. Học xong trung học phổ thông từ năm 2005, cô Hưng làm đủ nghề từ làm may, giúp việc, xuống Hà Nội đi làm cắt tóc… để tiết kiệm tiền đi học sư phạm.

Tình yêu, khát vọng của thầy cô ngược non gieo chữ - Hình 3

Lớp học đẹp nhất trường của cô giáo Vũ Thị Kim Hưng. Ảnh: LC

Khi gom đủ một số tiền nhất định, đến năm 2008, cô Hưng bắt đầu ước mơ làm cô giáo bằng việc thi đỗ vào hệ trung cấp của Trường Đại học Hùng Vương.

“Tháng 9/2010, cơ duyên đã đưa tôi đến Mường Nhé và ở lại với Huổi Lếch đến bây giờ. Thoáng cái cũng đã 12 năm”, cô Hưng tâm sự, “nhớ lại ngày mới vào những tưởng con đường cũng không đến nỗi khó khăn, nhưng mỗi lần mưa xuống, đi đường mới hiểu được cái khó khăn vất vả của bà con, học trò ở Huổi Lếch, vùng đất mà ai nghe nói ngày mai mưa là cũng khiếp sợ.

Ba tháng đầu tôi lên đây, ngày nắng ráo chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại toàn mưa gió. Tôi cũng chẳng nhớ mình đã ngã xe bao nhiêu lần. Vào đến trường là quần áo, xe cộ chẳng khác gì vừa mới đi làm ruộng về. Ấy vậy mà đi nhiều rồi cũng thành quen. Vất vả là thế nhưng vì ước mơ từ nhỏ nên càng cố gắng nhiều hơn”, cô Hưng tâm sự

Tình yêu, khát vọng của thầy cô ngược non gieo chữ - Hình 4

Cô Kim Hưng kể về “hành trình thanh xuân” đến với nghề giáo của mình. Ảnh: LC

Đến nay dù vui hay buồn, cuộc sống đầy đủ hay thiếu thốn, chỉ cần nghĩ về tình cảm các em học sinh dân tộc thiểu số nơi vùng cao này dành cho cô. Cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn nhưng các em rất nghe lời, nỗ lực đến trường học con chữ, để mai này có cơ hội thay đổi cuộc sống, là cô Hưng lại thấy ấm lòng.

Ở vùng đất khó Huổi Lếch này, cô Hưng đã gặp được thầy giáo Vì Văn Lương, quê ở Hà Nam cùng lên đây công tác. Cả hai cũng đã xây dựng tổ ấm hạnh phúc nhỏ cho riêng mình.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé – ông Phạm Thiết Chùy cho biết: sau 20 năm thành lập, đường xá ở Mường Nhé vẫn còn những địa phương đi lại rất khó khăn đặc biệt vào mùa mưa lũ, nhiều tuyến đường liên bản tới trung tâm xã còn là đường đất. Vì vậy, việc di chuyển vào mùa mưa chủ yếu là đi bộ.

ể khơi nguồn những ước mơ cho học sinh trên vùng đất biên cương Mường Nhé, mỗi thầy cô giáo nơi đây thực sự là một tấm gương tự học, tự rèn luyện đối với học sinh; đội ngũ sư phạm các trường đã nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho sự nghiệp “trồng người”.

Không chỉ là những hạt nhân ươm mầm cho bản, làng vùng cao mà mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và ào tạo thực sự là những người “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, là những người cha người mẹ thứ hai của các em, quan tâm chăm lo cho các em từng miếng ăn, giấc ngủ, mang kiến thức đến cho các em, dạy cho các em nét chữ, nết người, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội

Không những đem cái chữ đến vùng cao, các thầy cô giáo còn là cầu nối đưa chủ trương, chính sách của ảng và Nhà nước đến gần hơn với Nhân dân, với phụ huynh học sinh.

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò

Suốt 2 tháng nay, từ ngày khai giảng, vết nứt dài sau núi khiến cả Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ phải đi sơ tán, học nhờ.

Chúng tôi đã hết sức ngạc nhiên khi đến Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ (xã Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), cả một ngôi trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ không một bóng học trò.

Hỏi ra mới biết, đến thời điểm hiện tại, cả thầy và trò ở điểm trường trung tâm của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ đã phải đi "sơ tán", học nhờ vì nguy cơ sạt lở, sụt lún nguy hiểm.

Thầy giáo Phạm Xuân Tuyến - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tiểu học Pá Mỳ cho biết, từ đầu tháng 8 ở Pá Mỳ xuất hiện nhiều cơn mưa lớn, khiến đất đá xói mòn đi nhiều. Trước khi vào năm học, các thầy cô giáo nhà trường đã tiến hành công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới.

Trong quá trình chuẩn bị, các thầy cô đã phát hiện ngọn đồi sau trường xuất hiện vết nứt lớn, nguy cơ mất an toàn. Ngay sau khi phát hiện vết nứt, nhà trường đã báo cáo ban ngành có liên quan.

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 1

Trường Phổ thông dân tộc Tiểu học Pá Mỳ phải bỏ hoang vì nguy cơ mất an toàn. Ảnh: LC

Sau khi có sự chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan, thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ đã "di cư" sang Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ ở gần đó để học tập và giảng dạy.

Chúng tôi được "tận mục sở thị" vết nứt. Quan sát từ thực địa cho thấy, vết nứt từ giữa núi rộng gần 50 cm chạy dài hàng chục mét nằm ngay trên quả đồi phía sau trường.

Hiện tại, cây cỏ đã mọc che khuất vết nứt. Nguy cơ sụt lún, sạt lở, tiềm ẩn nguy hiểm đối với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ là rất lớn.

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 2

Cận cảnh vết nứt trên đồi ngay sau trường học. Ảnh: LC

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 3

Cơ quan chức năng phải đặt biển cảnh báo trên đường đi. Ảnh: LC

Cũng theo thầy Phạm Xuân Tuyến số học sinh tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ ở điểm trung tâm là 234 học sinh, trong đó có 217 học sinh bán trú.

"Hiện cán bộ giáo viên, học sinh của nhà trường đều phải đi học nhờ, ở nhờ. Cơ sở vật chất khang trang thế này mà chúng tôi đành phải bỏ không, không dám cho học sinh học vì sợ mất an toàn", thầy Tuyến cho biết.

Khi được hỏi về việc triển khai các nhiệm vụ học tập cho năm học 2022-2023, thầy Phạm Xuân Tuyến lo lắng: việc đi học nhờ đang ảnh hưởng rất nhiều đến các kế hoạch học tập, giảng dạy của nhà trường. Thầy Tuyến hi vọng các cơ quan chức năng sớm có phương án khắc phục để thầy trò nhà trường có thể "về nhà" học tập.

"Đến nay đã hơn 2 tháng từ lúc phải chuyển cả trường đi học nhờ, các thầy cô, học sinh luôn mong ngóng đến ngày có thể quay về điểm trường của mình. Thế nhưng, nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn nên không thể yên tâm cho học sinh quay lại điểm Trường Phổ thông dân tộc Tiểu học Pá Mỳ để học được", thầy Tuyến nói.

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 4

Toàn cảnh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ nhìn từ trên đồi - nơi xuất hiện vết nứt xuống. Ảnh: LC

Thầy Nguyễn Quang Tuyến - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ cho biết: "Thầy cô giáo chúng tôi ở trường cấp 2 gần đó thấy bên trường tiểu học quá vất vả. Theo yêu cầu của các cấp, các ngành, và với tinh thần đồng nghiệp cùng giúp đỡ nhau, trường chúng tôi cũng đã hỗ trợ các thầy cô tiểu học di chuyển toàn bộ tài sản sang bên đơn vị mình để đảm bảo cơ sở vật chất, triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của cả hai trường".

Theo thầy Nguyễn Quang Tuyến, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ hiện có 223 học sinh bán trú với 8 phòng học và 24 phòng bán trú.

Trong khi đó, nhu cầu của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ cũng là 8 phòng nên 2 trường thực hiện học 2 ca sáng - chiều.

Cả thầy Nguyễn Quang Tuyến và thầy Phạm Xuân Tuyến đều cho biết, 2 trường học phải tạm nhập về một nên nhiều việc còn áp lực, vất vả. Tuy nhiên, trong tình hình này cả 2 trường đều phải cố gắng, san sẻ để hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Hai nhà trường đều hi vọng, cơ quan chức năng sớm có phương án khắc phục để sao cho các em học sinh vừa an toàn và các thầy cô, nhà trường yên tâm công tác.

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Thiết Chùy - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé cho biết, trước những nguy cơ mất an toàn cho học sinh, phòng giáo dục đã có phương án tạm bố trí 2 trường học chung và thực hiện phương án dạy 2 ca/ngày cho 2 trường.

Theo đó, cấp tiểu học thực hiện dạy và học vào buổi chiều, cấp trung học cơ sở thực hiện dạy và học vào buổi sáng.

Khi được hỏi về phương án bố trí nơi ăn, chốn ở cho học sinh bán trú của tiểu học, ông Phạm Thiết Chùy cho biết thêm, phòng đã giao cho Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ bố trí, sắp xếp 6 phòng dành cho học sinh bán trú tiểu học Pá Mỳ, đảm bảo đủ chỗ ngủ cho học sinh bán trú.

Hiện 2 trường vẫn phải tận dụng khoảng trống giữa ba dãy nhà bán trú của học sinh Trường Phổ thông dân tộc Trung học cơ sở Pá Mỳ, lợp mái tôn để sử dụng đồng thời dựng tạm dãy nhà vệ sinh cho học sinh.

Cũng theo ông Phạm Thiết Chùy, đây là phương án khắc phục tạm để chờ đợi các phương án từ cơ quan chức năng.

* Một số hình ảnh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ:

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 5

Không học sinh, cả trường tĩnh lặng. Ảnh: LC

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 6

So với nhiều trường ở Mường Nhé, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ được đánh giá là khang trang nhưng hiện tại không thể sử dụng được. Ảnh: LC

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 7

Sân trường vắng bóng học sinh dù đang trong thời gian của năm học. Ảnh: LC

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 8

Hai nhà trường cùng khai giảng tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Xác minh clip "Mẹ ơi, đừng đánh con!" gây phẫn nộ trên mạng xã hội
16:47:57 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những bộ phim làm nên tên tuổi của một trong những đạo diễn vĩ đại nhất lịch sử Hollywood - Ridley Scott

Hậu trường phim

22:33:16 08/11/2024
Từ khoa học viễn tưởng với Alien và Blade Runner đến sử thi lịch sử như Gladiator , cách kể chuyện độc đáo, quy mô lớn của nhà làm phim đã tạo nên phong cách không thể nhầm lẫn.

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

Thế giới

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Cặp đôi trong 'Đi giữa trời rực rỡ' lộ bằng chứng đang hẹn hò?

Sao việt

21:34:49 08/11/2024
Sao nam Đi giữa trời rực rỡ bất ngờ khoe loạt ảnh nắm tay, môi kề môi với một bạn diễn nữ. Phải chăng Vbiz sắp có thêm tin vui?

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.

Miền Trung "lên dây cót" ứng phó bão Yinxing

Tin nổi bật

20:20:43 08/11/2024
Các tỉnh, thành miền Trung đã có công điện chủ động ứng phó với bão Yinxing theo phương châm 4 tại chỗ , trong đó việc bảo đảm tài sản, tính mạng của người dân được ưu tiên hàng đầu.